Kế toán là gì – Cách xác định đối tượng kế toán

Kế toán là vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong bất cứ tổ chức nào. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi kế toán là gì, Cách xác định đối tượng của kế toán như thế nào ? kế toán Lê Ánh sẽ trả lời khái quát câu hỏi đó qua bài viết:” Kế toán là gì – Cách xác định đối tượng kế toán”

>>>>>> xem thêm: Quy trình luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán theo thông tư 200

1. Kế toán là gì?

Định nghĩa kế toán là gì:

– Theo chuẩn mực kế toán: Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước, cũng như từng tổ chức, xí nghiệp

-Theo ngôn ngữ đời thường: Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.

Kế toán là gì ?

Kế toán là gì?

2. Cách xác định Đối tượng kế toán, Đối tượng của hạch toán kế toán

Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào. Việc thực hiện công tác kế toán có tốt hay không, việc đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệt quả cũng như chất lượng của cồng tác quản lý.

Đối tượng kế toán là đối tượng mà kế toán cần phản ánh và giám đốc: Đó là sự hình thành, và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị .

– Tài sản và sự biến động của tài sản hoàn toàn có thể tính ra bằng tiền. Do vậy, để đơn giản và dễ hiểu, có thể nói rằng: Tất cả những gì thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị có thể biểu hiện dưới hình thức tiền tệ đều là đối tượng mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc

– Để làm sáng tỏ và cụ thể hoá đối tượng của kế toán ta có thể lấy hoạt động cụ thể của một doanh nghiệp sản xuất để minh họa. Trước hết, để tiến hành hoạt động thì doanh nghiệp cần phải có và đang có loại tài sản hữu hình và vô hình như sau:

  • Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải
  • Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…)
  • Công cụ, dụng cụ nhỏ
  • Hàng hoá, thành phẩm
  • Tiền mặt
  • Tiền gửi ngân hàng
  • Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
  • Các khoản mà các đơn vị và cá nhân thiếu nợ doanh nghiệp: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu khác…
  • Các khoản thuộc về lợi thế cửa hàng, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại…

– Các loại tài sản trên thường xuyên vận động, thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời số hiện có và sự vận động của từng loại tài sản đã nêu trên là nội dung cơ bản của công việc kế toán. Như vậy rút ra kết luận: Từng loại tài sản và sự vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh là đối tượng cụ thể mà kế toán phải phản ánh và giám đốc

– Các loại tài sản nói trên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được phân thành các loại chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Với những chia sẻ từ kế toán Lê Ánh ở bài viết trên tin rằng bạn đã biết được kế toán là gì và xác định được các đối tượng kế toán rồi phải không.

Bài viết xem thêm: Chứng từ kế toán là gì? Nội dung của chứng từ kế toán

Để học kế toán cũng chuyên gia là những kế toán trưởng nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại trung tâm Lê Ánh.

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!