Khí áp là gì? Trong chương trình học phổ thông chúng ta đã được học về khí áp với môn Địa lý lớp 6 và nâng cao hơn trong Địa lý lớp 10. Vậy tại sao lại có khí áp, vì sao càng lên cao khí áp càng giảm…Để tìm hiểu nguyên nhân sinh ra khí áp, các loại khí áp trong tự nhiên và ôn tập lại kiến thức này theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Khí áp là gì?
Theo chương trình địa lý lớp 6 đã đưa ra giải thích về khí áp là j như sau: “Khí áp là sức ép không khí trực tiếp lên bề mặt Trái đất. Tùy theo tình trạng của không khí tại thời điểm đó sẽ có tỉ trọng khác nhau gây nên khí áp khác nhau.”
Trong phần khí áp là gì lớp 10 đã nêu thêm về sự phân bố của khí áp trên Trái Đất. Khí áp được phân bố xen kẽ và đối xứng với nhau qua đai áp thấp của xích đạo. Ở đầu 2 cực Nam và Bắc là hai cực đai áp cao, khi xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp. Tiếp tục đi xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam sẽ là áp cao và tiếp theo đai áp thấp sẽ nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Tóm lại:
– Các đai áp thấp: Nằm ở vị trí vĩ độ 60 độ, 0 độ, 60 độ
– Các đai áp cao: Nằm ở vĩ độ 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ.
>>> Bài viết tham khảo: Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới có đặc điểm gì?
Tại sao có khí áp xảy ra?
Khí áp xảy ra là do sự hình thành các lớp khí phủ xuống tạo áp suất lớn lên trên bề mặt Trái Đất. Mọi vật sinh sống trên Trái Đất đều phải chịu áp lực của lớp khí quyển bao quanh Trái Đất. Tỷ trọng của lớp khí quyển không đáng kể nhưng lớp khí quyển lại khá dày lên đến 60.000km nên tạo ra sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.
Dưới tác dụng của sức nén không khí xuống bề mặt Trái Đất tạo nên những mảng kết nối khác nhau và hình thành nên các đai khí áp. Bởi ở mỗi nơi khác nhau sẽ có sự nóng lạnh, nhiệt độ khác biệt. Chính điều này khiến cho khí áp phân bố xuống không đồng đều ở các nơi. Hình thành nên các đai khí áp cao và thấp trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp nằm xen kẽ nhau. Sự xen kẽ này làm cho lục địa và đại dương làm khí áp thay đổi không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp trong đó có 3 nguyên nhân chính tác động trực tiếp. Cụ thể:
Khí áp thay đổi theo nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp giảm do trong không khí xảy ra hiện tượng giãn nở, tỷ trọng giảm. Ngược lại khi nhiệt độ giảm xuống thấp, không khí co lại, khối lượng riêng tăng. Do đó, áp suất tăng, khí áp tăng khi nhiệt độ giảm.
Khí áp thay đổi theo độ cao
Càng lên cao khí áp càng giảm do ở trên cao không khí bị loãng đi, khiến sức nén của khí càng trở nên nhỏ đi nên khí áp càng giảm xuống.
Khí áp thay đổi theo độ ẩm
Trong không khí thường có chứa hơi nước sẽ nhẹ hơn không khí khô. Vì vậy, không khí có chứa nhiều hơi nước sẽ khiến cho khí áp giảm khi độ ẩm tăng. Khi nhiệt độ tăng cao thì hơi nước bị bốc hơi lên nhiều, chiếm chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm xuống. Hiện tượng này thường xảy ra và hay gặp ở những khu vực, các vùng nằm trong vùng áp thấp xích đạo.
Có mấy loại khí áp?
Như đã nói ở trên các đai khí áp trên Trái Đất gồm có 7 đai khí áp trong đó 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp nằm xen kẽ nhau. Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu do sự xen kẽ của lục địa và đại dương.
Như vậy có thể thấy khí áp được chia làm 2 loại đó là:
Khí áp cao
Là khối khí áp có tính chất khô và lạnh, gió thổi trong khu vực khí áp cao sẽ thổi xuống khu vực có khí áp thấp. Với luồng gió từ nơi có khí áp cao xuống vùng có khí áp thấp mang theo hơi lạnh và khô hanh nên hình thành thời tiết mùa đông lạnh như chúng ta thường thấy ở miền Bắc Việt Nam.
Ngoài ra, khối khí áp cao này nằm ở 4 vị trí là vĩ tuyến 90 độ Bắc, 90 độ Nam, 30 độ Bắc và 30 độ Nam.
Khí áp thấp
Ngược lại với tính chất khí áp cao, khí áp thấp có tính chất nóng, ẩm. Và chúng ta thường thấy biểu hiện rõ nhất là khu vực miền Nam Việt Nam khí hậu chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, không có thời tiết lạnh.
Dụng cụ đo khí áp là gì? Đơn vị đo khí áp là gì?
Đo khí áp bằng dụng cụ gì?
Việc đo được chính xác khí áp đóng vai trò quan trọng đối với con người. Từ đó có thể đưa ra được những dự đoán về thời tiết, nhằm hạn chế được hậu quả cực đoan của thời tiết có thể xảy ra. Tránh được nguy hiểm cho con người khi hoạt động, sinh sống.
Dụng cụ đo khí áp thường sử dụng là áp kế. Áp kế là dụng cụ chuyên biệt được sử dụng để đo áp suất của chất lỏng, chất khí. Hiện nay có 3 loại áp kế được sử dụng phổ biến là áp kế dùng nước, áp kế thủy ngân, áp kế hộp. Ngoài ra còn có máy ghi khí áp nhưng ít được sử dụng phổ biến.
Để đo áp suất khí quyển người ta thường dùng áp kế dùng nước. Căn cứ vào mực nước lên xuống chẳng hạn nếu khí áp thấp áp suất trong áp kế có mực nước tăng lên, ngược lại khi áp suất tăng, mực nước trong áp kế sẽ hạ xuống. Dựa vào xu hướng thay đổi của áp suất từ đó ta có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết.
Đơn vị đo khí áp là gì?
Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân (kí hiệu mmHg: đọc là mi – li thủy ngân). Một số trường hợp khác sử dụng đơn vị là bar hoặc mbar để đo khí áp.
Ta có:
1 mmHg = 1,333224 mbar
1 bar = 1000 mbar
Khí áp trung bình trên mặt biển có áp suất là 101,325 mbar tương đương với 760 mmHg. Trong đó, áp suất biển trung bình là áp suất khí quyển trung bình ở mực nước biển mà chúng ta thường nghe thấy trong các chương trình dự báo thời tiết, báo chí, internet…Dựa vào áp suất biển trung bình ta có thể dự đoán được khí hậu, thời tiết sắp xảy ra, chẳng hạn khi áp suất giảm nhanh là báo hiệu sắp có bão đến.
Mối quan hệ của khí áp và gió trên Trái Đất có ảnh hưởng gì?
Khí áp của Trái Đất phân bố không đồng đều nên tạo ra những vùng có khí áp cao và khí áp thấp. Do gió sẽ được thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp, nơi có khí áp thấp lại hút gió. Điều này làm cho các khối khí áp thấp (là nơi có áp thấp xích đạo hoặc vùng ôn đới) sẽ xảy ra hiện tượng mưa nhiều do gió thổi đến mang theo hơi nước gây mưa.
Ngược lại, những nơi có khối khí áp cao ( rõ rệt nhất là áp cao cận chí tuyến và 2 cực Bắc Nam) sẽ hình thành nên các vùng hoang mạc khô hạn. Bởi gió chỉ thổi đi mà không có gió thổi lại nên tại những vùng này lượng mưa ít, không khí khô, thường có tình trạng khô cằn.
Một số câu hỏi trắc nghiệm hay gặp về khí áp
Một số câu hỏi trắc nghiệm về khí áp hay gặp trong các đề kiểm tra để bạn có thể tham khảo và luyện tập thêm trong kỳ thi tới.
Câu 1: Khí áp giảm khi nhiệt độ
- Không giảm
- Nâng cao
- Giảm đi
- Không tăng
Đáp án: B
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng với sự thay đổi của khí áp?
- Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm.
- Độ cao càng tăng, khí áp giảm.
- Độ hanh khô tăng lên , khí áp thấp.
- Có nhiều hơi nước trong không khí, khí áp thấp.
Đáp án: C
Câu 3: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do lúc lên cao
- Không khí càng khô hơn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.
- Gió thổi càng mạnh làm đẩy không khí lên cao khiến khí áp giảm.
- Không khí càng loãng sức nén xuống càng bé khiến khí áp giảm.
- Lớp không khí càng mỏng dần nên sức nén bị giảm khiến khí áp giảm.
Đáp án: C
Câu 4: Nhận định nào sau đây được cho là đúng ?
- Nhiệt độ không khí tăng khiến cho khí áp giảm.
- Lúc khí áp tăng khiến cho nhiệt độ không khí tăng theo.
- Nhiệt độ không khí tăng khiến cho khí áp tăng.
- Lúc khí áp tăng khiến cho nhiệt độ không khí giảm xuống.
Đáp án: A
Câu 5: Sự chuyển dịch của các đai áp của Trái Đất chủ yếu là do
- Sự chỉnh sửa của hướng gió mùa gây ra.
- Sự chỉnh sửa nhiệt độ của đất liền và biển cả tạo ra.
- Di chuyển của Mặt Trời trong năm gây ảnh hưởng
- Sự chỉnh sửa độ ẩm.
Đáp án: B
>>> Bài viết tham khảo: Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu có mấy loại
Trên đây là những kiến thức về khí áp là gì? Những phân tích và giải thích về sự hình thành khí áp trên Trái Đất. Các loại khí áp, các dụng cụ đo và đơn vị đo khí áp. Cũng như những ảnh hưởng từ khí áp đối với đời sống của cong người. Hy vọng với những kiến thức bổ ích mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức địa lý lớp 6 để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Ngoài ra, có thể hiểu và vận dụng kiến thức dễ dàng hơn trong cuộc sống về những hiện tượng thời tiết đang diễn ra xung quanh ta. Để tìm hiểu thêm những kiến thức khác hãy thường xuyên truy cập vào thapgiainhiettashin.com.vn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!