Lưu ngay Top ngủ rũ là gì hot nhất hiện nay 2023

Chứng ngủ rũ là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ mà không ít người gặp phải. Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Hãy cùng MEDLATEC giải mã chứng ngủ rũ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

26/09/2022 | Nghiến răng khi ngủ, nguyên nhân và 3 cách đơn giản khắc phục22/09/2022 | Chuyên gia phân tích nguyên nhân rối loạn giấc ngủ và cách điều trị thích hợp22/09/2022 | Nên ăn gì chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn và những lưu ý khác

1. Dấu hiệu nhận biết chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ là tình trạng rối loạn thần kinh khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát cơn buồn ngủ và khó giữ được tỉnh táo khi cần thiết. Bệnh nhân bị ngủ rũ hay có cảm giác buồn ngủ nhiều lần vào ban ngày và khó có thể cưỡng lại được cơn buồn ngủ ập đến, điều này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Ngủ rũ được phân thành 2 loại đó là ngủ rũ tê liệt nhất thời và loại còn lại là ngủ rũ không tê liệt nhất thời. Thường thì tình trạng ngủ rũ sẽ bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 10 – 25.

Người bị ngủ rũ luôn cảm thấy buồn ngủ và có thể ngủ gục bất kỳ lúc nào

Người bị ngủ rũ luôn cảm thấy buồn ngủ và có thể ngủ gục bất kỳ lúc nào

Bệnh nhân ngủ rũ sẽ có các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Ban ngày ngủ rất nhiều: người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào không thể định trước. Điều này khiến người bệnh giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội hàng ngày;

  • Bóng đè: không ít người đã từng gặp phải tình trạng này trong đời. Nó diễn ra trong giấc ngủ khiến toàn bộ cơ thể bị liệt tạm thời, mắt chuyển động nhanh. Những người bị ngủ rũ thường có các hành vi bất thường trong khi ngủ như nói mớ, tạm thời mất khả năng cử động, di chuyển,… Hiện tượng bóng đè chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (trong vài giây hoặc vài phút) nhưng lại gây ra tâm lý sợ hãi và hoang mang cho người bệnh;

  • Mất trương lực cơ đột ngột: với các dấu hiệu như thể chất thay đổi, nói lắp, các cơ trở nên yếu hoàn toàn và điều này xảy ra trong vài giây hoặc vài phút tùy từng trường hợp. Bệnh nhân khi mất trương lực cơ sẽ mất đi khả năng kiểm soát, thậm chí là kích hoạt những trạng thái tâm lý, cảm xúc mãnh liệt như cười đùa một cách phấn khích hoặc bất ngờ, sợ hãi, giận dữ,… Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng này từ 1 – 2 lần/năm nhưng không phải ai ngủ rũ cũng bị;

  • Gặp ảo giác: có thể xảy ra khi bệnh nhân ngủ và ngay cả khi thức. Hiện tượng này khá đáng sợ do ảo giác mà bệnh nhân gặp phải khá rõ ràng, chân thực;

  • Các triệu chứng khác: bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ thường bộc lộ ra các đặc điểm khác như ngưng thở khi ngủ (trong thời gian ngắn hoặc thậm chí lặp lại suốt cả đêm), mất ngủ, hội chứng chân không yên (luôn muốn đứng lên di chuyển khi ngủ), thực hiện các hành vi trong giấc mơ như đá chân, đập tay, nói chuyện, cười đùa, la hét,…

2. Nguyên nhân nào gây nên chứng ngủ rũ

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của chứng ngủ rũ có thể là do não gặp phải tình trạng mất cân bằng hóa học. Phần lớn những người bị ngủ rũ đều có hàm lượng Hypocretin ở mức thấp. Hypocretin là một dạng chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ duy trì sự tỉnh táo cho trí não. Ở những trường hợp hiếm gặp, ngủ rũ còn là hệ quả của khiếm khuyết trong di truyền làm cản trở quá trình sản sinh hypocretin.

Đối với bệnh nhân bị ngủ rũ tê liệt nhất thời, các chuyên gia nhận định rối loạn miễn dịch là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm các tế bào não đảm nhận chức năng sản xuất hypocretin. Cụ thể khi tình trạng rối loạn miễn dịch xảy ra, các tế bào khỏe mạnh sẽ bị tiêu diệt và ảnh hưởng đến chức năng bình thường của chúng.

Trong những ca bệnh hiếm gặp khác chứng ngủ rũ có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương. Tức là một số bộ phận ở não có vai trò điều chỉnh giấc ngủ gặp chấn thương hoặc bệnh nhân mắc phải các bệnh lý ở não cũng có thể gây nên chứng ngủ rũ.

Tình trạng mất cân bằng hóa học trong não có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ rũ

Tình trạng mất cân bằng hóa học trong não có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ rũ

Một số nguyên nhân khác của ngủ rũ: tiếp xúc nhiều với độc tố, nhiễm trùng, căng thẳng kéo dài, nội tiết tố thay đổi, lịch sinh hoạt bị đảo lộn,…

3. Một số phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán ngủ rũ

Để kết luận bệnh nhân có đang bị chứng ngủ rũ hay không, bên cạnh dựa trên những biểu hiện lâm sàng thì bác sĩ sẽ kết hợp chẩn đoán thông qua các yếu tố như sau:

  • Khai thác lịch sử ngủ rũ: bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ về lịch sử giấc ngủ hàng ngày thông qua các câu hỏi ngắn giúp đánh giá chính xác về tình trạng bệnh;

  • Theo dõi nhật ký buồn ngủ: người bệnh cần ghi lại chính xác lịch trình giấc ngủ của mình mỗi ngày trong vòng từ 1 – 2 tuần. Dựa trên nhật ký này bác sĩ sẽ so sánh biểu đồ tương quan giữa lịch thức và lịch ngủ. Hoặc bệnh nhân sẽ đeo thiết bị actigraph tương tự như một chiếc đồng hồ đeo tay giúp theo dõi và ghi lại chu trình giấc ngủ của người bệnh;

  • Thử độ trễ giấc ngủ: giúp kiểm tra thời điểm bệnh nhân chìm vào giấc ngủ tiếp theo, mỗi giấc ngủ trong ngày cách nhau bao nhiêu lâu. Bệnh nhân bị ngủ rũ mắt thường chuyển động nhanh và dễ dàng chìm vào giấc ngủ;

  • Nghiên cứu sâu hơn về giấc ngủ: sử dụng các điện cực để đặt lên da đầu bệnh nhân giúp kiểm tra các tín hiệu trong quá trình ngủ. Bệnh nhân cần thực hiện biện pháp này tại viện.

Bệnh nhân cần ghi lại lịch ngủ của mình để theo dõi và chẩn đoán bệnh ngủ rũ

Bệnh nhân cần ghi lại lịch ngủ của mình để theo dõi và chẩn đoán bệnh ngủ rũ

Sau khi đã chẩn đoán, xác định bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp tối ưu nhất đối với tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để khắc phục chứng ngủ rũ và bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đã đưa ra. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần báo cáo lại hiệu quả, phản ứng khi điều trị để có những sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra bệnh nhân không được tự ý đổi loại thuốc, ngưng dùng, thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Đối với những trường hợp ngủ rũ kèm theo bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của MEDLATEC đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng ngủ rũ và các nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nếu bạn vẫn cần được giải đáp thêm về chứng ngủ rũ hoặc các bệnh lý khác, hãy đặt lịch khám ngay cùng các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.