Đó là câu hỏi mà không ít người đã đặt ra cho các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thoạt nhìn, dễ có suy nghĩ không hại gì, vì dầu gội hay sữa tắm thì thứ nào cũng bọt, cũng thơm, cũng nhằm làm sạch cơ thể. Hơn nữa, có loại sữa tắm còn rẻ hơn dầu gội.
Bạn đang xem: Dầu gội sữa tắm gọi chung là gì
Sữa tắm và dầu gội đều là những sản phẩm phát triển từ xà bông (xà phòng). Về mặt hoá học, xà bông là muối của axít béo, dùng để làm sạch (tắm, gội, rửa…) Bản chất xà bông tuỳ vào kim loại kiềm. Xà bông làm từ sodium hydroxide thì cứng, từ potassium thì mềm hơn. Nhờ đó chúng có thể được sản xuất dưới dạng thỏi rắn (cục) hay dịch lỏng (sữa).
“Nội soi” thành phần sữa tắm
Dùng sữa tắm hàng ngày là nhằm lấy đi các chất bã nhờn, tế bào da chết và bụi bẩn bám trên da. Do đó cấu tạo sữa tắm về cơ bản gồm:
Chất tẩy rửa: chất này tính kiềm, có tác dụng bắt các hạt dầu mỡ, giúp bong tróc tế bào da chết dễ dàng. Chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh sẽ làm sạch da tốt nhưng dễ gây thô ráp da. Bề mặt da có tính axít nhẹ (pH từ 4.5 – 5.5). Do đó một số axít trái cây có thể được thêm vào để điều chỉnh pH sữa tắm xuống gần bằng pH bề mặt da. Việc điều chỉnh này giúp giảm kích thích da, bề mặt da mịn hơn sau tắm nhưng lại không có tác dụng làm sạch mạnh.
Chất tạo bọt: giúp xác định lượng sữa tắm cần thiết để làm sạch một vùng da nào đó và cho tác dụng thẩm mỹ. Tác dụng thẩm mỹ hàm ý rằng, thật là thích thú khi xoa nhẹ một lượng sữa tắm lại tạo ra một lớp bọt trơn trên da, hoặc khi ngâm mình trong bồn tắm với đầy bọt trên mặt nước. Như vậy sữa tắm ngoài tác dụng vệ sinh còn có tác dụng bôi trơn, giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc.
Chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu: chất bảo quản là thành phần cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong sản phẩm. Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao thì các chất phụ liệu ngày càng phát triển và đa dạng. Hương liệu, chất tạo màu trong sữa tắm góp phần giúp người sử dụng có cảm giác dễ chịu không những về xúc giác mà còn về khứu giác và thị giác.
Dầu gội chứa nhiều chất hơn sữa tắm
Da đầu có những đặc trưng rất riêng biệt và khác với bất kỳ vùng da còn lại nào trên cơ thể. Da đầu là vùng da tương đối nhạy cảm, chứa nhiều tuyến tiết chất nhờn, được cấu tạo bởi dày đặc các nang lông chứa những sợi tóc dài. Da đầu và mái tóc là phần luôn lộ ra, có vai trò rất lớn trong tạo ra diện mạo. Do đó ngoài những thành phần cơ bản có trong sữa tắm, dầu gội còn có thêm những thành phần khác:
Chất điều hoà, hay còn gọi dầu xả (conditioner): có thể hoà chung hoặc dùng sau khi gội. Dầu xả có tác dụng làm sợi tóc mềm mại, suôn mượt và cảm giác dày hơn.
Xem thêm: Anh Bên Kia Sông, Em Bên Này Sông. Anh Đuổi Cùng Vòng, Chẳng Bắt Được Em? Là Gì?
Chất ngăn đóng váng trên sợi tóc: giúp mái tóc trông bóng bẩy và quyến rũ. Lớp váng dễ gây ngứa da đầu, khó xả sạch và sợi tóc bị ố mờ sau gội. Lớp váng dễ bắt gặp trong trường hợp dùng xà bông cục gội đầu.
Ngoài ra, tuỳ mục đích đặc biệt mà trong dầu gội còn có một số hoạt chất khác để trị gàu, diệt nấm, diệt khuẩn, giảm nhờn, cho da nhạy cảm, cho em bé… Đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, một số nhãn hàng dầu gội còn quảng cáo rằng chứa vitamin và amino axít. Tuy nhiên hoạt tính sinh học của các thành phần này trong sợi tóc và trên da đầu ra sao thì còn đang là vấn đề bàn cãi!
Dùng sao mới đúng?
Dầu gội được sản xuất trong một công thức rất đa dạng và phức tạp, nhằm tương thích với các đặc trưng mái tóc, vùng da đầu. Hơn nữa là để đáp ứng một số tình trạng bệnh lý đặc biệt của da đầu. Dầu gội cũng luôn có giá cả cao hơn sữa tắm trong cùng một nhãn hiệu. Chính vì thế chúng ta không nên dùng sữa tắm để gội đầu. Ngược lại, có thể dùng dầu gội để tắm nhưng cần hiểu rõ những vấn đề sau:
Các thành phần như chất điều hoà hoặc chất ngăn đóng váng trên sợi tóc: là những thành phần trở nên dư thừa khi sử dụng dầu gội để tắm.
Thận trọng khi tắm bằng dầu gội có chứa một số thành phần đặc biệt: như các chất tiêu nhờn, các chất tiêu sừng… vì dễ gây da khô, thô ráp sau khi tắm.
Chăm sóc làn da, da đầu và mái tóc là rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ hàng ngày. Chúng ta nên chọn sản phẩm thích hợp cho từng vùng da, từng loại da và từng loại tóc. Không nên nghĩ rằng chọn những sản phẩm càng đắt tiền để dùng là càng tốt, bởi như thế đôi khi lại không thích hợp và không kinh tế khi sử dụng lâu dài.
Xà bông có từ bao giờ?
Từ năm 2200 trước Công nguyên, người Babylon cổ đại đã ghi nhận trên đất sét về công thức xà bông gồm nước, chất kiềm, dầu cassia. Năm 1550 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại kết hợp dầu động vật và thực vật với muối kiềm để tạo ra một chất giống xà bông. Sau đó, theo những ghi nhận trong lịch sử, xà bông sản xuất tại Đức vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, tại Ý và Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ VIII, tại Pháp và Anh vào nửa sau thế kỷ thứ XV. Đến nay xà bông rất đa dạng, đa mùi, đa công dụng và ngày càng trở nên thiết yếu trong cuộc sống.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!