Financial Advisor là gì? Công việc của một chuyên viên tư vấn tài chính bao gồm những gì? Để thành cố vấn tài chính cần trang bị gì và trải qua những bước nào? Để đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc kể trên, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Financial Advisor là gì?
Financial Advisor hay chuyên viên tư vấn tài chính. Người làm công việc này thường dựa trên những kiến thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, v.v nhằm đưa ra lời khuyên và tư vấn phù hợp cho khách hàng trong những kế hoạch và quyết định liên quan.
Cố vấn tài chính có thể làm việc một cách độc lập hoặc làm việc tại các tổ chức như Financial Advisory Deloitte, Financial Advisory PWC, v.v.
Đọc thêm: Big 4 Là Gì? Sức Hút Của Big 4 Đối Với Giới Trẻ Hiện Nay
Công việc của Financial Advisor là gì?
Financial Advisor làm gì? Theo đó, nhiệm vụ chính của một chuyên viên tư vấn tài chính bao gồm:
- Tổng hợp các số liệu tài chính, từ đó đưa ra lập luận cụ thể và tư vấn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Phân tích báo cáo tài chính, dữ liệu tài chính. Thông qua việc phân tích dữ liệu tài chính sẽ giúp bạn phát hiện những điểm đáng chú ý về tình hình tài chính, qua đó đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
- Lập báo cáo tài chính. Qua đây, chuyên viên tư vấn có thể có góc nhìn toàn diện về thị trường tài chính, giúp việc trình bày với ban lãnh đạo hay khách hàng trở nên đơn giản hơn.
- Tham mưu và đề xuất phương án giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính.
- Đảm bảo các quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp cho công ty. Chuyên viên tư vấn tài chính là người cập nhật và áp dụng những thay đổi liên quan đến chính sách, thông tư, nghị định về thuế và tài chính vào doanh nghiệp.
- Báo cáo với cấp trên về tình hình công việc.
Yêu cầu của Financial Advisor
Để trở thành Financial Advisor, bạn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như dưới đây.
Kiến thức
Chuyên viên tư vấn tài chính cần am hiểu kiến thức chuyên môn về tài chính, chứng khoán, thuế, bảo hiểm và các chiến lược đầu tư tài chính trong ngắn hạn và dài hạn.
Kỹ năng
Những kỹ năng cần có của Financial Advisor bao gồm:
- Kỹ năng thu thập thông tin: Để có thể đưa ra những dự đoán chính xác đòi hỏi chuyên viên tư vấn tài chính phải có khả năng thu thập thông tin phù hợp.
- Kỹ năng phân tích và lập kế hoạch: Dựa trên những dữ liệu thu thập được, Financial Advisor cần có khả năng phân tích số liệu nhằm đưa ra những lập luận, đánh giá hay dự đoán đúng nhất. Qua đó, lập kế hoạch mang tính khả thi cao và phù hợp với ngân sách.
- Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Bên cạnh nhiệm vụ tư vấn Financial Advisor còn là người đưa ra những dự đoán về thị trường tài chính. Bởi vậy, kỹ năng phán đoán được xem là một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với vị trí này.
- Một số kỹ năng khác: Khả năng phát hiện và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng hàng; kỹ năng bán hàng; kỹ năng giao tiếp và lắng nghe; kỹ năng đàm phán; khả năng sử dụng các phần mềm liên quan, v.v.
Mức lương của Financial Advisor
Chuyên viên tư vấn tài chính có thể làm việc theo tổ chức hoặc làm việc độc lập. Do đó, mức lương của từng hình thức có thể có sự khác biệt.
Theo đó, nguồn thu nhập của chuyên viên tư vấn tài chính độc lập được tính theo giờ hoặc tỷ lệ hoa hồng. Trong khi đó, mức lương của chuyên viên tư vấn tài chính tại các tổ chức sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô, năng lực chuyên môn, địa điểm làm việc, v.v.
Theo khảo sát, mức lương trung bình của Financial Advisor khoảng 12.5 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên cùng với số năm kinh nghiệm mà vị trí này có được.
Đọc thêm: Top 10 Công Việc Tài Chính: Mức Lương Ngành Tài Chính Có Cao Không?
Lộ trình trở thành một Financial Advisor
Nếu bạn mong muốn trở thành một thành viên trong team Financial Advisory Deloitte hay team Financial Advisory PWC thì chắc chắn không thể bỏ qua phần thông tin dưới đây.
Trong phần này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn lộ trình để trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp trong tương lai.
Tìm kiếm một công việc
Trước hết, bạn cần tìm một công việc có liên quan. Nhiều doanh nghiệp có tuyển dụng các vị trí không yêu cầu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đào tạo để trở thành một tư vấn tài chính.
Tuy vậy, các vị trí này thường đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng sales tốt, do đó, nếu bạn có kinh nghiệm bán hàng thì đừng quên bổ sung vào CV để gia tăng cơ hội trúng tuyển nhé.
Tham gia các kỳ thi cấp phép
Để trở tham gia vào lĩnh vực tư vấn tài chính, bạn thường được yêu cầu vượt qua bài thi cấp phép FINRA Series 7 và các bài thi liên quan đến sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
Kiểm tra lý lịch
Đây là một bước trong quy trình trở thành một tư vấn tài chính mới. Quá trình này có thể mất vài tuần, và bạn có thể bị hạn chế trong một hoạt động cho đến khi hoàn tất việc kiểm tra. Chẳng hạn, bạn sẽ phải làm việc dưới sự giám sát của một nhà môi giới đã được cấp phép đầy đủ.
Tạo một danh sách khách hàng thân thiết
Điều quan trọng tiếp theo giúp bạn thành công trên con đường trở thành chuyên viên tư vấn tài chính là việc tạo một danh sách khách hàng thân thiết. Một vài mẹo nhỏ giúp bạn xây dựng danh sách khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ như:
- Cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất
- Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất
- Nuôi dưỡng các mối quan hệ với những chuyên gia khác trong lĩnh vực
Tham gia các chương trình đào tạo
Sau khi được cấp phép hoạt động, Financial Advisor cần đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu của công ty và quy định để duy trì giấy phép.
Theo đó, một vài yêu cầu có thể kể đến như hoàn thành các khóa học thường xuyên hay vượt qua các bài kiểm tra định kỳ. Điều này có thể tốn thời gian, nhưng ngược lại giúp bạn luôn cập nhật những quy định và phương pháp hữu ích trong lĩnh vực.
Cơ hội việc làm Financial Advisor
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, v.v mở ra nhiều cơ hội cho nghề tư vấn tài chính với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính tại Glints và trên một số website tuyển dụng uy tín.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về Financial Advisor là gì mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về công việc tiềm năng này. Đồng thời giúp những bạn có định hướng trở thành tư vấn tài chính trong tương lai có một lộ trình cụ thể, rõ ràng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây nhé.
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!