Tổng hợp Top uống nhiều lá vông có sao không [Đầy Đủ Nhất 2023]

Ở Việt Nam, lá vông được sử dụng để gói nem tạo thêm hương vị thơm ngon hơn trong món ăn. Trong đông y cây vông được sử dụng như một vị thuốc nam với khá nhiều công dụng hữu ích. Dù biết đây là loại thuốc tốt nhưng nhiều người vẫn còn e ngại khi có điều thắc mắc ăn nhiều lá vông có sao không, có tốt không. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.

an-nhieu-la-vong-co-tot-khong
Ăn nhiều lá vông có sao không? có tốt không?

Giải mã bí mật về cây vông

Cây vông hay còn gọi là cây Hải đồng bì hoặc Thích đồng bì. Loại cây này có tên khoa học là Erythrina oricntalis, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Cây vông mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm hàng rào và lấy lá ăn, gói nem, hoặc làm cảnh.

Cây vông có độ cao trung bình từ 10m – 20m, thân có gai ngắn, lá cây dài khoảng 10cm – 15 cm, gồm 3 lá chét, hoa có màu đỏ tươi rất đẹp, quả giáp, dài từ 15cm – 30cm.

Lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, không độc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, giúp vết loét sớm lên da non,… Người ta dùng nhiều lá cây vông để trị mất ngủ bởi các dưỡng chất trong lá vông có tác dụng an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương, gây ngủ.

Lá hoặc vỏ cây vông đều được dùng để làm thuốc. Từ gỗ vông nem có thể điều chế chất Pterocarpan orientanol Amoxicillin, Pterocarpans B và C, Folitenol và Erythrabyssin II, Pterocarpene erycristagallin và prenylated isoflavone bidwillol A được điều chế từ rễ vông nem.

Nhưng có một điều đặc biệt cần lưu ý đó chính là lá và thân vông nem chứa một Alkaloid độc là erythrine.

Tác dụng tuyệt vời của cây vông

Chữa mất ngủ: Như chúng tôi giới thiệu ở trên thì cây vông có vị đắng nhạ, hơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Để có công thức chưa trị căn bệnh này bạn cần 20g lá vông tươi 20 đem rửa sạch, vò qua, vẩy khô rồi đem hấp vào nồi cơm sau khi cạn hoặc bạn có thể đun làm nước uống. Trước khi đi ngủ, bạn ăn vài lá vông này sẽ giúp ngủ rất sâu giấc.

Chữa lòi dom: bạn đem 30g lá vông và 10g lá sen giã nát lấy nước uống, còn bã đem chưng nóng rịt vào hậu môn.

Chữa sa dạ con: Sa dạ con hay còn gọi là sa tử cung là tình trạng tử cung bị rơi xuống dưới khung chậu nhỏ, trường hợp nặng có thể thò ra bên ngoài âm đạo. Người bệnh có cảm giác tức vùng bụng dưới, cửa mình, đi tiểu nhiều, nước tiểu trắng, ra nhiều khí hư trắng loãng, người mệt mỏi, đoản hơi, nếu làm việc nặng dạ con càng sa nhiều hơn, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng.

Bạn hãy nghe tôi mách ngay nhé hãy lấy 30g lá vông, 20g lá tiểu kế, 20g hạt tơ hồng, giã nhỏ, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: bạn cần dùng 20g lá vông đem giã nát rồi nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống.

Chữa sau đẻ máu sẫm, choáng đầu, mờ mắt: bạn chuẩn bị vỏ vông già, lá mần tưới, cỏ mần trầu, ngưu tất, mỗi vị 10g đem sắc uống.

Chữa phong thấp, chân tê phù: khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Để tránh tình trạng này bạn hãy đem ỏ cây vông, vỏ chân chim, kê huyết đắng, phong kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày/ 3 lần. Uống trong 10 ngày.

Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: với phần nguyên liệu giống như trường hợp lòi dom bạn cần 30g Lá vông, 10g lá sen đem giã rồi vắt lấy nước cốt uống.

Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: trong cuộc sống có không ít những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rối loạn kinh nguyệt ở chị em không chỉ khiến cho sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện mà còn gây mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm. hãy nhanh chóng dẹp đi sự mệt mỏi này bằng bài thuốc tuyệt vời từ cây vông với 15g hoa vông sắc uống hằng ngày, uống trong khoảng 1 tuần – 10 ngày.

Ăn nhiều lá vông có có tốt không?

Cây vông là loại cây có khá nhiều công dụng trong việc đồng hành bảo vệ sức khỏe của con người. Nhưng nhiều người vẫn còn e ngại với việc sử dụng nhiều loại lá này liệu có tốt hay không?

Như đã biết lá vông có rất nhiều công dụng đặc biệt là chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Theo các bác sĩ những người thường xuyên mắc phải chứng bệnh này thì nên sử dụng lá vông thay vì thuốc ngủ. Bởi vì trong lá vông có các chất giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ tương tự như thuốc ngủ nhưng lại không gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Như vậy, các bạn đã thấy được một điều rằng ăn lá vông không hề gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm mà ngược lại còn đem lại “sự hồi sinh” cho chúng ta. Nhưng bạn cần nhớ rằng cần sử dụng loại lá này với đúng mục đích, đúng bệnh với liều lượng hợp lý. Không nên vì lợi ích nó đem lại cho chúng ta mà nôn nóng lạm dụng với suy nghĩ mau chóng hết bệnh nhé, sẽ không tốt cho bạn đâu.

Có lẽ qua bài viết Ăn nhiều lá vông có sao không, có tốt không hôm nay các bạn đã tiếp thêm cho mình một lượng kiến thức về một loại thuốc nam tuyệt vời cho sức khỏe với nhiều công dụng khác nhau. Hãy đem những điều này chia sẻ ngay cho những người đang cần bạn nhé.