Tổng hợp giảm đau đa mô thức là gì [Hot Nhất 2023]

1. Mục tiêu của điều trị đau sau mổ

– Đau sau mổ là kinh nghiệm thường gặp đối với bệnh nhân khoa ngoại

• Do chấn thương mô • Đau không được giải quyết dẫn đến sự đau đớn, lo âu, sợ hãi, tức giận và trầm uất không cần thiết • Đau có các hiệu ứng thể xác: co mạch, tăng tải lượng tim, co cứng cơ, sợ hãi.

– Các yếu tố tiên đoán trước mổ cho đau sau mổ từ trung bình đến nặng trên bệnh nhân phẫu thuật bụng

  • ASA III OR (tỉ số odd): 1,99
  • Bệnh nhân trẻ tuổi OR: 4,72
  • Đau trước mổ từ trung bình đến nặng OR: 2,96
  • Tình trạng hay lo âu OR: 1,74
  • Khí sắc trầm cảm OR: 2,00

– Hậu quả của đau bao gồm:

  • Tăng dị hóa
  • Kháng insulin
  • Co mạch
  • Nhịp tim nhanh
  • Xẹp phổi
  • Kích động
  • Suy giảm nhận thức
  • Lo âu
  • Huyết khối tĩnh mạch
  • Kém hồi phục chức năng

– Đau sau mổ kết hợp với tăng thời gian nằm viện, chậm vận động đi lại và suy giảm cơ năng dài hạn. Những thách thức của điều trị đau sau mổ cấp tính:

  • Ảnh hưởng trên bệnh nhân: Đau nhiều sẽ tăng nguy cơ đau mạn tính cho bệnh nhân, chậm lành vết mổ, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu cục bộ tim hoặc liệt ruột do sự kích hoạt giao cảm trong quá trình đau gây ra.
  • Ảnh hưởng trên bệnh viện: Điều trị đau sau mổ cấp tính bệnh nhân thường phải nằm viện kéo dài, chi phí điều trị cao, bệnh nhân dễ không hài lòng, từ đó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của bệnh viện.

Xem thêm: Tổng quan về chẩn đoán và điều trị đau

2. Những nguyên tắc chính của điều trị đau sau mổ

2.1 Để bệnh nhân tham gia vào kế hoạch điều trị đau đối với họ

2.2 Phát hiện sớm và điều trị đau có kế hoạch

2.3 Sử dụng giảm đau đa mô thức

Giảm đau đa mô thức là kiểm soát đau sau mổ một cách hữu hiệu phụ thuộc vào việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau và đường dùng khác nhau để có tác dụng hiệp lực.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp cải thiện việc giảm đau, giảm tỷ lệ tác dụng phụ trên bệnh nhân và đặc biệt là phương pháp này tác động trên tăng cảm đau

Một ví dụ về giảm đau đa mô thức là kết hợp dùng Morphin và KVKS (acetaminophen, phong bế thần kinh) trong điều trị đau sau mổ cấp tính. Khi sử dụng ta giảm liều mỗi thuốc giảm đau, cảm giác đau sẽ giảm đi nhờ tác dụng hiệp lực của 2 thuốc đồng thời giúp giảm tác dụng phụ của mỗi thuốc.

Có rất nhiều nghiên cứu về giảm đau đa mô thức:

  • Tác dụng của acetaminophen trên tác dụng phụ và mức tiêu thụ morphin sau đại phẫu: tổng phân tích các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng của C. Remy, E. Marret, và F. Bonnet năm 2005
  • So sánh mù đôi, đối chứng giả dược giữa tramadol/acetaminophen và tramadol trên bệnh nhân đau răng sau mổ của Fricke Jr JR và cs. Pain 2004
  • Giảm đau đa mô thức với acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid, hoặc thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 và giảm đau morphin do bệnh nhân kiểm soát có đem lại lợi ích hơn morphin đơn độc? của Nadia milia M.D và cộng sự.
  • Dexamethasone trước mổ cải thiện kết cục phẫu thuật sau mổ cắt bỏ túi mật qua nội soi thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược của BS. Thue Bisgaard
  • Tổng phân tích về lidocain tĩnh mạch và sự hồi phục sau phẫu thuật bụng của E. Marret và cộng sự
  • Lidocain dùng đường toàn thân chu phẫu để giảm đau sau mổ và sự hồi phục sau phẫu thuật bụng: Tổng phân tích các nghiên cứu ngẫu nhiên đối chứng của Yanxia Sun M.D và cộng sự.
  • Nghiên cứu nghiên cứu tiền cứu về tác dụng giảm đau của nefopam sau phẫu thuật chỉnh hình của B. Du Manoir và cộng sự.
  • Hiệu quả giảm đau và tính an toàn của nefopam so với propacetamol sau mổ cắt gan Mimoz O, Incagnoli P, Josse C, và cs. Anesthesia 2001

2.4 Lập hồ sơ đau của bệnh nhân và lộ trình điều trị

Xem thêm: Vấn đề điều trị đau

2.5. Chuẩn bị cho bệnh nhân xuất viện

3. Các hướng dẫn và phác đồ

3.1 khuyến nghị của SFAR (người lớn)

• Cải thiện điều trị đau sau mổ: không nên kê đơn thuốc “theo yêu cầu”. Đơn thuốc phải chuẩn hóa, được viết sẵn và nên bao gồm phác đồ điều trị. • Paracetamol (acetaminophen): Không khuyến nghị rằng chỉ paracetamol mới có thể phối hợp với morphin sau cuộc mổ gây đau nhiều. • Thuốc KVKS và thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase týp 2 (coxib): Nên phối hợp KVKS với morphin khi không có chống chỉ định • Nefopam: Nefopam thường được khuyên dùng phối hợp với các dẫn chất morphin sau cuộc mổ gây đau từ trung bình đến nặng.

Xem thêm: Ngộ độc cấp Paracetamol

3.2 Khuyến nghị ASA: Hướng dẫn thực hành về điều trị đau cấp tính trong bối cảnh sau mổ

Hướng dẫn của Pháp về tăng bình phục sau phẫu thuật đại – trực tràng

4. Tăng cảm đau và đau mạn tính sau mổ

4.1 Đau mạn tính sau mổ

Để được phân loại là đau mạn tính sau mổ, phải thỏa mãn các tiêu chí sau: – Đau xuất hiện sau một phẫu thuật. – Thời gian đau kéo dài ít nhất 2 tháng. – Đã loại trừ những nguyên nhân khác gây đau (ví dụ bệnh ác tính tiếp diễn hoặc viêm mạn tính).

Xem thêm: Đau thần kinh mạn tính

4.2 Sự tiến triển đến tăng cảm đau và đau mạn tính: hiểu biết và đề phòng

Dưới đây là toàn văn “Điều trị đau sau mổ” của Hội gây mê hồi sức Việt Nam.

Xem thêm: Ảnh hưởng của NSAIDs trên bệnh nhân lớn tuổi

Nguồn: Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam