Hành động đặt tay lên bụng, xoa bụng khi mang bầu là cách giao tiếp đặc biệt thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con. Nhưng việc này cũng có rất nhiều tranh cãi. Vậy bà bầu có nên đặt tay lên bụng và xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến con không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.
Bà bầu có nên đặt tay lên bụng không?
Với nhiều mẹ bầu, hành động đặt tay lên bụng, xoa bụng là một cách giao tiếp để con cảm nhận được yêu thương. Thậm chí, một số chị em còn “nghiện” việc xoa nắn, vuốt ve vùng bụng. Trên thực tế, việc đặt tay lên bụng, xoa bụng bầu không có gì là xấu. Hơn nữa, nếu xoa bụng đúng cách và đúng thời điểm, mẹ bầu cũng nhận được nhiều lợi ích như:
– Giúp tinh thần mẹ thoải mái, giảm lo lắng, tinh thần dễ chịu hơn khi được tiếp xúc với con.
– Giúp mẹ dễ sinh hơn.
– Mang lại giấc ngủ ngon.
– Kích thích máu lưu thông, giảm phù nề, làm dịu cơn đau.
– Sờ bụng, xoa bụng cũng là một cách giao tiếp với con, giúp trẻ kích thích phát triển trí não. Đồng thời giúp mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của con.
Tuy nhiên, việc đặt tay lên bụng, hay xoa bụng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và trẻ. Xoa bụng chỉ đem lại lợi ích trong những thời điểm và giai đoạn cụ thể như:
#Khi mang thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn mẹ mới cảm nhận được sự hiện diện của con. Do đó, mong muốn được chạm vào trẻ của người mẹ vô cùng mãnh liệt. Ở thời điểm này, mẹ bầu có thể xoa bụng để giao tiếp với trẻ, đồng thời cảm nhận sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày. Theo các bác sĩ sản khoa, hành động đặt tay lên bụng, sờ hoặc xoa bụng nhẹ nhàng là việc làm gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Ngoài ra, hành động này cũng tăng khả năng phản xạ ở thai nhi. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe thì mẹ nên đặt tay lên bụng, xoa bụng đúng cách.
#Khi mang thai 3 tháng giữa
Trong 3 tháng giữa thì bà bầu có nên đặt tay lên bụng không? Theo các bác sĩ, tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn ổn định của trẻ, bé đã phát triển một số cơ quan quan trọng, và dần hoàn thiện chúng. Ở giai đoạn này, con đã có thể cảm nhận được những hành động của mẹ. Vì thế, chị em có thể sờ bụng, đặt tay lên bụng hoặc massage nhẹ nhàng 5 đến 10 phút mỗi ngày để vỗ về con. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra thai nhi cử động, thường xuyên, tần suất nhiều thì không nên xoa bụng quá nhiều. Tốt nhất để an toàn, mẹ hãy đến bác sĩ kiểm tra để xem mình có vô tình kích thích các dây thần kinh xúc giác của con không.
#Khi mang thai 3 tháng cuối
Vào thời điểm tam cá nguyệt cuối cùng, các bác sĩ cho rằng, mẹ không nên xoa bụng. Bởi giai đoạn này là quá trình chuẩn bị chuyển dạ nên tử cung rất nhạy cảm. Việc xoa bụng quá nhiều ở những tháng cuối có thể kích thích các cơn co thắt, dẫn đến sinh non. Hơn nữa hành động này có thể khiến bé đột ngột chuyển ngôi gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
#Trường hợp đặc biệt
Nếu mẹ bầu bị nhau tiền đạo, đã từng có tiền sử sinh non thì không nên sờ, ấn tay hoặc massage bụng thường xuyên. Mỗi mẹ sẽ có những cơ địa khác nhau, không phải mẹ nào cũng sẽ nhận được nhận lợi ích từ việc xoa bụng, sờ tay lên bụng. Nếu cố gắng sờ tay, ấn hoặc xoa bụng quá mạnh, hành động sẽ tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
Như vậy, để giải đáp cho thắc mắc bà bầu có nên đặt tay lên bụng hay không? Kết luận việc này còn tùy thuộc vào thời điểm và cách làm. Nếu muốn giao tiếp với con bằng cách xoa bụng, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tác hại của việc xoa bụng bầu không đúng cách
Bên cạnh những lợi ích, việc xoa bụng sai cách và sai thời điểm cũng có thể đem lại những tác hại không ngờ như:
Ảnh hưởng tới ngôi thai
Ngôi thai có tác động rất lớn đối với việc chuyển dạ của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa quá lớn, trẻ có thể dễ dàng di chuyển thoải mái trong tử cung của mẹ mà không cần lo lắng. Tuy nhiên, khi đến tuần thứ 32, trọng lượng nước ối ít do trẻ phát triển lớn dần.
Điều này cũng đồng nghĩa với không gian trong tử cung của mẹ cũng dần hẹp lại. Vì vậy, việc đụng chạm, xoa bụng quá nhiều trong tuần thứ 30-32 sẽ khiến bé bị đổi vị trí. Việc này ảnh hưởng rất nhiều, bởi trong giai đoạn này trẻ rất khó để di chuyển lại về vị trí thuận lợi để mẹ sinh thường.
Trẻ bị dây rốn quấn cổ
Hiện tượng dây rốn quấn cổ hay tràng hoa quấn cổ ở trẻ sơ sinh không phải hiếm gặp. Có rất nhiều trường hợp bé có dây rốn 1-2 vòng quấn cổ vẫn có thể sinh ra bình thường và không hề ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Tuy nhiên, tình trạng dây rốn quấn cổ quá nhiều có rất nhiều nguy cơ, bởi khi dây rốn quấn cổ trẻ quá nhiều vòng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé. Có rất nhiều trường hợp bé không đủ dưỡng chất, oxy để phát triển. Nghiêm trọng hơn là dây rốn quấn cổ quá chặt có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Gây sinh non
Các cơn co thắt giả thường sẽ xuất hiện từ tuần thai thứ 34. Lúc này tử cung của mẹ bầu cũng nhạy cảm hơn. Vì thế thói quen xoa bụng bầu, đè hoặc ấn bụng sẽ kích thích cơn co tử cung dẫn đến đứt nhau thai, sinh non. Thậm chí còn gây ra nhiều nguy hiểm đến người mẹ.
Gây động thai, sảy thai
Ngoài sinh non, tình trạng co bóp tử cung do xoa bụng quá nhiều cũng có thể gây ra các cơn co, dẫn đến động thai, sảy thai. Đặc biệt từ tháng thứ 7 trở đi, xoa bóp, massage bụng là hành động không được khuyến khích. Đối với những mẹ bầu có thai làm tổ bám mặt trước hoặc có dấu hiệu dọa sảy thai, sinh non hoặc từng có tiền sử sảy thai, sinh non đều không nên xoa bụng, massage bụng.
Một số cách xoa bụng cho bà bầu an toàn
Khi mang thai, việc kết nối với con là nhu cầu của mọi người mẹ. Vì vậy, nếu nói không thể chạm hẳn là bụng là điều vô cùng khắc nghiệt với mẹ bầu. Trên thực tế, mẹ vẫn có thể sờ tay lên bụng, xoa bụng nhẹ nhàng mà không cần lo sợ ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể áp dụng cách massage bụng đúng kỹ thuật sau:
– Bước 1: Rửa sạch tay. Làm mềm da tay bằng các loại dầu như: bưởi, dầu jojoba, dầu hướng dương, kem chống rạn da hoặc kem dưỡng thể có chứa vitamin C để dễ dàng di chuyển trên làn da. Các dưỡng chất này cũng có tác dụng giúp giảm thiểu xuất hiện các vết rạn rất tốt.
– Bước 2: Làm dịu các phần cơ bằng cách di chuyển tay nhẹ nhàng qua bụng trên các đường con.
– Bước 3: Đặt tay vào hai bên bụng, từ từ massage nhẹ nhàng hướng vào vùng trung tâm. Tiếp tục di chuyển bàn tay xuống phần xương mu và tiếp tục thực hiện lại như ban đầu.
– Bước 4: Trong vòng massage thứ 2, hãy di chuyển tay massage theo vòng tròn như lần trước, nhưng hướng tay lên ngực và massage dần xuống hai bên hông.
– Bước 5: Sử dụng lòng bàn tay để xoa bụng theo hình chữ C chồng lên nhau. Hai tay thực hiện động tác liên tục nhưng nhẹ nhàng.
Đây là phương pháp massage chuyên dụng của một số spa chuyên dành cho phụ nữ mang thai hiện nay. Các chị em có thể tự áp dụng tại nhà trong trường hợp cần thoa kem dưỡng hoặc kem chống rạn. Nếu chỉ xoa bụng nhẹ nhàng để giao tiếp với con, mẹ nên chú ý thực hiện nhẹ nhàng, đồng thời cần làm theo một số chỉ dẫn sau:
– Thời gian: Mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, chỉ nên xoa bụng trong 5-10 phút mỗi ngày. Các mẹ trong tam cá nguyệt thứ ba thì không nên xoa bụng thường xuyên, do thói quen này có thể gây co thắt tử cung.
– Tần suất: Mẹ bầu chỉ nên xoa bụng 2-3 lần trong ngày để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và chu kỳ sinh học của trẻ.
– Thời điểm: Thời điểm xoa bụng tốt nhất là từ 9h – 10h tối. Khi mẹ bầu tạo ra thói quen này, trẻ sẽ tự tập dần quen với đồng hồ sinh học, đồng thời giúp mẹ thoải mái hơn và có giấc ngủ ngon hơn.
– Hướng xoa bụng: Tương tự như cách massage, để an toàn thì mẹ nên xoay tay theo vòng tròn để không ảnh hưởng đến tư thế của thai nhi.
– Lực xoa bụng: Mẹ cần dùng tay nhẹ nhàng, tuyệt đối dùng lực mạnh hoặc ấn mạnh để chạm vào trẻ.
Trường hợp không nên xoa bụng
Tuy các mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có thể xoa bụng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên xoa bụng. Mỗi mẹ sẽ có những cơ địa khác nhau. Để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và trẻ, các mẹ bầu nằm trong những trường hợp này không nên xoa bụng thường xuyên:
– Mẹ bầu có thai nhi cử động nhiều hơn bình thường: Hành động xoa bụng nhẹ nhàng trong những tháng đầu sẽ giúp con phản xạ tốt do kích thích các dây thần kinh vận động. Tuy nhiên, khi bé cử động quá nhiều, có khả năng là trẻ đã vô tình bị mẹ kích thích dây thần kinh vận động quá mức. Khi xoa bụng càng nhiều, thai nhi sẽ càng cử động mạnh, dễ gây ra những vấn đề như động thai, thậm chí là sảy thai hoặc sinh non.
– Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ: Những tháng cuối là giai đoạn hoàn thành sự phát triển của trẻ. Lúc này, nước ối không còn nhiều và không gian trong tử cung của mẹ cũng trở nên chật hẹp, bí bách hơn. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng sẽ khiến trẻ chuyển động, nhiều trường hợp bé không thể xoay về vị trí cũ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
– Mẹ bầu bị nhau tiền đạo: Đây là tình trạng bào thai làm tổ ở cổ tử cung, gây cản trở lối ra của em bé. Lúc này, mẹ cũng không nên xoa bụng vì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực như: ngôi thai bất thường, suy thai, sinh non, xuất huyết âm đạo…
– Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non, có tiền sử sinh non, sảy thai: Những mẹ bầu có dấu hiệu sinh non cần tránh không xoa bụng, vì hành động này có thể gây động thai dẫn đến đau bụng dưới, liên tục xuất hiện những cơn co thắt, buồn nôn, tiêu chảy, đau lưng âm ỉ… Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Ngoài ra, mẹ bầu từng có tiền sử sinh non, động thai cũng không nên xoa bụng thường xuyên.
Những lưu ý về xoa bụng khi mang thai
Để giải đáp cho câu hỏi: bà bầu có nên đặt tay lên bụng không? Thì có lẽ câu trả lời là có. Trên thực tế, mẹ bầu vẫn có thể xoa bụng khi mang thai. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn lắng nghe cơ thể, để nhận biết những dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để việc xoa bụng diễn ra an toàn và đúng cách:
– Xoa bụng nhẹ nhàng bằng 10 đầu ngón tay, tránh áp chặt nguyên cả bàn tay vào bụng.
– Chỉ nên xoa bụng 5-10 phút mỗi lần. Một ngày chỉ nên xoa bụng 1-2 lần.
– Tuyệt đối không nên xoa bụng trong 2 tháng cuối của thai kỳ.
– Có thể kết hợp một số loại kem trị rạn, kem dưỡng hoặc dầu thiên nhiên để kết hợp massage.
– Trong khi xoa bụng, mẹ hãy cố gắng lắng nghe những chuyển động của con, nếu thấy thai đạp ít hẳn, không đạp hoặc bỗng dưng đạp quá mạnh thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
Bà bầu có nên đặt tay lên bụng và các câu hỏi liên quan
Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi?
Khi mang thai, mẹ bầu có thể xuất hiện các tình trạng ngứa ngáy cơ thể. Trong đó, vùng bụng là nơi rất dễ ngứa ngáy, đặc biệt là khi trẻ phát triển lớn kéo da của mẹ căng ra. Tuy nhiên, việc cào, gãi chỉ khiến cho lớp da bị kích thích, ngày càng ngứa ngáy hơn. Hơn nữa, việc cào, gãi còn có thể gây tổn thương da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Để giảm ngứa, mẹ hãy cố gắng không cào, gãi thường xuyên. Nên thay thế bằng việc chườm nước ấm, sử dụng thêm các kem dưỡng, kem trị rạn để tình trạng dần dần cải thiện.
Bầu 3 tháng đầu có được xoa bụng không?
Có. 3 tháng đầu là giai đoạn trẻ đang phát triển về cà thể chất và tinh thần, hành động xoa bụng sẽ giúp bé kết nối với mẹ, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển các dây thần kinh vận động và trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ nên xoa bụng nhẹ nhàng, không massage mạnh bạo hoặc ấn quá mạnh nhé.
Người lạ xoa bụng bầu có sao không?
Một số quan niệm dân gian cho rằng, việc người lạ xoa bụng sẽ khiến bé sinh ra có tính cách giống với người đó. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng. Trên thực tế thì trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, vẫn có rất nhiều mẹ đi massage để giúp tinh thần thoải mái hơn.
Bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không?
Không nên. Trong dầu gió phần lớn đều chứa tinh dầu bạc hà. Thành phần này có thể gây ra tình trạng rối loạn hô hấp. Nếu nghiêm trọng, tinh dầu bạc hà có thể gây ngưng tim, ngưng thở. Ngoài ra, trong các loại dầu gió còn có chứa thành phần methyl salicylate, nếu mẹ bầu ngửi phải có thể khiến dịch nhầy trong mũi bị khô.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề: ‘bà bầu có nên đặt tay lên bụng không?’. Hy vọng bài viết sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!