Tác dụng của hoa hòe trong điều trị tăng huyết áp | BvNTP

Hoa hòe có vị đắng nhẹ và mùi thơm đặc trưng. Đây là loài thực vật chứa một loạt các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và có lợi. Hoa chứa flavonoid, troxerutin và oxymatrine, đóng vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ và đã nhiều lần được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn. Người ta thường dùng hoa hòe khi nụ hoa còn chưa nở, sau đó phơi hoặc sấy khô để làm thuốc trị một số loại bệnh hoặc pha trà uống nhằm thanh nhiệt, giải độc ngày hè.

Bộ phận được dùng làm dược liệu, chiết xuất rutin chủ yếu là nụ hoa chưa nở, lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất. Nếu hoa đã nở, hàm lượng rutin giảm rõ rệt nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn.

Thành phần của hoa hòe

Trong hoa hòe có chứa rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin trong hoa hòe giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Người ta thường dùng nụ hoa hòe để làm thuốc. Hàm lượng rutin chứa trong nụ hoa rất cao (6-30% rutin). Hoa đã nở sẽ chứa hàm lượng rutin thấp hơn nên chất lượng dược liệu cũng giảm.

Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.

hoa hòe

Tác dụng của hoa hòe

Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não. Ngoài ra, hoa hòe còn có một số tác dụng khác như:

  • Cầm máu: các chứng chảy máu cam; tiểu tiện, đại tiện ra máu; rong kinh.

  • Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch.

  • Hạ mỡ trong máu

  • Viêm loét

Cách pha trà hoa hòe

Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, cũng có thể cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.

Lưu ý: Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng. Nên tìm đến những lương y có tay nghề cao để được tư vấn và có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài điều trị bệnh cao huyết áp, hoa hòe cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ chảy máu, chảy máu cam, … rất hiệu quả.

Một số chứng bệnh thường dùng hoa hoè:

– Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

– Trị tăng huyết áp, đau mắt, nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngaỳ một thang.

– Trị đaị tiểu tiện ra máu, hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới , mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần.

– Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng, hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày .

– Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe ( sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.

Cần lưu ý, không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai.

Có thể bạn quan tâm: Huyết áp thay đổi theo tuổi như thế nào?

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh