Tổng hợp Top phenolphtalein hóa hồng khi nào [Hot Nhất 2023]

Cùng với quỳ tím, Phenolphtalein là một thuốc thử khá quen thuộc để nhận biết tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch trong chương trình hóa học phổ thông. Marathon Education sẽ giúp các em nắm rõ các khái niệm Phenolphtalein là gì, tính chất đặc trưng, công thức hóa học, cách nhận biết các chất, cách điều chế và ứng dụng của hợp chất này qua bài viết sau.

>>> Xem thêm: Phenol Là Gì? Tính Chất Hóa Học Và Ứng Dụng Của Phenol

Phenolphtalein là gì?

Phenolphtalein được phát hiện bởi nhà hóa học người Đức Adolf von Baeyer vào năm 1871, thường được viết tắt là “HIn” hoặc “phph”. Hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng lỏng hoặc dạng bột màu trắng. Ở dạng lỏng, Phenolphtalein có kết cấu đậm đặc hơn nước, không có mùi và trong suốt.

Công thức hóa học và cấu tạo phân tử của Phenolphtalein

Công thức phân tử của Phenolphtalein là C20H14O4.

Cấu tạo phân tử của hợp chất:

Cụ thể hơn, các em có thể tìm hiểu cả 4 dạng của phân tử Phenolphtalein dưới đây:

chương trình học thử

>>> Xem thêm: Phenyl Axetat Là Gì? Công Thức Cấu Tạo Và Tính Chất

Các tính chất đặc trưng của Phenolphtalein

Phenolphtalein có những tính chất đặc trưng sau:

  • Khả năng tan trong nước rất kém (400 mg/l), nhưng lại hòa tan tốt trong rượu và ether.
  • Khối lượng mol là: 318,328 g/mol-1.
  • Khối lượng riêng là: 1.277 g/cm3.
  • Áp suất hơi ước tính: 6,7 x 10-13 mmHg.
  • Nhiệt độ nóng chảy của Phenolphtalein là: 262,5 độ C.
  • Phenolphtalein còn có đặc điểm nổi bật chính là bị phân hủy khi đun nóng, tỏa ra khói cay nồng và khó chịu.

Phương pháp điều chế Phenolphtalein

Phenolphtalein được điều chế bằng cách cho điều chế bằng cách cho phenol tác dụng với anđehit phthalic theo tỷ lệ 1:2. Phản ứng xảy ra trong môi trường môi trường axit sunfuric đậm đặc, với chất xúc tác là kẽm clorua.

Cách pha dung dịch Phenolphtalein

Ta thực hiện 3 bước sau để pha dung dịch Phenolphtalein 0.1%:

Bước 1: Cho vào cốc 0,02 gam Phenolphtalein

Bước 2: Cho vào cốc 20ml ancol 95% và khuấy đều bằng máy khuấy cho đến khi hòa tan

Bước 3: Cho thêm 50ml nước cất vào dung dịch và tiếp tục khuấy đều.

Bước 4: Cho dung dịch vừa pha vào chai thủy tinh hoặc chai nhựa có màu tối và đậy kín nắp để sử dụng

Ứng dụng của Phenolphtalein

Ứng dụng quan trọng nhất của Phenolphtalein là dùng để thử độ pH hoặc chuẩn độ axit – bazơ của dung dịch, giúp các em nắm vững những chất làm đổi màu Phenolphtalein:

  • Đối với dung dịch có tính axit, dung dịch không đổi màu.
  • Đối với những dung dịch có tính bazơ, Phenolphtalein sẽ chuyển sang màu hồng nhạt.
  • Nếu nồng độ của chất chỉ thị đậm đặc, dung dịch có thể chuyển thành màu tím.
  • Với những dung dịch có tính kiềm cực mạnh (độ pH > 10), dung dịch sẽ trở về không màu.

Ngoài ra, Phenolphtalein có khả năng thử nghiệm các dấu hiệu của phản ứng cacbonat hóa trong bê tông. Nếu dung dịch Phenolphtalein 1% tiếp xúc với bê tông bình thường, nó sẽ chuyển sang màu hồng sáng. Nếu hợp chất này không đổi màu thì chứng tỏ bê tông đã trải qua quá trình cacbonat hóa.

Phenolphtalein còn được dùng để làm thuốc thử trong các xét nghiệm pháp y. Hợp chất này giúp xác định sự xuất hiện của hemoglobin trong mẫu xét nghiệm.

Trong mực, Phenolphtalein được trộn với natri hydroxit và phản ứng với khí CO2 trong không khí. Phản ứng này làm giảm độ pH xuống dưới mức gây ra sự thay đổi màu sắc khi các ion hidro được giải phóng qua phương trình hóa học bên dưới.

OH- + CO2→ CO32- + H+

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Marathon Education hy vọng đã giúp các em có thể hiểu rõ hơn về hợp chất Phenolphtalein với những kiến thức thú vị gồm định nghĩa, công thức hóa học, cấu tạo nguyên tử cũng như những chất làm đổi màu Phenolphtalein được chia sẻ trong bài viết trên. Các em hãy nhớ thường xuyên truy cập vào website Marathon Education để học online thêm nhiều kiến thức Toán – Lý – Hóa. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!