Tôm vốn là thực phẩm được nhiều người yêu thích vì nó dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, phần vỏ của tôm tương đối cứng nên không phải ai cũng thích ăn. Có những người do nghĩ rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nên dù không thích vẫn cố gắng ăn để bổ sung chất này cho cơ thể. Vì thế, biết được ăn vỏ tôm có tốt không sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định đối với lớp “áo” này.
10/09/2021 | Bổ sung canxi cho trẻ 1 tháng tuổi bằng những cách nào22/05/2021 | Một người cần bao nhiêu canxi mỗi ngày và cách bổ sung khoa học04/11/2020 | Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu canxi trầm trọng
1. Liệu ăn vỏ tôm có tốt không
1.1. Ăn vỏ tôm có tốt với sức khỏe hay không
Từ trước tới nay số đông chúng ta vẫn cho rằng vỏ tôm có rất nhiều canxi nên rất tốt cho xương khớp. Nghiên cứu từ các chuyên gia đã chỉ ra rằng vỏ của loại động vật này không chứa hoặc có nhưng lại rất ít canxi. Vì thế, xét trên phương diện tăng canxi thì hầu như việc ăn vỏ tôm là không mang lại lợi ích.
Vỏ tôm cứng, tương đối khó ăn nên nhiều người chọn cách bỏ đi phần này
Không chỉ thế, vỏ tôm thuộc dạng khó tiêu nên với những người có hệ tiêu hóa kém, nếu ăn nó có thể bị chướng bụng vì vỏ tôm không thể phân hủy mà nó sẽ đào thải toàn bộ qua phân. Đặc biệt với trẻ em, ăn vỏ tôm tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương khoang miệng, hóc, làm tổn thương nướu và mòn chân răng,…
Nói như vậy thì thực sự ăn vỏ tôm có tốt không? Đúng là xét trên một số phương diện như đã nói ở trên thì vỏ tôm là không tốt. Tuy nhiên, xét về mặt dinh dưỡng, vỏ của một số loài tôm nhỏ cũng vẫn có những tác dụng nhất định. Gần đây có một số nghiên cứu cho thấy cũng như vỏ của các loài giáp xác khác, vỏ của các loài tôm nhỏ chứa chất xơ tự nhiên là Chitin có khả năng giảm cholesterol đồng thời hạn chế tình trạng béo phì. Không những thế, bên trong vỏ tôm còn có phân tử chitosan có khả năng cải thiện huyết áp cao.
Tác dụng của chất chitosan trong vỏ tôm là cản trở quá trình xâm nhập của chất béo vào mạch máu. Theo đường tiêu hóa, hỗn hợp được tạo ra từ chitosan và chất béo sẽ được thải ra ngoài và giúp cho hàm lượng cholesterol hấp thu trong máu giảm đi đáng kể. Mặt khác nó còn ngăn cản phân tử béo khác để giúp ngừa nguy cơ với bệnh lý về tim, về động mạch.
Đặc biệt, với những người bị béo phì hay dư thừa cân nặng, chitosan có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo. Nhờ điều đó mà nó tạo cảm giác no, hạn chế cơn thèm ăn. Ngoài ra, nó còn giảm chất béo và chống oxy hóa nên cũng giúp bảo vệ gan của con người.
1.2. Ăn vỏ tôm thế nào cho an toàn
Từ những phân tích trên chúng ta đã thấy được ăn vỏ tôm có tốt không và dễ dàng đưa ra quyết định nếu không thích ăn lớp vỏ này. Trong trường hợp bạn muốn ăn vỏ tôm thì cũng nên biết cách ăn sao cho đảm bảo an toàn, giữ được giá trị dinh dưỡng của nó với sức khỏe.
Vỏ tôm đã chế biến và vỏ tôm tươi hầu như không khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế bạn có thể dùng tôm nguyên vỏ để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau theo sở thích của mình. Có một điều chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý là không nên ăn quá nhiều tôm để tránh thừa đạm gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Nhiều người tìm hiểu ăn vỏ tôm có tốt không và quyết định chế biến thành nhiều cách khác nhau để thưởng thức cái ngon của vỏ
Có những loại tôm có lớp vỏ rất cứng, nếu ăn sẽ vô cùng khó tiêu nên bạn cũng không cần cố gắng ăn lớp này. Nếu cha mẹ muốn bổ sung tôm vào thực đơn hàng ngày cho trẻ để tăng canxi thì cũng không nhất thiết phải cho trẻ ăn cả vỏ tôm, chỉ cần dùng phần thịt tôm thôi cũng đủ dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Ăn tôm và những vấn đề cần lưu ý
2.1. Cách chế biến tôm
Thịt tôm có rất nhiều khoáng chất và protein tốt cho sức khỏe. Không những thế, tôm còn chứa i ốt tốt cho não bộ và tuyến giáp, chứa các axit béo omega-3 và omega-6, chất chống oxy hóa,… Các chuyên gia cho rằng giá trị dinh dưỡng của tôm ngang hàng với thịt gà.
Tuy nhiên, khi chế biến tôm nếu lạm dụng dầu, bơ, mỡ động vật có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Cách ăn tôm tốt nhất là luộc hoặc hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của tôm. Những người bị dị ứng hoặc không dung nạp tiêu hóa với tôm thì không nhất thiết phải tiêu thụ loại thực phẩm này.
2.2. Nên hay không nên ăn một số bộ phận khác của tôm
– Đuôi tôm
Thành phần và cách sử dụng đuôi tôm tương tự như vỏ tôm. Vì thế bạn có thể ăn nó nếu thích nhưng hãy nhớ rằng nó không hề chứa canxi.
– Chân tôm
Chân tôm cũng có thể ăn được nhưng nó không có bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào. Nhiều người thích ăn phần này vì khi chế biến nó rất giòn nên ăn có cảm giác thú vị.
Không nên ăn đầu tôm vì nó có nhiều chất độc nguy hại cho sức khỏe
– Đầu tôm
Khác với các phần còn lại của con tôm, đầu tôm có cấu tạo và thành phần đặc biệt. Đây là một khoang trống chứa nhiều bộ phận chính của cơ thể con tôm như hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Tôm là động vật ăn tạp nên đầu nó chứa rất nhiều chất bẩn trong đó có cả trứng và ấu trùng của ký sinh trùng, chứa xác của động thực vật bị thối rữa. Do đó, ăn đầu tôm tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong đó có cả nhiễm giun, sán.
Không những thế, đây còn là bộ phận chứa chất thải gồm các kim loại nặng trong đó nguy hiểm nhất là asen (thạch tín). Vì thế, ăn đầu tôm có thể dẫn tới ngộ độc. Thai phụ nếu ăn nhiều đầu tôm còn có nguy cơ nhiễm độc nên bị sảy thai, dị tật thai nhi. Với chừng ấy nguy cơ thì có thể thấy việc ăn đầu tôm là không cần thiết. Vì thế bạn không cần phải suy nghĩ nhiều khi bỏ đi phần này của con tôm.
Nói tóm lại, xét trên một phương diện nhất định thì ăn vỏ tôm có tốt không xin trả lời là có. Xét cho cùng thì giá trị dinh dưỡng của con tôm phần nhiều không nằm ở vỏ tôm, vì thế mỗi người trong chúng ta đều có quyền cân nhắc lợi hại và dựa trên sở thích của mình để đưa ra quyết định nên hay không nên ăn phần này. Còn nếu bạn thích ăn vỏ tôm, hãy tham khảo cách chế biến nó, đảm bảo bạn cũng sẽ có được những món ăn không kém phần hấp dẫn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!