1. Ánh Viên là ai?
Ánh Viên là vận động viên bơi lội xuất sắc thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và Đội tuyển Bơi lội Quốc gia Việt Nam. Trong sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, “kình ngư số 1 Việt Nam” Ánh Viên đã ghi tên vào lịch sử bơi lội Đông Nam Á với kì tích đáng ngưỡng mộ khi giành tới 8 tấm HCV, phá 8 kỷ lục Seagames chỉ trong một kỳ đại hội. Cô đồng thời là đại úy quân đội trẻ nhất được tặng Huân chương lao động hạng nhì vào năm 2015.
>>> Xem thêm: “Kình ngư” Ánh Viên xin giải nghệ ở tuổi 25
2. Tiểu sử Ánh Viên
2.1. Ánh Viên tên thật là gì?
Ánh Viên có tên thật là Nguyễn Thị Ánh Viên.
2.2. Ánh Viên sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Ánh Viên sinh ngày 9/11/1996 (25 tuổi).
2.3. Ánh Viên quê ở đâu?
Ánh Viên quê ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
2.4. Ánh Viên cao bao nhiêu?
Ánh Viên cao 1m73.
2.5. Ánh Viên học trường nào?
Ánh Viên theo học tại Trường đại học Thể dục thể thao TP.HCM.
2.6. Nghề nghiệp của Ánh Viên là gì?
Nghề nghiệp của Ánh Viên là vận động viên bơi lội.
3. Sự nghiệp và thành tích của Ánh Viên
3.1. Hành trình vươn lên thành “Kình ngư số 1” của làng thể thao Việt Nam
Ngay từ lúc 5 tuổi, Ánh Viên được ông nội dạy bơi và đã thành thạo chỉ sau 3 ngày học. Đến khi học lớp 5, cô được nhà trường chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, thành phố và đạt được thành tích xuất sắc, trở thành người bơi lội “không có đội thủ” trong làng.
Cô đã sớm được các huấn luyện viên của Trung tâm Thể dục Thể Thao Quốc phòng 4 (Quân khu 9) phát hiện tài năng và tạo điều kiện tập huấn, thi đấu, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn. Chỉ mới 16 tuổi, Ánh Viên đã sở hữu chiều cao 1m7, sải tay dài 1,78 m, bàn chân to và có các nhóm cơ suôn dài, đây đều là những yếu tố thuận lợi giúp cô chinh phục được các giải thi đấu bơi lội sau này.
Năm 2011, Ánh Viên chính thức đầu quân vào Đội tuyển quốc gia. Cô đạt được 10 HCV trong 10 nội dung đăng ký thi đấu tại Giải bơi lội các nhóm tuổi vô địch toàn quốc. Tại SEA Games 26 (Indonesia, Ánh Viên xuất sắc giành được 2 HCB ở nội dung 100m bơi ngửa và 400m hỗn hợp.
Năm 2012, “Kình ngư” trẻ Ánh Viên phá chuẩn B Olympic tại nội dung 200 m bơi ngửa với thời gian 2 phút 13 giây 66, giành HCV, vượt 4 chuẩn B Olympic tại Giải bơi lội Đông Nam Á. Cô cũng đại diện cho Việt Nam thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2012 với các môn 200m bơi ngửa và 400m bơi hỗn hợp cá nhân.
Năm 2013, tại Đại hội Thể thao trẻ châu Á lần 2 diễn ra ở Nam Ninh, Trung Quốc, Ánh Viên giành được 4 huy chương (3 HCV, 1 HCB). Tiếp đó, tại SEA Games 27 diễn ra ở Myanmar, Ánh Viên giành được 6 huy chương (3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ), phá 2 kỷ lục Sea Games ở các cự ly 200 m ngửa (2 phút 14 giây 80) và 400 m hỗn hợp (4 phút 46 giây 16), được bình chọn là “Ấn tượng vàng SEA Games 27”.
Tháng 8/2013, Nguyễn Thị Ánh Viên được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 trao tặng quân hàm Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp và khen thưởng vì những thành tích mà cô đã mang về cho làng thể thao Việt Nam.
Có thể nói, trong số các vận động viên bơi lội của Việt Nam, Ánh Viên được xem là vận động viên thành công nhất lịch sử. Danh xưng “Kình ngư số 1 Việt Nam”, “Siêu kình ngư, “cô gái thép” cũng gắn liền với sự nghiệp bơi lội của Ánh Viên từ đó.
3.2. Ánh Viên được tập huấn dài hạn ở Mỹ, trên đà đỉnh cao sự nghiệp
Sau gần 2 năm đầu quân cho câu lạc bộ bơi Saint Augustine (bang Florida), Ánh Viên chuyển sang thi đấu cho CLB nổi tiếng Ebiscobal và được dẫn dắt bởi chuyên gia xuất sắc của làng bơi lội Mỹ Cray Anthony Teeters, Nữ kình ngư thậm chí được nhận đầu tư lên đến 30 tỉ đồng trong khoảng từ năm 2012 – 2019 để tập huấn dài hạn tại Mỹ và đã được đền đáp xứng đáng với loạt thành tích mang về sau đó.
Cuối năm 2013, sau khi thi đoạt 3 HCV tại SEA Games lần thứ 27 tại Myanmar và đoạt 4 HCV, 2 HCB, Ánh Viên cũng nhanh chóng phá kỷ lục cự ly 400m hỗn hợp tại Giải bơi Mùa xuân bang Florida, Mỹ vào tháng 3/2014. Thành tích này đã giúp Ánh Viên trở thành VĐV Việt Nam vượt chuẩn A thế giới và lọt vào top 10 VĐV có thành tích tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng của FINA. Cùng trong năm này, Ánh Viên được Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Bộ Quốc phòng thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy trước niên hạn khi cô mới chỉ 18 tuổi.
Năm 2014, Ánh Viên đoạt HCV Olympic trẻ nội dung 200m hỗn hợp. Đến tháng 9 cùng năm, Ánh Viên đoạt 2 HCĐ nội dung 200m ngửa và 400m hỗn hợp tại Asian Games 2014.
Tại FINA World Cup 2015 diễn ra tại Moscow, Nga, Ánh Viên đã mang về 2 tấm huy chương đỉnh cao cho đoàn thể thao Việt Nam gồm: HCĐ ở nội dung 200m hỗn hợp và HCB ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Tại chặng 2 ở Paris, Ánh Viên tiếp tục giành thêm 1 tấm HCB nội dung 400m hỗn hợp cá nhân.
SEA Games 2015 (lần thứ 28) ở Singapore chính là kỳ đại hội đỉnh cao nhất trong sự nghiệp bơi lội của Ánh Viên khi nữ kình ngư này liên tiếp giành 8 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ và phá 3 kỉ lục của Sea Games. Một lần nữa, thành tích vô cùng ấn tượng tại Sea Games 28 đã giúp Ánh Viên được đề xuất thăng hàm từ Đại úy lên Thiếu tá.
Có thể nói, xuyên suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao 10 năm qua, Ánh Viên đã giành rất nhiều huy chương, thành tích đáng ngưỡng mộ trong làng Bơi lội Việt. Tại đấu trường trong nước, Ánh Viên gần như không có đối thủ tại các nội dung tham dự khi liên tiếp giành HCV tại các giải đấu và lập nhiều kỉ lục quốc gia.
3.2. Phong độ giảm sút, từng trầm cảm vì áp lực thành tích
Tại các kì SEA Games, Ánh Viên luôn là niềm hi vọng lớn lao của đoàn thể thao Việt Nam, tuy nhiên từ giai đoạn từ cuối 2017 trở đi, thành tích của Ánh Viên có dấu hiệu sa sút nhưng không được điều chỉnh kịp thời. Chính Ánh Viên cũng đã thừa nhận bản thân đang trong giai đoạn phong độ đi xuống.
Ngoài ra, lịch thi đấu sắp xếp quá dày đặc và áp lực thành tích cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thành tích của cô tại các kì thi đấu sau đó. Trước khi ASIAD 2018 diễn ra, HLV Đặng Anh Tuấn đã bất ngờ tiết lộ rằng kình ngư sinh năm 1996 đã từng bị trầm cảm vì chịu quá nhiều áp lực về thành tích cá nhân, phải nhờ tới bác sĩ tâm lý điều trị trong suốt 3 tháng.
Tại SEA Games lần thứ 30 (2019) ở Philippines, Ánh Viên đã đem về 6 HCV và 2 HCB, trở thành Vận động viên sở hữu nhiều huy chương nhất tại SEA Games 30. Tuy nhiên, 6 HCV và 2 HCB vẫn chưa đạt mục tiêu của Ánh Viên tại SEA Games năm đó khi nữ vận động viên hướng tới giành ít nhất 8 HCV – thành tích mà cô từng đạt được ở hai kì đại hội trước. Điều này cũng là lý do khiến Huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn xin thôi dẫn dắt Ánh Viên vì không đạt đủ chỉ tiêu đề ra.
Đầu năm 2020, Ánh Viên kết thúc tập huấn ở Mỹ, cô về nước và chỉ tập trung thi đấu tại giải SEA Games. Điều này đồng nghĩa với việc, “kình ngư số 1 Việt Nam” khó có cơ hội nào tỏa sáng tại châu lục.
Cuối tháng 7 vừa qua, Ánh Viên kết thi thi đấu Olympic Tokyo 2020 với thành tích thất bại ở 2 nội dung 200m và 800m tự do nữ. Đây cũng là lần thứ 2 nữ kình ngư Việt thất bại ở một kỳ Olympic. Tại Rio 2016, thời điểm mà Ánh Viên nhận được nhiều kỳ vọng nhất, cô cũng không thể tỏa sáng ở vòng loại.
>>> Xem thêm: Đoàn thể thao Việt Nam rời Olympic mà không giành được huy chương nào
3.3. Ánh Viên từ giã sự nghiệp bơi lội ở tuổi 25, trước kì SEA Games 31 diễn ra
Ngày 8/10, giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM – ông Võ Quốc Thắng tiết lộ, vận động viên bơi lội Ánh Viên đã bày tỏ nguyện vọng chia tay đội tuyển Quốc gia cũng như xin dừng sự nghiệp thi đấu ở tuổi 25.
Theo như nội dung trao đổi với Tuổi Trẻ online, ông Võ Quốc Thắng cho hay quyết định này được Ánh Viên đưa ra sau khi đã suy nghĩ rất kĩ càng. Nữ vận động viên bơi lội nổi tiếng chia sẻ cô đã dành toàn bộ tuổi trẻ của mình để bơi lội và cống hiến cho thể thao Việt Nam. Do đó khi ở độ tuổi 25, vốn không còn trẻ với một vận động viên bơi đồng thời thành tích đang đi xuống, Ánh Viên muốn giã từ sự nghiệp bơi lội để dành thời gian cho việc học cũng như cho cuộc sống cá nhân.
Hành động xin giải nghệ của nữ kình ngư khiến nhiều người bất ngờ khi SEA Games 31 chuẩn bị diễn ra vào tháng 5/2022. Vào tháng 8 trước đó, Ánh Viên đã rời Olympic 2020 sau màn thể hiện không thành công ở cả nội dung 800m và 1500 tự do. Sau khi về nước, Ánh Viên thực hiện cách ly y tế tại Hà Nội và sau đó trở về Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia TP.HCM để tập luyện vào đầu tháng 9.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Ánh Viên có quyết định xin giải nghệ. Theo VnExpress, năm 2020, Ánh Viên từng xin rút sự nghiệp bơi lội nhưng sau đó đã quay trở lại.
4. Chuyện đời tư của Ánh Viên
4.1. Ánh Viên có tính cách nhút nhát, ngán ăn
Dù trên đấu trường, Ánh Viên tỏ ra là cô gái rất mạnh mẽ, can trường, nhưng ngoài đời, cô lại có tính cách hiền lành và khá nhút nhát. “Kình ngư số 1 Việt Nam” có niềm yêu thích đặc biệt với môn lịch sử và khá ngán ăn uống. Được biết, hầu hết số tiền cô nhận được tại các kỳ thi đều gửi về cho bố mẹ để xây sửa nhà cửa khang trang.
4.2. Điều thú vị về cái tên Ánh Viên
Ban đầu, kình ngư số một Việt Nam có tên là Ánh Duyên nhưng khi làm thủ tục sau khi sinh lại khai… nhầm thành Nguyễn Thị Ánh Viên.
4.3. Bố mẹ của Ánh Viên là ai?
Ánh Viên xuất thân từ gia đình làm nghề nông tại thành phố Cần Thơ. Bố của cô là ông Nguyễn Văn Tác, mẹ cô tên là Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vì bố mẹ bận rộn với công việc nên Ánh Viên từ nhỏ đã được chăm sóc bởi ông bà nội. Ông nội của Ánh Viên là Nguyễn Văn Tới – cũng là người dạy bơi cho cô.
4.4. Tài khoản mạng xã hội của Ánh Viên là gì?
- Tài khoản Fanpage của Ánh Viên: www.facebook.com/tieutiencaanhvien
5. Một số hình ảnh của Ánh Viên
Video thi đấu của Ánh Viên
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!