3. Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi
Bên cạnh việc dùng máy phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết cho bầu không khí trong nhà, bạn cũng cần giữ độ ẩm cho cơ thể từ bên trong bằng việc uống đủ nước.
Có thể nói, khi cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể, không chỉ từ nước lọc mà còn từ nước trà hoặc rau củ, trái cây… thì bạn đã giúp niêm mạc mũi được giữ ẩm từ trong ra ngoài.
4. Xông hơi mặt
Hoạt động xông hơi vùng mặt không chỉ có tác dụng chăm sóc da mà còn có thể làm giảm khô mũi. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chuẩn bị một chậu nước nóng, tiếp theo là cúi đầu và giữ nguyên tư thế này để hít thở hơi nước bốc lên trong vài phút. Bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn lớn để trùm đầu.
Việc hít thở hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng và phổi để đẩy dịch nhầy dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, khi xông hơi bạn cần chú ý không đưa mặt quá gần chậu nước nóng để tránh bị bỏng.
5. Thay đổi thuốc điều trị bệnh về mũi
Nếu bạn bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hội chứng Sjogren, việc uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là khô mũi dù nhà bạn có sử dụng máy điều hòa hay không. Đối với trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi đơn thuốc phù hợp hơn nhé.
Giải pháp ngăn ngừa tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi
Nếu bạn đã và đang trải qua tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi thì việc thực hiện các biện pháp làm giảm sự khó chịu tạm thời là chưa đủ. Thêm vào đó, bạn nên áp dụng các giải pháp ngăn ngừa tình trạng này lâu dài, bao gồm:
1. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Môi trường sống nhiều bụi bẩn không chỉ khiến bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng nặng hơn mà còn khiến niêm mạc mũi dễ nhiễm khuẩn, kích ứng và khô. Vì vậy, đừng bỏ qua việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo bầu không khí thông thoáng, trong lành cho bạn và cả gia đình.
2. Vệ sinh hệ thống máy điều hòa định kỳ
Việc bảo trì máy điều hòa kém và không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến thiết bị này thải vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác ra không khí khi hoạt động. Từ đó gây ra hàng loạt vấn đề liên quan đến hô hấp và dị ứng ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Vì vậy, lời khuyên là bạn nên tiến hành bảo trì máy điều hòa định kỳ cũng như vệ sinh bộ lọc thường xuyên. Hoạt động này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, ngăn ngừa tình trạng khô mũi cũng như các bệnh hô hấp khác.
3. Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách
Bên cạnh việc giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm không khí trong nhà, bạn cũng nên lưu ý hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh khoang mũi đúng cách. Trong đó, duy trì thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý rất hữu ích trong việc làm sạch, giữ ẩm niêm mạc mũi để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập sâu vào bên trong khí quản và phổi.
Ngoài ra, để tránh tổn thương niêm mạc mũi, bạn không nên xì mũi quá mạnh sau khi hắt hơi. Đồng thời, cần rửa tay sau khi xì mũi để tránh phát tán vi khuẩn, virus ra xung quanh.
Nằm điều hòa bị khô mũi không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn không nên để tình trạng này kéo dài, tránh gây ra nhiều bệnh khác về mũi và hệ hô hấp. Nếu các giải pháp cải thiện tại nhà không hiệu quả thì bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!