Các nhà khoa học cho rằng, ngay từ khi sinh ra con người đã mang trong mình nhiều hạt giống tính cách khác nhau. Tùy vào điều kiện thể chất, sinh lý, tâm lý, gia đình xã hội mà tính cách con người được hình thành và phát triển thống nhất. Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển cực thịnh của nền kinh tế, phong trào toàn cầu hóa và hòa nhập quốc tế cũng đang diễn ra vô cùng sâu rộng cùng với nỗ lực duy trì ngôn ngữ, văn hóa và những bản sắc riêng của các nền kinh tế văn hóa khác nhau đã tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội và đồng thời cũng tạo ra rất nhiều những cá nhân đa tính cách. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào là một người có bệnh tâm lý đa tính cách?
1. Đa tính cách là gì?
Người đa tính cách là người có những suy nghĩ, biểu lộ những xúc cảm, và có những hành vi khác nhau trong cùng một hay nhiều bối cảnh giao tiếp nào đó với cùng một hay nhiều đối tượng giao tiếp nào đó. Dù người đa tính cách có thừa nhận hay không họ hoàn toàn biết và nhớ rõ những hành xử và xúc cảm khác nhau và rất nhiều khi hoàn toàn mâu thuẫn của mình.
Phân biệt Đa Tính Cách (Multi Personality) với Đa Nhân Cách (Dissociative Identity Disorder Theory) và đa phong cách (Social Personality)
Thuyết Đa Nhân Cách còn có tên gọi khác là Tâm lý rối loạn tách rời nhận thức (Dissociative Identity Disorder): xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, ở châu Âu nói về những nhân cách hoàn toàn khác nhau phát triển độc lập trong một cá nhân cụ thể mà không một nhân cách nào nhận thức được các nhân cách khác nhau đó. Ví dụ, trong một số tài liệu cho biết một phụ nữ da trắng lại tin rằng mình là một người đàn ông da đen trong một thời gian. Sau đó lại trở về là chính mình hay một cá nhân hoàn toàn khác. Tuy nhiên, bằng chứng về tỉ lệ người có biểu hiện bệnh đa nhân cách quá ít, cùng với sự ra đời của một số tác phẩm văn học và điện ảnh giả tưởng và số lượng người tự nhận rối loạn này để tránh chịu trách nhiệm pháp lý nào đó càng khiến cho thuyết này trở nên mở ảo và gây ra rất nhiều tranh cãi, chỉ trích.
Đa tính cách (Multi Personality): Tâm lý đa tính cách là biểu hiện của người biết danh tính, hoàn cảnh sống và những người xung quanh nhưng hay thay đổi suy nghĩ, lời nói hành động, thái độ trong phút chốc với cùng một hay nhiều đối tượng giao tiếp cụ thể mà không có lý do hay ý nghĩa hợp lý, tích cực. Ví dụ của người đa tính cách như một người mẹ có thể rất chiều con hôm nay, ngày mai có thể đánh con nếu nó không nghe lời, một người chồng có thể rất yêu vợ con nhưng lại có bồ nhí con riêng bí mật, một nhân viên tận tụy làm việc nhưng lại biển thủ công quỹ, một người bạn nhiệt tình giúp đỡ bạn nhưng hay nói những điều không có thật với bạn về bạn sau lưng, một người hôm nay nói yêu thương bạn, mai lại gây tổn thương tình cảm cho bạn…
Đa phong cách (Social Personality): gọi là tính cách xã hội nghĩa là trong từng môi trường nhất định, họ có những biểu hiện, hành vi, suy nghĩ khác nhau để cho phù hợp với môi trường đó. Ví dụ, khi ở bên trẻ nhỏ họ thay đổi cách nói sao cho đơn giản dễ hiểu, bên người già họ trở nên quan tâm, kính trọng, bên người yêu thương họ âu yếm, chăm sóc, nhưng bên những người có hành vi tiêu cực thì họ nghiêm túc và rõ ràng. Những biểu hiện giao tiếp trên thường được hiểu là tính cách xã hội bởi nó có ý nghĩa tích cực, có lý do hợp lý hợp tình.
Trong bài viết này, tác giả muốn cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ về tâm lý đa tính cách, một biểu hiện tâm lý có phần tiêu cực có ảnh hưởng không tốt tới cá nhân và xã hội nhưng lại hoàn toàn có thể cải thiện được. Hãy cùng Elle tự tìm hiểu xem mình có phải là người đa tính cách không và tham khảo một số lời khuyên cơ bản để khắc phục và cải thiện tâm lý cũng như cuộc sống bạn nhé.
1. Những cá nhân dễ mắc bệnh tâm lý đa tính cách
Tâm lý đa tính cách giải thích rất rõ tại sao chúng ta có câu: “nhân tri sơ tính bản thiện” nhưng trong xã hội lại xảy ra nhiều mâu thuẫn căng thẳng, xung đột và áp lực như vậy. Thực tế rõ ràng là tất cả mọi sinh vật hay con người sinh ra đều có ý nghĩa tích cực cho sự sống. Tuy nhiên, do những biến cố không lường trước được của tự nhiên và xã hội đã tạo ra cho chúng ta sự đa chiều trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, lâu ngày hình thành nên tâm lý đa tính cách.
Người có tâm lý đa tính cách thông thường là người có điều kiện hoàn cảnh sống tương đối phức tạp hoặc khác biệt với số đông khác trong cộng đồng như: người có giới tính lạ, người chịu những áp lực cao, người mất mát lớn trong tình cảm, người sống trong xã hội phát triển mạnh về kinh tế, hoặc những nước vùng miền có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ quá nhanh hay những nền kinh tế bị rơi vào suy thoái, người sống trong xã hội không trân trọng các giá trị đạo đức, tình cảm, tinh thần, người sống ở những vùng đa văn hóa, đa ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo, chính trị.… Họ cũng có thể là: trẻ mồ côi, tù nhân, những ngôi sao giải trí sớm nổi tiếng, người đồng, lưỡng hoặc đa giới tính, người nhập cư, li hôn, công nhân viên chức, người thất nghiệp, bệnh nhân và nhiều cá nhân khác…
2. Biểu hiện của người đa tính cách:
Biểu hiện cơ bản của người đa tính cách là tâm lý, xúc cảm, giao tiếp và hành vi không ổn định, thống nhất:
+ Cảm xúc không ổn định: hôm nay họ có thể rất vui vẻ, thoáng tính, tốt bụng với bạn, ngày mai họ bỗng trở nên trầm cảm, khó tính cáu bẳn mà không rõ có lý do hoặc vì những lí do rất nhỏ nhặt,
+ Hành động không thống nhất với lời nói: người đa tính cách là người vừa muốn là người tốt nhưng lại muốn làm những việc không tốt nên hay có những biểu hiện rất gần với tâm lý đạo đức giả tức là họ rất hay nói một đằng làm một nẻo. Người đa tính cách thường thấy khó khăn trong việc chọn lựa giữa việc làm tốt hay xấu và vô cùng khó khăn trong việc quản lý xúc cảm và tình yêu nên thường là người bắt cá hai tay, ngoại tình, có con riêng hay có nhiều nguồn thu nhập hay chi tiêu không rõ ràng, không chính đáng hoặc sống trong nhiều vỏ bọc khác nhau…
+ Lối sống lập dị: Người đa tính cách có những lối sống lập dị như một mặt họ rất tận tụy với công việc và sự nghiệp và có những đóng góp tích cực trong nghệ thuật, xã hội nhưng chính bản thân họ lại có cuộc sống cá nhân thiếu tích cực hay hoàn toàn mâu thuẫn với những giá trị họ đang xây dựng. Ngược lại cũng có những người hết sức yêu chiều bản thân nhưng lại thờ ơ với người xung quanh và với những vấn đề chung của gia đình và xã hội.
+ Thái độ giả vờ: giả vờ là tâm lý rất phổ biến trong người đa tính cách. Những người này thường có những tính toán riêng mình nhưng lại biểu lộ ra bên ngoài bằng giao tiếp xã giao lịch thiệp, lời nói ngọt ngào, ánh mắt chân thành, tuy nhiên lời nói nhiều hàm ý gây tổn thương tâm lý hay hành động gây mất mát cho người khác, … Hoặc cũng có người biểu hiện bên ngoài rất cứng rắn, lời nói cay nghiệt và hành động lạnh lùng nhưng trong tâm thực ra lại muốn thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ.
+ Hay tranh cãi, bốc đồng vô lý: Chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy người đa tính cách là người không biết thống nhất giữa suy nghĩ, xúc cảm với lời nói và hành động nên họ rất hay tranh cãi, lý luận gay gắt, căng thẳng hoặc có những phát ngôn hay hành động gây sốc khi họ bị chạm tới lợi ích cá nhân về vật chất, tình cảm.
+ Thường hay mơ mộng viển vông: Người đa tính cách cũng có thể là một người hay có mơ ước viển vông, không thực tế. Họ không muốn chấp nhận yếu điểm của bản thân và xã hội để tìm cách vượt qua hay khắc phục mà thích sống trong thế giới tưởng tượng của mình. Do đó họ thường hay có biểu hiện rụt rè, thiếu quyết đoán, hay tủi thân mà không biết tự quản lý cảm xúc, tài chính và những vấn đề nan giải của cá nhân hay gia đình họ.
3. Hậu quả:
Do sự mâu thuẫn trong suy nghĩ, xúc cảm và hành động những người đa tính cách rất hay mất cân bằng trong sinh hoạt thường nhật, khó hòa nhập với cộng đồng, không thể thành đạt hay dễ bị thất bại trong sự nghiệp cũng như tình yêu, tình bạn, sức khỏe không tốt, dễ mắc nghiện chất kích thích, tệ nạn. Do đó, người đa tính cách rất thường xuyên có cảm giác cô đơn, trầm uất, thất vọng về bản thân và thế giới xung quanh, mất phương hướng trong cuộc sống dễ có những quyết định sai lầm hoặc tiêu cực ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe tâm lý và các mối quan hệ gia đình, xã hội.
4. Cách khắc phục bệnh tâm lý đa tính cách:
Để khắc phục tâm lý đa tính cách, cách đơn giản nhất là mỗi cá nhân cần hiểu chính mình, hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội và khả năng thích nghi và hòa nhập của mình trong hoàn cảnh đó. Để hiểu được bản thân và xã hội, chúng ta nên học tập, làm việc, kết bạn, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ. Khi cuộc sống có quá nhiều thăng trầm và khả năng thích nghi của mình hạn chế hãy di chuyển địa điểm sống phù hợp hơn, thay đổi công việc phù hợp hơn, gặp gỡ, kết thêm nhiều bạn mới và đặc biệt là nên đi du lịch để tìm hiểu khám phá và cải thiện tầm hiểu biết về tự nhiên và xã hội bên cạnh nnhững hiểu biết trong sách vở, truyền thông hay phong tục tập quán. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên có một cuộc sống tích cực như có một công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu cơ bản của cuộc sống, chơi và thưởng thức thể thao, làm và thưởng thức nghệ thuật, quan tâm chăm sóc bản thân, người xung quanh và cộng đồng. Hơn hết, để tránh là một người đa tính cách, chúng ta cần thống nhất suy nghĩ, xúc cảm, hành động. Để thống nhất được suy nghĩ, xúc cảm và hành động chúng ta cần chân thành, thật thà có giao tiếp cởi mở, điềm đạm, có hành xử từ tốn, chân thành với chính bản thân mình và người xung quanh để luôn giữ được tâm lý ổn định, hành vi tích cực và thống nhất trước những thăng trầm của cuộc sống.
______
Xem thêm
Trắc nghiệm tính cách: Tìm khí chất đặc biệt của riêng bạn
Kỹ năng giao tiếp với 4 nhóm người tính cách “đặc biệt”
Trị liệu tâm lý vượt qua cơn bão trầm cảm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!