Chỉ số EQ là gì? Các yếu tố và ý nghĩa của chỉ số EQ

Bên cạnh chỉ số thông minh IQ thì EQ là một loại chỉ số thường xuyên được nhắc đến khi đánh giá con người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số cảm xúc EQ có ảnh hưởng mạnh mẽ không kém gì so với IQ. Ngày càng nhiều bài test ra đời nhằm mục đích đánh giá chỉ số này ở người. Vậy EQ là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào cùng tìm hiểu cùng chúng tôi ở bài viết dưới đây.

EQ là gì?

Tổng quan về chỉ số EQ

Thuật ngữ EQ có lẽ đã không còn quá xa lạ. Ngày nay, EQ được coi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh IQ. EQ có tên đầy đủ là emotional quotient hay còn gọi là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Chỉ số nay đánh giá mức độ phản ứng và khả năng sáng tạo tiềm tàng trong mỗi con người. Tương tự như IQ chỉ số EQ được phân thành các nhóm khác nhau. Bao gồm:

+ EQ dưới 85: Được đánh giá là nhóm có EQ thấp. Ở nhóm đối tượng này thì khả năng sáng tạo kém và thường chỉ chiếm phần nhỏ dân số của thế giới.

+ EQ từ 86 đến 115: Đây là mức độ phổ biến nhất chiếm đại đa số trên thế giới. Ở mức độ này thì khả năng sáng tạo của con người được đánh giá ở mức độ tương đối.

+ EQ trên 115 đến 131: Đây là nhóm có chỉ số EQ cao, chiếm khoảng 15 % dân số của thế giới. Theo nhiều nghiên cứu, những người có eq ở mức độ này thường dễ đạt được thành công.

+ EQ cao trên 131: Đây là nhóm đặc biệt, chưa đến 2% dân số thế giới có mức eq này.

Ý nghĩa của chỉ số EQ

Bên cạnh EQ là gì thì ý nghĩa của chỉ số EQ cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm. Ở trong bất kì giai đoạn này thì tính sáng tạo luôn là một trong những yếu tố đặc biệt được coi trọng. Do vậy, không khó hiểu khi tại các cơ sở giáo dục hay các đơn vị tuyển dụng việc sử dụng các bài test EQ ngày càng nhiều. Dựa vào những trí tuệ cảm xúc để đánh giá khả năng của nhóm đối tượng người để có những phương pháp giáo dục hay vị trí thích hợp để từng người có thể phát huy hết khả năng là cực kì quan trọng.

Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu về chỉ số này còn có thể giúp ích để xây dựng các phương pháp kích thích EQ, phát triển sức sáng tạo của con người. Ngoài khả năng sáng tạo, EQ còn đánh giá mức độ làm chủ kiểm soát cảm xúc của từng người. Việc làm chủ được cảm xúc sẽ giúp ích không ít trong công việc cũng như học tập.

Đánh giá khả năng sáng tạo

Các yếu tố của chỉ số EQ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chỉ số EQ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng thành công của con người. Người có chỉ số này càng cao thì khả năng thành công thường lớn hơn và ngược lại. Vậy những loại cảm xúc nào hình thành nên EQ?

Khả năng nhận thức

Hiểu đơn giản thì đây là mức độ hiểu bản thân của bạn. Bạn hiểu được cảm xúc tồn tại trong cơ thể mình từ đó mới nắm được cơ chế kiểm soát và xây dựng cảm xúc cá nhân. Bên cạnh hiểu biết về cảm xúc thì khả năng nhận thức còn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về sở thích, cảm giác…của bản thân. Hai yếu tố quan trọng hàng đầu của khả năng tự nhận thức ở cơ thể người đó chính là mức độ tự tin và nhận diện cảm xúc cá nhân.

Khả năng điều chỉnh cảm xúc

Yếu tố nhận thức trong EQ

Từ khả năng tự nhận thức bản thân để có những điều chỉnh cảm xúc nhất định. Những điều chỉnh này phải phù hợp và phát huy được tác dụng của nó. Tự điều chỉnh hay tự quản lý bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực. Phát huy những cảm xúc tích cực và hạn chế, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực chính là mục đích, tiêu chí để đánh giá khả năng tự điều chỉnh.

Khả năng xây dựng động lực thúc đẩy

Việc xây dựng những mục tiêu rõ ràng và quyết tâm đạt được nó luôn tìm thấy ở những người có chỉ số EQ cao. Việc xây dựng mục tiêu rõ ràng giúp bạn có động lực hơn và việc đạt được thành công cũng trở nên dễ dàng hơn. Để đạt được mục tiêu đã đề ra việc giữ được một tinh thần lạc quan, sẵn sàng, có những quyết định đúng đắn phù hợp và tinh thần quyết tâm là cực kì quan trọng.

Khả năng đồng cảm

Đồng cảm chính là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác. Hiểu được khó khăn, vất vả hay niềm vui sướng hạnh phúc của những người bên cạnh. Khả năng đồng cảm càng cao thì khả năng đánh giá nhận xét, nắm bắt về đối phương càng chính xác, nhờ đó mà khả năng thành công cũng cao hơn.

Một số kĩ năng xã hội khác

Rèn luyện kĩ năng xã hội

Bên cạnh các yếu tố trên thì các kỹ năng xã hội cũng là một phần quan trọng của EQ. Các kỹ năng xã hội bao gồm như sự nhạy bén, khả năng ngoại giao, tố chất lãnh đạo, khả năng teamwork,…Đây đều là những kỹ năng cần thiết phải có ở những người lao động hiện đại. Người có được những yếu tố này thì khả năng thành công và sự thuận lợi trong công việc càng cao. Trang khoidautuoimoivoidoublemint biết được

EQ không phải là một chỉ số bất biến, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Những người có chỉ số EQ thấp hoàn toàn có thể cải thiện nó bằng chính lối sống hàng ngày. Việc xây dựng và phát triển chỉ số EQ có ý nghĩa rất lớn. Nếu có bất kỳ thắc mắc về EQ là gì? hay các vấn đề liên quan hãy gọi ngay đến tổng đài:1900 6487 dịch vụ bác sĩ riêng cho bệnh nhân để được tư vấn nhé.