EPS – Earnings Per Share có lẽ đã quá quen thuộc với dân tài chính – kinh tế. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo” thì chắc chắn đây là vấn đề lớn. Đặc biệt là những ai đang muốn đặt chân vào thị trường đầu tư chứng khoán mà phải nhìn những báo cáo này sẽ không thể “tiêu hóa” được. Vậy EPS là gì? Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt? Chúng có công dụng gì, ý nghĩa như thế nào? Hy vọng những chia sẻ của DNSE có thể giúp ích cho bạn.
Chỉ số EPS là gì?
EPS xuất phát từ cụm từ tiếng Anh Earnings Per Share, có nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần. Chỉ số này phản ánh mức lợi nhuận được thu về trên một cổ phiếu hay một khoản đầu tư. Nó được xác định dựa theo khả năng sinh lợi của công ty hay dự án đầu tư. Được hiểu đơn giản thì đây chính là phần lợi nhuận mà công ty đó phân bổ cho một cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường.
Ví dụ: Công ty A hiện đang có 1 triệu cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Tổng lợi nhuận sau thuế tính toán được là khoảng 1 triệu USD. Lúc này, giá trị của EPS ước tính khoảng 1 USD, đồng nghĩa là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 1 USD.
Phân biệt các loại EPS
EPS có 2 loại là EPS cơ bản và EPS pha loãng. Cụ thể là gì?
EPS cơ bản
Đây là lợi nhuận cơ bản trên mỗi một cổ phiếu, và nó có tính phổ biến hơn EPS pha loãng. Công thức tính như sau:
EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
EPS pha loãng
EPS này được dùng cho các doanh nghiệp có phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phát hành thêm. Sau một thời gian, các loại cổ phiếu này sẽ được chuyển thành cổ phiếu thường. Chỉ số này sẽ có xu hướng tăng dần trong tương lai. Thế nhưng, số lượng cổ phiếu gia tăng mà lại không có tiền chảy vào sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.
Công thức tính:
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Mặc dù không quá phổ biến như EPS cơ bản nhưng nếu những nhà đầu tư thờ ơ, bỏ qua EPS pha loãng cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quyết định trong tương lai. Do đó trong các báo cáo tài chính bắt buộc phải có cả hai loại EPS này.
Tính chỉ số EPS cần lưu ý những thông tin gì?
Khi tính toán chỉ số EPS khuyến cáo sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để có dữ liệu chính xác nhất. Nguyên nhân bởi số lượng cổ phiếu liên tục thay đổi. Nhưng thực tế để đơn giản việc tính toán thì sẽ lấy số lượng cổ phiếu cuối kỳ hiện đang được lưu hành.
Khi đã hiểu về EPS, bạn có thể làm giảm chỉ số này bằng cách thêm các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng vào số lượng cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường. Nếu công ty có phát hành thêm hoặc mua lại các cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu được tính theo công thức bình quân gia quyền.
Để gia tăng tính chính xác của số liệu thì thời gian trên báo cáo phải đủ lớn để có thể đánh giá những biến động và xu hướng tăng trưởng.
Lưu ý, chỉ số EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với lợi nhuận sau thuế. Điều này có nghĩa là nếu công ty muốn gia tăng nguồn vốn bằng cách phát hành thêm 10% lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng trưởng ít hơn 10% thì đồng nghĩa EPS sẽ giảm. Từ đó, giá cổ phiếu cũng bị kéo xuống.
Ý nghĩa của chỉ số EPS
Để có con số chính xác khi nhận định chỉ số EPS bao nhiêu là tốt thì bạn cũng phải có hiểu biết sự tác động của chúng với tình hình kinh doanh của công ty. Chỉ số EPS của công ty càng cao thì càng có sức hút với nhà đầu tư. Bởi đây là con số bao quát toàn cảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty hoạt động càng tốt thì EPS càng có xu hướng tăng trưởng đều theo thời gian. Bạn có thể dùng nó để so sánh với các công ty đối thủ. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định nên bỏ tiền vào công ty nào để thu về lợi nhuận cao nhất, tốt nhất.
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Với những người có chuyên môn về kinh tế, tài chính hoặc nhà đầu tư lâu năm sẽ có cái nhìn khách quan và linh động với các con số theo từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Khi đã sở hữu kinh nghiệm bền vững, họ sẽ biết cách nhận định kết quả như thế nào được coi là hiệu quả. Nhưng với những người mới tìm hiểu về đầu tư thì còn khá mới mẻ. Vậy chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Một công ty hoạt động kinh doanh được cho là có hiệu quả tốt nếu ROE > 15%, duy trì liên tục trong 3 năm, giữ vững xu hướng tăng dần trong tương lai. Tất cả các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM sẽ có một mệnh giá duy nhất là 10.000 đồng. Do đó theo cách tính này thì chỉ số EPS > 1.500 đồng thì sẽ được coi là tiềm năng và công ty đó đang kinh doanh với mức tăng trưởng nhanh. Nếu bạn đang có ý định đầu tư thì có thể lựa chọn rót vốn vào những công ty có EPS tối thiểu từ 1.000 đồng trở lên.
Những hạn chế của chỉ số EPS
Bên cạnh những ưu điểm về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì EPS cũng có một vài hạn chế:
- Đây không phải là “công cụ” duy nhất để định giá, đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bởi đôi lúc EPS có thể âm và P/E sẽ không có ý nghĩa trong trường hợp mẫu số âm. Do đó, bạn cần phải kết hợp thêm các thước đo tài chính khác để đánh giá và phân tích cụ thể, chi tiết hơn.
- Nhà đầu tư có thể gặp phải một vài rủi ro khó lường khi doanh nghiệp liên tục “tạo ra” các loại cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi khiến EPS liên tục giảm mạnh.
- Dữ liệu bị doanh nghiệp “xào nấu”, lợi nhuận ảo để thu hút nhà đầu tư và thua lỗ là kết quả hiển nhiên và dễ hiểu.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về chỉ số EPS. Đồng thời, DNSE cũng đã giúp bạn trả lời câu hỏi: chỉ số EPS bao nhiêu là tốt. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn có thêm kiến thức về EPS để củng cố khả năng đọc báo cáo tài chính. Điều này sẽ là căn cứ để đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả với khả năng sinh lời tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!