Tiểu không tự chủ là một vấn đề thường gặp khác ở hệ tiết niệu. Bệnh này cũng xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Trong khi đó, ở nam giới, vấn đề liên quan đến tiểu tiện thường gặp nhất là tiểu đêm hoặc tiểu không hết. Điều này chủ yếu là do tuyến tiền liệt mở rộng, làm tắc nghẽn bàng quang.
Tiểu không tự chủ ở nữ giới thường xảy ra do sa xương chậu hoặc là kết quả của nhiều lần sinh nở. Một nguyên nhân gây bệnh tiểu không tự chủ khác là do bàng quang hoạt động quá mức. Nguyên nhân này thường không liên quan gì tới việc có con hoặc chấn thương.
Nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên sẽ khiến bàng quang mở rộng quá mức. Điều này sẽ khiến thận chịu thêm áp lực. Theo thời gian, nhịn tiểu có khả năng gây ra nhiều vấn đề ở hệ tiết niệu như nhiễm trùng, viêm bàng quang hoặc suy giảm chức năng thận…
3. Viêm bàng quang kẽ
Người bị viêm bàng quang kẽ thường chịu đựng những cơn đau bàng quang mạn tính. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị đau vùng chậu ở các mức độ khác nhau. Lâu dần, bệnh làm cho bàng quang kém đàn hồi.
Nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết nước tiểu này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều có một khiếm khuyết trong lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang.
4. Ung thư bàng quang
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở nam giới và người già.
Triệu chứng bệnh thường là đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu, tiểu thường xuyên. Ngoài ra, ung thư bàng quang còn gây các rối loạn khác ở hệ tiết niệu của người bệnh.
5. Bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu: sỏi thận
Sỏi thận là những khối tinh thể rắn xuất hiện ở bất cứ đâu trong thận và có thể di chuyển trong đường tiết niệu. Những viên sỏi thận hình thành khi sự tích tụ hóa chất trong nước tiểu tạo thành một hoặc nhiều khối rắn với nhiều kích thước. Bệnh thường gây đau lưng và có máu trong nước tiểu. Điều trị thường dùng các liệu pháp xâm lấn tối thiểu như tán sỏi bằng sóng xung kích ngoại bào hoặc tán sỏi bằng lazer.
6. Bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Suy thận
Bệnh suy thận có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Trong đó, tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.
Trong trường hợp mạn tính, bệnh khiến thận không thể lọc chất thải từ máu. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy bộ phận, các chức năng chính và những bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu của con người. Nhìn chung, hệ tiết niệu đóng vai trò như một nhà máy sàng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở hệ cơ quan này đều khiến cho chức năng chính của nó bị ảnh hưởng. Kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra ở hệ tiết niệu bằng cách thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!