Dày thất trái có nguy hiểm không? Tất cả thông tin bạn cần biết

Dày thất trái thường được biết đến là bước đệm dẫn đến suy tim do tăng huyết áp. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim cấp. Phát hiện và điều trị dày thất trái sớm là chìa khóa để giảm thiểu tối đa các rủi ro do căn bệnh này gây ra.

1. Dày thất trái là gì?

Dày thất trái là tình trạng thành tâm thất trái dày lên, phì đại. Tâm thất trái là buồng tim nằm ở phần tư bên trái, phía dưới, có trách nhiệm bơm máu giàu oxy từ tim đi các cơ quan khác. Vì thế khi buồng tim này bị phì đại, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Dày thất trái thường là kết quả của của tình trạng tim bị quá tải về thể tích – huyết động. Khi này, tim sẽ thích ứng bằng cách tăng hình thành các cầu cơ, tăng khối lượng cơ tim, tăng tần số tim, tăng lực co bóp nhằm đảm bảo lưu lượng máu cung cấp cho các cơ quan. Kết quả của sự lặp đi lặp lại các cơ chế này sẽ dẫn đến tái cấu trúc lại tâm thất và làm thành tâm thất bị phì đại.

2. Nguyên nhân gây dày thất trái

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến dày thất trái là tăng huyết áp. Ngoài ra một số nguyên nhân sau cũng có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Hở van hai lá, hẹp eo động mạch chủ, thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim…
  • Thiếu máu mạn tính do giun móc, thiếu máu do suy thận…
  • Các bệnh lý nội tiết: Hội chứng Cushing, Basedow…
  • Nhiễm độc cocain, rượu, cyclophosphamide…
  • Đột biến gen
  • Thiếu hụt vitamin B1, selenium…

Tình trạng này cũng gặp ở các vận động viên tập luyện thể thao với cường độ cao (vận động viên chuyên nghiệp). Đây là hiện tượng dày thất trái sinh lý và sẽ hoàn toàn hồi phục sau khi người bệnh ngừng tập luyện.

3. Triệu chứng dày thất trái

Dày thất trái thường không có triệu chứng rõ ràng. Quá trình thay đổi cấu trúc thất trái diễn ra từ từ trong nhiều năm và không gây ra các dấu hiệu khiến người bệnh có thể nhận biết được. Tuy nhiên khi mức độ dày thất trái tiến triển nặng lên, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, ngất xỉu.

4. Dày thất trái có nguy hiểm không?

Dày thất trái là một tình trạng nguy hiểm. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định đây là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong. Một khi dày thất trái tiến triển, tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột tử.

Trong các biến chứng của dày thất trái, suy tim là biến chứng thường gặp và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời gian đầu người bệnh có thể chỉ cảm thấy nặng ngực, khó chịu vùng ngực trái, mệt mỏi không thường xuyên. Nhưng sau đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn, mức độ nặng hơn khiến người bệnh bị giảm khả năng làm việc gắng sức và thường xuyên phải nhập viện.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số thảo dược truyền thống như Đan sâm, Hoàng đằng có thể ngăn cản quá trình dày lên của tâm thất trái, tăng cường chức năng tim, giúp giảm nguy cơ suy tim do dày thất trái hiệu quả.

Để tận dụng ưu điểm của những thảo dược này, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành chiết xuất và bào chế thành công TPCN Ích Tâm Khang nổi tiếng trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng tim, giảm đau ngực mệt mỏi, khó thở, xơ vữa mạch vành, đặc biệt là ngăn ngừa suy tim do dày thất trái và nhiều bệnh tim mạch khác.

Điểm khác biệt của Ích Tâm Khang là hiệu quả đã được kiểm chứng tại bệnh viện lớn. Kết quả nghiên cứu còn được đăng tải trên một trong các tạp chí uy tín bậc nhất thế giới là Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.

Để tìm hiểu sâu hơn về TPCN Ích Tâm Khang, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Ích Tâm Khang – Lựa chọn hàng đầu cho người bệnh tim mạch, suy tim hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài 0983.103.844.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

5. Cách chẩn đoán dày thất trái

Có nhiều cách để chẩn đoán dày thất trái. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 số xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ (ECG) là xét nghiệm ít tốn kém nhất và sẵn có nhất để chẩn đoán dày thất trái. Phương pháp này giúp phát hiện sự tăng mô cơ tại tâm thất trái mà y học chuyên môn gọi là hình ảnh dày thất trái trên điện tâm đồ, điện tim dày thất trái hay dày thất trái ecg.
  • Siêu âm tim: Độ nhạy của của phương pháp này cao hơn so với ECG. Xét nghiệm này cũng có thể chẩn đoán các bất thường khác như rối loạn chức năng thất trái (cả tâm thu cũng như tâm trương) và bệnh van tim.
  • Xquang tim phổi thẳng – nghiêng: Nếu bị phì đại tâm thất trái (LVH), trên X quang tim phổi sẽ thấy chỉ số tim/lồng ngực > 0,5, hình ảnh kéo dài cung dưới trái của tim, mất khoảng sáng sau tim trên phim chụp tim phổi nghiêng.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán dày thất trái vì độ chính xác cực cao. Phương pháp này có thể cho biết chính xác khối lượng thất trái và xác định xem có các bất thường về cấu trúc tim khác hay không. Tuy nhiên chi phí thực hiện đắt nên thường ít dùng để chẩn đoán đơn độc tình trạng dày thất trái.

6. Thất trái tim dày có chữa khỏi không?

Cho đến hiện tại chưa có phương pháp nào khẳng định có thể điều trị khỏi hoàn toàn dày thất trái. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và methyldopa có tác dụng cải thiện tình trạng dày thất trái.

Xem thêm

Thuốc hạ huyết áp Coversyl: Tác dụng phụ và cách dùng an toàn

7. Cách điều trị dày thất trái

Cách điều trị dày thất trái sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc, phẫu thuật và một thiết bị cấy ghép để ngăn ngừa đột tử do tim.

7.1. Điều trị dày thất trái bằng thay đổi lối sống

  • Ngừng hút thuốc, uống rượu bia
  • Tránh lối sống tĩnh tại. Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không quá 2,3g. Chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn DASH là những chế độ ăn được khuyên dùng cho người dày thất trái.
  • Kiểm tra và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. nên có nhật ký đo huyết áp hàng ngày.
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng ở ngưỡng cho phép

7.2. Điều trị dày thất trái theo nguyên nhân

  • Dày thất trái do tăng huyết áp: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế men chuyển (ACE-Is), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB), thuốc chẹn kênh canxi tác dụng kéo dài (CCB) hoặc thuốc lợi tiểu giống thiazide /thiazid để kiểm soát huyết áp và ngăn chặn dày thất trái tiến triển.
  • Dày thất trái do bệnh cơ tim phì đại: Thuốc chẹn bêta và thuốc chẹn kênh canxi tác dụng kéo dài sẽ được sử dụng. Tác dụng của các thuốc này là giúp giảm nhịp tim và giảm sức co bóp cơ tim, ngăn ngừa dày thất trái gây suy tim.
  • Dày thất trái do hẹp eo động mạch chủ: Nếu bệnh nhân có triệu chứng hoặc không có triệu chứng nhưng siêu âm thấy hẹp động mạch chủ tiến triển nhanh kèm rối loạn chức năng thất trái, thay van động mạch chủ sẽ là cách điều trị cần thiết và tối ưu. Ngược lại, bệnh nhân có thể dùng thuốc và theo dõi định kỳ.

8. Cách phòng ngừa dày thất trái

Dày thất trái không khó để chẩn đoán nhưng việc điều trị tình trạng không hề dễ dàng. Vì vậy nếu đang mắc các bệnh lý dễ dẫn đến dày thất trái như tăng huyết áp, hở van 2 lá, hẹp eo động mạch chủ, thiếu máu mạn tính…., bạn cần có kế hoạch phòng ngừa sớm.

Điều trị dày thất trái dựa trên nguyên nhân và phòng ngừa dày thất trái cũng dựa vào nguyên nhân. Bắt đầu điều trị sớm tăng huyết áp, điều trị tích cực và kiểm soát tốt tăng huyết áp và các bệnh lý rối loạn chuyển hóa là một trong các biện pháp đơn giản và hiệu quả phòng tránh dày thất trái.

Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, lối sống tích cực, tái khám theo chỉ định, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ điều trị cũng giúp bạn hạn chế đến mức tối đa rủi ro khi bị dày thất trái.

BS. Uông Mai