Lịch sử giá cổ phiếu MBB và những thông tin cần biết

vnf-mb-2020-

Cổ phiếu MBB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Thông tin khái quát về Ngân hàng Quân đội

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội.

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Military Commercial Joint stock Bank.

Tên viết tắt: Ngân hàng Quân đội (MB).

Điện thoại: 024 62661088.

Email: [email protected]

Mã chứng khoán: MBB.

Vốn điều lệ: 27.987.568.720.000 đồng.

Fax: 024 62661080.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0100283873 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/1994, thay đổi lần thứ 48 ngày 02/12/2020.

Ngày thành lập: 4/11/1994.

Trụ sở chính: Tòa nhà MB Số 18 Lê Văn Lương Phường Trung Hòa Quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 4/11/1994, Ngân hàng Quân đội (MB) được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.

Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi. Năm 2004, tròn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ đồng và khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Trong giai đoạn 2005-2009, MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ…

Có thể nói, đây là giai đoạn tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này.

Năm 2010, MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 – 2016, với kỳ vọng đưa MB vào Top 3 ngân hàng thương mại cổ phần không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngành ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sát nhập, biến mất trên thị trường.

Trong giai đoạn chiến lược mới 2017-2021, MB định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn, dẫn đầu về số hóa.

Năm 2020, MB khai trương và đưa vào vận hành trụ sở mới, hiện đại tại số 18 Lê Văn Lương, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. MB hiện là một trong 13 đơn vị có mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.

Đến tháng 12/2020, hệ thống mạng lưới MB có 1 Hội sở chính và 300 điểm giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu MBB nhất?

Khối lượng cổ phiếu MBB đang niêm yết trên sàn chứng khoán là 3.778.321.777 cổ phiếu.

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội – Viettel hiện đang là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu MBB nhất với 529.269.108 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 14,01%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu MBB thứ hai là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) với tỷ lệ sở hữu 9,34%. Tiếp theo là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 7,39%.

Lịch sử giá cổ phiếu MBB qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu MBB

Lịch sử giá cổ phiếu MBB. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu MBB. Nguồn đồ thị: TVSI

Nhìn chung, kể từ khi được giao dịch trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu MBB có xu hướng tăng nhưng chưa thực sự đột phá. Năm 2017 đánh dấu một bước ngoặt khi giá cổ phiếu MBB bắt đầu tăng với độ dốc cao theo đà tăng của chỉ số VN-Index. Sau khi tạo đỉnh tạm thời, giá cổ phiếu MBB hạ nhiệt và bắt đầu tăng mạnh trở lại theo xu hướng chung của thị trường.

Giá cổ phiếu MBB cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu MBB cao nhất là 32.185 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/06/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu MBB thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu MBB thấp nhất là 3.180 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/12/2011 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu MBB không?

Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Quân đội

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu tổn thương do đại dịch Covid-19, MB đã dành 10% doanh thu với khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp do ảnh hưởng Covid-19 thông qua việc giảm lãi suất, phí… và đảm bảo hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu do Đại hội cổ đông giao:

Tổng tài sản tăng 20,3% so với 2019, vượt 11% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.688 tỷ đồng, tăng 6,5% so với 2019, vượt 18,9% kế hoạch năm, Lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng đạt 9.698 tỷ đồng, tăng 4,4% so với 2019. Các chỉ tiêu hiệu quả như ROE đạt 19,13%, thuộc nhóm ngân hàng có hiệu quả cao trong hệ thống.

Chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu tập đoàn ở mức 1,09%, nợ xấu ngân hàng ở mức 0,92%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (riêng ngân hàng) đạt 158,9%, thuộc top đầu trên thị trường.

Tỷ lệ LDR của MB ở mức 72,27%, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn 31,6%, CAR 10,42%.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận của nhà băng này tăng tới 46% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 11.885 tỷ đồng, vượt VPBank để đứng thứ 4 trong hệ thống ngân hàng niêm yết.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu MBB?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu MBB tại ngày 11/11/2021 là 28.100 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.810.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của Ngân hàng Quân đội

MB đặt mục tiêu “TOP 5, phấn đấu TOP 3 ngân hàng thương mại về chất lượng và hiệu quả, dẫn đầu về số hóa”, tiếp tục tầm nhìn “MB là ngân hàng thuận tiện nhất”, phấn đấu “Số 1 về ngân hàng số, nằm trong Top 3 ngân hàng bán lẻ tại thị trưởng Việt Nam”.

Phương châm điều hành “Tăng tốc số, đột phá bán lẻ, an toàn – hiệu quả”, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng tăng theo giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5%, tăng huy động vốn cân đối chi phí vốn phù hợp, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tối thiểu 10% và tuân thủ các giới hạn theo quy định.

Xây dựng chiến lược, tập trung chuyển đổi số. Quản lý hệ thống Xây dựng chiến lược kinh doanh mới, kế thừa mạnh mẽ các nền tảng kinh doanh; công nghệ; văn hoá doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội trên nền tảng số. Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng năng động và bền vững.

Tăng tốc thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng. Đặc biệt tăng mạnh kinh doanh ngân hàng số, tăng trưởng cao (3 – 4 lần) lượng khách hàng mới. Liên tục phát triển tính năng mới trên 2 nền tảng số APP MBBank và BIZ MBBank. Chuyển dịch bán lẻ toàn diện.

Cải tiến các hệ thống BPM, CRM – Smart RM, hoàn thiện tính năng APP Chat tăng tương tác và bán hàng với khách hàng, tăng trải nghiệm cho khách hàng trên các kênh online. Kiểm soát chặt rủi ro, tăng tính thông minh trong các hệ thống quản trị rủi ro (mô hình hóa xếp hạng tín dụng, xác suất vỡ nợ (PD), dự án phòng chống tội phạm tài chính (FCRM), dự án đánh giá mức độ đủ vốn (ICAAP))….