(QLNN) – Chính sách tạo động lực làm việc là công cụ rất quan trọng cho việc duy trì và thúc đẩy công chức làm việc hiệu quả trong các cơ quan nhà nước. Nghiên cứu về động lực và chính sách tạo động lực làm việc cho công chức đã được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra, từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau; đánh giá những thành tựu và hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách nhằm hoàn thiện hơn chính sách và tạo động lực làm việc cho công chức hiện nay.
Động lực làm việc là vấn đề được khá nhiều nhà nghiên cứu đề cập từ các phương diện khác nhau. Theo Kleinginna & Kleinginna (1981), đã có ít nhất 140 định nghĩa khác nhau về động lực làm việc.
Từ góc độ tâm lý học, động lực làm việc được hiểu là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, có khả năng khơi dậy tính tích cực lao động của con người.
Từ góc độ quản trị thì động lực làm việc chính là sự khao khát và tự nguyện của cá nhân nhằm phát huy và hướng nỗ lực của bản thân để đạt được các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức.
Bài viết này, tác giả sử dụng quan điểm của FredericHerzberg (1959) về động lực làm việc trong tác phẩm:“The motivation to work” “Động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”1.
Thực tế có rất nhiều khái niệm về động lực làm việc nhưng nội hàm của chúng đều hướng tới sự khao khát và tự nguyện nỗ lực làm việc của người lao động. Động lực là trạng thái nội tại của con người để hướng dẫn và chỉ đạo hành vi của con người hướng tới sự thỏa mãn, đó là một chuỗi các nhu cầu, khuynh hướng, ham muốn, kích thích và khiến người đó thực hiện một hành vi nào đó một cách tích cực nhất.
Để tiếp cận về tạo động lực làm việc cho công chức và chính sách tạo động lực làm việc cho công chức tác giả dựa trên khung lý thuyết của Frederic Herzgber (1959) về yếu tố duy trì và thúc đẩy động lực làm việc của người lao động. Theo đó, các yếu tố duy trì động lực làm việc cho công chức bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của công chức, bao gồm: lương thưởng, các chính sách và quy định quản lý, những mối quan hệ cá nhân với cá nhân, chất lượng của việc giám sát, công việc ổn định, điều kiện làm việc, sự cân bằng cuộc sống và công việc…
Các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc là các yếu tố thuộc bên trong công việc, tạo nên sự thỏa mãn, bao gồm: những thành tích cá nhân, địa vị, sự thừa nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, sự thăng tiến của công chức.
Tạo động lực làm việc cho công chức được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản lý áp dụng đối với các cá nhân trong tổ chức nhằm tạo ra động lực làm việc cho họ. Với cách hiểu này thì tạo động lực làm việc là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của công chức trong thực thi công vụ để đạt được các mục tiêu nền công vụ đề ra. Do đó, chính sách tạo động lực làm việc cho công chức là tổng hợp tất cả những chính sách, những biện pháp, những quy định của nhà nước, của các cơ quan quản lý nhằm tạo ra sự khao khát, tự nguyện cống hiến, niềm đam mê làm việc của công chức để từ đó đạt được những kết quả cho tổ chức cũng như đạt được những mục tiêu của cá nhân công chức.
Trên cơ sở các yếu tố của động lực làm việc của công chức có thể thấy chính sách tạo động lực làm việc của công chức có thể chia thành hai nhóm chính sách cơ bản:
Nhóm chính sách tác động lên yếu tố duy trì động lực làm việc
Nhóm chính sách này tác động lên các yếu tố thuộc nhu cầu cơ bản của công chức, nó không trực tiếp tạo ra động lực làm việc nhưng nhóm chính sách này hướng đến việc loại bỏ sự bất mãn, chán nản của công chức trong quá trình thực thi công vụ.
Các chính sách này thường hướng đến việc cải cách chế độ tiền lương, cải thiện môi trường làm việc, xây dựng và duy trì bầu không trí làm việc dân chủ, hiệu quả thông qua việc xây dựng văn hóa công sở, phong cách lãnh đạo… Do đó các chính sách này bao gồm: chính sách về tiền lương; chính sách đảm bảo điều kiện làm việc: hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc; chính sách xây dựng văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo, quản lý,…
Nhóm chính sách tác động lên yếu tố thúc đẩy động lực làm việc
Nhóm chính sách này tác động lên các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc thật sự của công chức. Các chính sách này thúc đẩy, khuyến khích, động viên công chức hăng say, nỗ lực làm việc để thực hiện tốt chức năng, thẩm quyền được giao. Các chính sách này rất đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung bao gồm một số chính sách cơ bản sau: chính sách bố trí, sử dụng công chức; chính sách đánh giá công chức; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách khen thưởng, kỷ luật…
Như vậy, động lực làm việc của công chức là sự sẵn lòng, thể hiện sự nỗ lực của công chức để hướng tới thực hiện các mục tiêu của nền công vụ. Động lực làm việc của công chức xuất phát từ chính bản thân công chức, các cơ quan quản lý chủ yếu có vai trò tạo ra điều kiện để xuất hiện động lực, duy trì và tiếp thêm động lực làm việc cho công chức. Vai trò đó được thể hiện thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách tạo động lực làm việc cho họ, các chính sách này không chỉ tạo cho công chức có thái độ, hành động thực hiện theo mục tiêu rõ ràng, đã được xác định trước của tổ chức mà còn trao cho công chức những cơ hội để họ chủ động, sáng tạo hơn trong phạm vi thực hiện quyền hạn nhất định của mình, đồng thời tham gia vào quá trình quản lý hoạt động theo mục tiêu của nền công vụ.
Các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức ở nước ta có rất nhiều ưu điểm, góp phần quan trọng vào việc duy trì và thúc đẩy động lực làm việc cho công chức, đóng góp vào sự thành công của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.
Chú thích:1. Work motivation is desire and voluntary effort of the workforce toward achieving organizational objectives.
Bài 2: Những hạn chế, bất cập của chính sách tạo động lực làm việc cho công chức ở nước ta hiện nay.
ThS. Nguyễn Đặng Phương TruyềnHọc viện Hành chính Quốc gia
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!