Năng suất lao động và cường độ lao động là những thuật ngữ quen thuộc trong quan hệ pháp luật về lao động. Đây là mối quan tâm chung của mỗi người lao động, doanh nghiệp và xã hội.
Doanh nghiệp nếu muốn đạt được lợi nhuận và thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh thì cần nâng cao năng suất lao động cũng như cường độ lao động. Đồng thời cường độ lao động và năng suất lao động cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động.
Cường độ lao động là gì? Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Để biết thêm thông tin về vấn này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cường độ lao động là gì?
Cường độ lao động (Tiếng anh là Labor intensity) là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ này cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng thì sẽ dẫn theo hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động tăng lên tương ứng, do đó giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng không đổi.
Cường độ lao động và năng suất lao động là những thuật ngữ thường nghe cùng với nhau. Thực chất chúng có mối quan và có những điểm khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cường độ lao động hiểu một cách đơn giản là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian nhất định. Điều này cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng trong quan hệ lao động.
Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động.
Năng suất lao động là gì?
Cùng với việc hiểu cường độ lao động là gì, năng suất lao động là gì cũng là một khái niệm cần được tìm hiểu trong chủ đề này. Năng suất lao động được định nghĩa là số lượng sản phẩm (hay GDP) tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc.
Khái niệm năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng và là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực.
Có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội.
Cách tính năng suất lao động?
Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là 60 USD, như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên 2 lần, là 30 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày vẫn là 60 USD.
Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1 sản phẩm vẫn giữ nguyên là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là 22,5 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD.
Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động?
Sau khi tìm hiểu về cường độ lao động là gì? Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi năng suất lao động và cường độ lao động lao động có những điểm giống nhau và khác nhau. Điểm giống nhau sẽ là cả hai đều tăng tỷ lệ thuận với kết quả lao động. Chính điều này khiến nhiều người thường nhầm lẫn giữa năng suất lao động và cường độ lao động.
Tuy nhiên hai tiêu chí này có những điểm khác nhau vì thế có thể phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động trên một số điểm như sau:
Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kĩ thuật, do đó, đây được coi như là một yếu tố có “sức sản xuất” vô hạn;.
Còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ không đổi.
Việc tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố của sức sản xuất có giới hạn nhất định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra giữa cường độ lao động và năng suất lao động còn khác nhau là khi tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm.
Tăng năng suất lao động trong trường hợp thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động còn tăng cường độ lao động thì cách thức lao động sẽ không đổi, hao phí sức lao động cũng sẽ không thay đổi. Việc tăng năng suất lao động sẽ là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn mang đến cho Quý khách hàng về chủ đề Cường độ lao động là gì? Phân biệt cường độ lao động và năng suất lao động. Với những thông tin này, chúng tôi tin rằng quý vị đã phần nào hiểu được về vấn đề này.
Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào, quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!