Để có thể phát triển chiến lược marketing thì nội dung chính là một phần không thể thiếu. Nội dung càng có định hướng rõ ràng sẽ càng mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách hàng. Chính vì vậy, khi sáng tạo nội dung trong marketing, bạn cần xây dựng Content Direction. Vậy Content Direction là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Content direction là gì?
Content Direction nghĩa là định hướng nội dung. Mục đích là để phát triển tất cả hoạt động triển khai nội dung tổng thể cho chiến dịch truyền thông, chiến dịch trên diện rộng hoặc chiến dịch trong một giai đoạn nhất định. Dựa vào đánh giá, phân tích về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp mà bạn có thể xây dựng và định hướng triển khai Content Marketing để tạo nội dung nền tảng cho chiến dịch tiếp thị.
Content Direction giúp sản xuất nội dung có mục tiêu, nhất quán với cá tính thương hiệu, phân phối đúng kênh, phù hợp insight khách hàng,…
Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua Content Direction mà trực tiếp xây dựng những chuỗi công việc về sau. Trong khi đó, việc định hướng nội dung cần được làm rõ ngay từ đầu để tránh tạo ra nội dung không cần thiết.
Content Direction gồm những yếu tố sau:
- Target Audience: Xác định khách hàng mục tiêu.
- Customer insight: Cái nhìn của khách hàng mục tiêu.
- Content Type – hình thức nội dung: Văn bản, hình ảnh, infographic, video,…
- What: Nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Ideas: Ý tưởng phát triển.
>> Xem thêm: Content là gì? Làm nghề content là làm gì?
Ứng dụng của Content Direction trong Content Marketing
Việc định hình và xác định ngay từ đầu Content Direction là gì sẽ giúp cho việc phát triển các thông tin chính xác đến khách hàng mục tiêu. Khi đã thật sự nắm bắt được đối tượng khách hàng cũng như mong muốn của họ thì việc khai triển các thông tin về sau sẽ dễ dàng hơn. Không những thế còn hạn chế được việc thông tin không đúng mục tiêu ban đầu hay truyền thông không hiệu quả cũng như chuyển đổi mục tiêu thành người mua hàng thật sự.
>> Xem thêm: Hướng dẫn các cách học viết Content hiệu quả cho người mới bắt đầu
Cấu trúc của hệ thống Content Direction
Thông thường, cấu trúc của hệ thống Content Direction sẽ gồm:
- Nắm vững chân dung khách hàng để biết được tone mood khi viết nội dung hướng đến họ và làm thế nào để thuyết phục họ trong triển khai.
- Nắm được insight khách hàng để biết được mục tiêu nội dung cần hướng tới.
- Làm rõ ideas và content type để đưa ra được thông điệp cần truyền tải đến khách hàng. Khi những điều này được làm rõ, những thông điệp đó được triển khai qua phương tiện, hình thức, nền tảng nào khi lên kế hoạch cho nội dung.
>> Xem thêm: Giới thiệu 15 bí quyết viết content chuyên nghiệp
Các bước xây dựng Content Direction
1. Target Audience – Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi xây dựng Content Direction. Nếu muốn xác định khách hàng mục tiêu thì bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ dành cho đối tượng nào. Bạn có thể dựa vào một số tiêu chí: Sở thích, độ tuổi, giới tính,… để xác định.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý phân biệt giữa người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu. Một số trường hợp người tiêu dùng không phải đối tượng đưa ra quyết định mua hàng và cũng không phải đối tượng bài viết của bạn hướng đến.
2. Phân tích và xác định giá trị của sản phẩm
Hãy xác định đặc tính nổi bật, giá trị sản phẩm/dịch vụ, thậm chí là điểm yếu so với đối thủ. Từ đó, tạo ra những nội dung thực tế, có giá trị, truyền tải thông điệp hiệu quả đến khách hàng.
Sau khi hiểu rõ sản phẩm, hãy đối chiếu lại nhu cầu khách hàng và cho họ biết lợi ích mà họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Lúc này, bạn cần đánh đúng insight của khách hàng mục tiêu. Bạn nên đề cập đến những gì khách hàng cần và đừng quá tập trung vào những gì bạn có. Hãy đưa ra cho họ những giải pháp của bạn.
3. Xây dựng chiến lược nội dung
Xây dựng chiến lược nội dung (Content Strategy) là điều không thể thiếu trong mỗi bản kế hoạch Content Direction. Bạn cần phải xác định và có chiến lược cụ thể cho các nội dung của mình như chiến thuật, quy tắc, giọng văn,… cho những nội dung của bạn.
Ngoài ra, content không chỉ đơn giản là câu chữ mà còn bao gồm cả bố cục nội dung, hình ảnh,… Nội dung cần có ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với cá tính thương hiệu, và thu hút khi tiếp cận khách hàng mục tiêu. Hình ảnh đẹp sẽ giúp biểu đạt tốt hơn cho toàn bộ nội dung và giúp thu hút khách hàng tốt hơn.
4. Những Content Angle cần có
Content Angle giúp bài viết trở nên độc đáo, nổi bật hơn cũng như quyết định cốt truyện của người viết. Một Content Angle thu hút sẽ là nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung của chiến dịch và những bài viết liên quan.
Content Angle cần độc đáo, liên quan đến khách hàng, xác định đúng insight và giải quyết được vấn đề của họ. Ngoài ra, Content Angle cần phải có khả năng được tìm kiếm và dễ dàng chia sẻ.
Một số Content Angle hiệu quả mà bạn có thể tham khảo cho chiến dịch của mình:
- Bài viết chuyên gia: Giúp xây dựng thương hiệu, tăng uy tín Website, tiếp cận nhanh chóng đến nhóm khách hàng tiềm năng.
- Bài viết hỏi đáp: Đưa ra câu trả lời cho thắc mắc của khách hàng.
- Bài viết giải quyết vấn đề: Có khả năng đề xuất giải pháp tích cực, giải quyết hiệu quả vấn đề của khách hàng, hỗ trợ tăng lưu lượng, thúc đẩy lượt chia sẻ.
- Bài viết so sánh: Đánh giá, so sánh dịch vụ/sản phẩm giúp khách hàng đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
- Bài viết hướng dẫn: Hướng dẫn chi tiết các bước sử dụng sản phẩm/dịch vụ, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn.
- Bài viết dựa trên khảo sát, nghiên cứu: Thường được người dùng tin tưởng bởi có con số cụ thể.
- Bài viết trích dẫn: Nội dung bạn xuất bản, đăng bài viết trích dẫn, đính kèm tài liệu gốc. Loại bài viết này vừa cung cấp nội dung đến khách hàng, vừa giúp tăng lượt tải xuống cho các phiên bản nội dung được đính kèm.
5. Tìm kiếm và chọn lọc ý tưởng
Ở bước này, hãy tìm kiếm ý tưởng cho nội dung được định hướng trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…), các trang báo online, báo giấy,…
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh, trên các trang mạng xã hội cùng khách hàng mục tiêu,… Sau khi đã có ý tưởng, hãy chọn lọc lại những ý tưởng mà bạn cho là phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình nhất.
6. Lên kế hoạch đo lường và quản lý
Chi phí là yếu tố cần được quan tâm đúng mức. Hãy ước tính khoản đầu tư cho nội dung và cả chiến dịch của mình. Ngoài ra, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng về nhân sự triển khai, nguồn lực cần sử dụng để đảm bảo tài nguyên và ngân sách khi thực hiện chiến dịch.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên KPIs, deadline để đánh giá chiến lược Content dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Từ đó, bạn có thể quản lý, đo lường chiến dịch một cách hiệu quả, rõ ràng và dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Content Writer là gì? Những lưu ý cho người mới vào nghề Content Writer
Lời kết
Qua bài viết này, Vietnix hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được Content Direction là gì cũng như cách để xây dựng Content Direction hiệu quả. Việc định hướng nội dung là bước rất quan trọng trong marketing vậy nên hãy chú trọng Content Direction để phát triển và đừng bỏ qua nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!