Tính đến thời điểm hiện tại, MV (video ca nhạc) “Cần một lý do” của K-ICM và Quang Đông đã rớt xuống hạng 33 trên Top trending của YouTube Việt Nam với 11,472 triệu lượt xem nghe. Trong đó, có 152.000 like (thích) và 1,2 triệu dislike (không thích). Điều đáng nói là dù nhận rất nhiều dislike nhưng sản phẩm này vẫn nằm trong Top trending của YouTube Việt Nam.
Không chỉ “Cần một lý do” của K-ICM mà nhiều sản phẩm khác cũng trong hoàn cảnh tương tự. MV “Hoa vô sắc” đứng ngay sau “Cần một lý do” hiện có hơn 33 triệu lượt xem và có tới hơn 700.000 dislike. MV “Em gì ơi” hiện có gần 200 triệu lượt xem, 1,7 triệu like nhưng cũng nhận hơn 200.000 dislike. MV “Lạc trôi” của Sơn Tùng M-TP ra mắt năm 2017 là một trong những MV Việt có lượt xem cao nhất, 220 triệu, tính đến hiện tại nhưng sản phẩm này cũng cán mốc 200.000 dislike, nằm trong danh sách những MV bị “ghét” nhất. MV “Chúng ta không thuộc về nhau”, một MV khác của Sơn Tùng M-TP, có tới 300.000 dislike nhưng cũng thu về 170 triệu lượt xem. Trong khi, “Chạy ngay đi” dù có 230.000 dislike, lượt xem hiện tại cũng lên tới 120 triệu.
Bên cạnh những sản phẩm của Sơn Tùng M-TP, K-ICM hay Jack nhận dislike lớn do có nhiều yếu tố gây tranh cãi thì V-pop cũng có những sản phẩm bị nhiều dislike với lý do rõ ràng hơn: giọng ca “thảm họa”. MV “Từ hôm nay” của Chi Pu nhận về gần 300.000 dislike vì giọng hát thiếu thuyết phục. Nhưng lượt xem của “Từ hôm nay” cũng không hề thấp với 23 triệu và cũng từng lọt vào Top trending. Nhóm Zero9 với MV “POM” nhận hơn 200.000 dislike dù chỉ có hơn 9 triệu lượt xem, thấp hơn nhiều các MV có lượng dislike tương đương, khiến nhóm này trở thành nhóm nhạc nhận nhiều dislike vì giọng hát và cách thức biểu diễn “thảm họa”.
Dislike có nghĩa là không thích và nó gần như được hiểu theo kiểu “tẩy chay” một sản phẩm âm nhạc. Giới YouTuber khẳng định đã từng có những câu hỏi về việc một MV trên YouTube nhận nhiều dislike thì chuyện gì sẽ xảy ra và câu trả lời là “Không gì cả?”. Thực tế chứng minh chưa có một sản phẩm nào nhiều dislike hay tràn ngập những bình luận trái chiều bị gỡ bỏ khỏi YouTube. Nó hoàn toàn khác với kiểu bị ghét hay tẩy chay bên điện ảnh. Khi một bộ phim bị ghét, tẩy chay, bộ phim đó sẽ lỗ thảm hại. Còn ở thị trường nhạc số, nút dislike không có giá trị gì, thậm chí phản tác dụng. Muốn dislike một MV, đòi hỏi khán giả phải vào xem, muốn bình luận chỉ trích thì cũng phải click vào MV. Như vậy, lượt xem MV trên YouTube cứ thế tăng lên, tỉ lệ thuận với lượt dislike mà MV này thu về. “Nếu video của bạn nhận được like hoặc dislike bởi ai đó, đồng nghĩa họ đã xem”, đó là câu trả lời chính thức từ YouTube cho trường hợp của nút like hay dislike. Theo số liệu được YouTube công khai, ở Việt Nam, một video có thể nhận được khoảng 0,3 – 0,7 USD/1.000 lượt xem. Cứ thế, những MV dù bị ném đá thậm tệ nhưng lượt xem tăng lên vẫn mang lại nguồn thu không hề nhỏ. Thực tế này hoàn toàn đi ngược lại với mục đích chọn dislike của không ít khán giả. Dislike tưởng chừng là quyền lực của khán giả, thể hiện thái độ “không thích” của họ dành cho một sản phẩm nhưng chỉ để biết vậy thôi chứ chẳng tác dụng gì.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!