Mẹo hay Top social media executive là gì [Đầy Đủ Nhất 2023]

Các doanh nghiệp đang xem mạng xã hội là “mỏ vàng” để khai thác khách hàng cho thương hiệu của mình. Cho nên Social Media Executive (Chuyên viên mạng xã hội) được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu trên mọi mặt trận của doanh nghiệp. Vậy yêu cầu của một Social Media Executive là gì? Công việc của một Social Media Executive như thế nào? Hãy cùng Marcomdo Academy khám phá nhé.

Social Madia Có Phải Là Mạng Xã Hội Như Chúng Ta Vẫn Nghĩ?

Chúng ta thường nhắc đến Facebook, Instagram, Twitter,… khi nói đến Social Media. Nhưng thực tế, các trang mạng xã hội, hay Social Network, chỉ là một mục con, một phần nhỏ của Social Media. Social Media là tất cả các Website, các trang Wiki (như Wikipedia, cho phép người dùng thêm và cập nhật thông tin), các nền tảng Website có nội dung được xây dựng bởi người dùng (như mạng xã hội và Blog). Cho phép người dùng chia sẻ và tương tác trực tuyến với người dùng khác. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam bởi vì không có nghĩa sát với từ gốc nên vẫn được dịch là mạng xã hội.

Social Media Executive Là Gì?

Chuyên viên Mạng xã hội – Social Media Executive là người quản lí và chịu trách nhiệm về các hoạt động trên tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp như Facebook, Twitter, Instagram,… Thông qua các chiến dịch Marketing cũng như nội dung tương tác hằng ngày. Họ là người đại diện cho thương hiệu, có trách nhiệm trò chuyện, hỗ trợ khách hàng tiềm năng. Từ đó gia tăng traffic, nâng cao niềm tin khách hàng và chốt đơn hàng một cách khéo léo nhất.

Làm Social Media Executive Là Làm Gì?

  • Phát triển nội dung: lên kế hoạch và chịu trách nhiệm phát triển nội dung. Bao gồm lên các ý tưởng sáng tạo, cập nhật xu thế thịnh hành,.. trên nền tảng Social Media như Facebook, Website, Zalo,…
  • Quản lí bài đăng: đảm bảo chất lượng nội dung, ý tưởng và giá trị mà bài đăng mang lại cho khách hàng. Tương tác với khách hàng trên các kênh như Facebook, Website, Zalo,.. hằng ngày.
  • Triển khai sự kiện truyền thông: tổ chức, hỗ trợ và điều hướng, thực hiện các sự kiện marketing (giải trí, quảng bá sản phẩm..), các online event (cuộc thi, game,…) cho khách hàng.
  • Hỗ trợ phân tích chiến lược truyền thông: hỗ trợ phân tích chiến lược truyền thông. Thông qua các bước cụ thể: theo dõi, đo lường, giám sát và tìm ra phương pháp cải thiện hiệu quả.
  • Xử lí khủng hoảng truyền thông: phối hợp các phòng ban khác của công ty như (PR, Sales…). Nhằm xử lí các khủng hoảng truyền thông trên các kênh Social Media như Facebook, Website, Twitter,…
  • Các công việc khác: cập nhật các xu thế mới để phát triển chất lượng nội dung trên các kênh truyền thông mạng xã hội. Báo cáo lên Trưởng phòng/ Giám đốc Marketing về hiệu quả của các kênh Social Media theo định kì.

Yêu Cầu Công Việc Của Một Social Media Executive Là Gì?

  • Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học trở lên. Ưu tiên chuyên ngành Truyền thông, Ngôn ngữ, Marketing, Quảng cáo.
  • Có kiến thức và kinh nghiệm quản lí các kênh Social Media như Facebook, Zalo, Twitter…
  • Có kỹ năng viết tốt, có thể ứng dụng trên kênh như: Facebook, Twitter, Zalo,…
  • Chịu được áp lực về công việc và tiến độ làm việc.
  • Có khả năng tổ chức và sắp xếp thời gian hợp lí.
  • Nhiều ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch trên các kênh truyền thông mạng xã hội.
  • Có kỹ năng thuyết trình tốt.

Những Kiến Thức Và Kỹ Năng Liên Quan Đến Nghề – Social Media Executive Là Gì?

Kỹ Năng Thiết Kế

Trong thế giới của Social Media, nội dung phải bắt kịp hình ảnh. Vì thế bạn có thể sẽ không có thời gian để làm việc trực tiếp với các Designer. Bạn cần trang bị một số kiến thức thiết kế cơ bản như sử dụng Photoshop, Canva,… để có thể dùng trong những lần bạn cần thiết kế hình ảnh cho nội dung của mình. Và đăng tải trên các mạng xã hội trong vòng một nốt nhạc.

Sáng Tạo Đa Phương Tiện.

Hình ảnh và video là hai dạng content (nội dung) hiệu quả nhất trên các kênh Social Media. Trên thực tế, các fan của mạng xã hội chia sẻ nội dung về hình ảnh hơn gấp 40 lần so với bất kỳ dạng content nào khác. Do đó có kỹ năng để sản xuất những hình ảnh và video có nội dung chất lượng cho các kênh xã hội khác nhau như Facebook, Zalo, Twitter,… là một kỹ năng quan trọng đối với một chuyên gia trong lĩnh vực Social Media.

Analytics

Cũng giống như bất kỳ kênh Marketing nào, số liệu là thứ nói lên tất cả. Vì vậy điều quan trọng là một chuyên gia Social Media, bạn không chỉ có kiến thức thống kê một cách chi tiết về lưu lượng khách hàng đã ghé thăm các trang Social Media của mình. Mà còn làm thế nào để phân tích và rút ra kết luận quan trọng để giúp phát triển và cải thiện các kênh xã hội đó tốt hơn.

Tối Ưu Dịch Vụ Khách Hàng

Social Media là một kênh mới mà khách hàng dùng để liên hệ với doanh nghiệp. Nó là một công cụ đòi hỏi phải đáp ứng dịch vụ khách hàng, làm hài lòng khách hàng ngay lập tức. Từ giải quyết khiếu nại và làm giảm sự tức giận của khách hàng. Biết làm thế nào để tạo và nuôi dưỡng các mối quan hệ với người hâm mộ trên Social Media. Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết cho các chuyên gia Social Media.

Phát Triển Nội Dung

Từ nguồn nội dung bên ngoài dùng để chia sẻ trên kênh Social. Phát triển nội dung chính là yếu tố quan trong của bất kỳ nền tảng Social Media thành công nào. Học cách để viết cả dạng nội dung dài và nội dung ngắn. Học cách viết content chuẩn SEO cho các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Phát triển tất cả các loại nội dung từ hình ảnh và video, những câu chuyện hay các chiến dịch. Để trở thành một chuyên gia Social Media chuyên nghiệp thành công, bạn phải là một người kể chuyện, nhà văn và phát triển nội dung tốt.

Là ngành nghề mới được hình thành khoảng 5 năm trở lại đây. Khi người dùng ngày càng bày tỏ xu hướng kết nối – chia sẻ và cá nhân hóa trên nền tảng digital. Social Media Executive đang trở thành xu hướng của các ngành nghề trong thời đại công nghệ số – công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.