Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh ở Việt Nam sau đây là tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định của nhà nước, pháp luật Việt Nam. Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu các loại thuế doanh nghiệp ở Việt Nam sau đây.

Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp theo quy định

1.1 Thuế môn bài

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:

  • Bậc 1 – Vốn đăng ký – Trên 10 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 3 Triệu đồng.
  • Bậc 2 – Vốn đăng ký – Từ 5 đến 10 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 2 Triệu đồng.
  • Bậc 3 – Vốn đăng ký – Từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 1.5 Triệu đồng.
  • Bậc 4 – Vốn đăng ký – Dưới 2 tỷ đồng >>> Mức thuế môn bài của năm là 1 Triệu đồng.

1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, mức thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc là 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng DN.

  • Tổng DT năm trước liền kề: Từ 20 tỷ trở xuống >>> Mức thuế suất thuế TNDN: 20%.
  • Tổng DT năm trước liền kề: Trên 20 tỷ >>> Mức thuế suất thuế TNDN: 22%.

Lưu ý: Đối với DN mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12, với các DN áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN phải nộp của năm tài chính theo mức thuế suất là 20%.DT được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng DT bán hàng hóa, cung cấp DV của DN chỉ tiêu MS [01] và chỉ tiêu MS [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động SXKD theo Mẫu số 03­- 1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN.Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%.

1.3 Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

  • Mức thuế 10% VAT.
  • Mức thuế 5% VAT.
  • Mức thuế 0% VAT.

Đối với Doanh Nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ: Phần trăm (%) trên Doanh Thu, (được quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).

1.4 Thuế xuất nhập khẩu (XNK)

Mức thuế XNK thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế XK chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là TNTN như: Gạo, Khoáng sản, Lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%.Thuế XNK được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

1.5 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế TNCN theo quy định Pháp Luật về thuế TNCN. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai thuế TNCN cho các nhân viên của mình.

a) Mức thuế suất áp dụng cho thuế TNCN

  • Bậc 1 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 0 đến 5 Triệu đồng >>> Thuế suất: 5%.
  • Bậc 2 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 5 đến 10 Triệu đồng >>> Thuế suất: 10%.
  • Bậc 3 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 10 đến 18 Triệu đồng >>> Thuế suất: 15%.
  • Bậc 4 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 18 đến 32 Triệu đồng >>> Thuế suất: 20%.
  • Bậc 5 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 32 đến 52 Triệu đồng >>> Thuế suất: 25%.
  • Bậc 6 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Từ 52 đến 80 Triệu đồng >>> Thuế suất: 30%.
  • Bậc 7 – Thu nhập tính Thuế theo tháng: Trên 80 Triệu đồng >>> Thuế suất: 35%.

b) Cách tính số thuế TNCN phải nộp

Có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

>> Tính TNCN theo Cách 1:
  • Bậc 1: 0 Triệu đồng cộng 5% TNTT.
  • Bậc 2: 0.25 Triệu đồng cộng 10% TNTT trên 5 Triệu đồng.
  • Bậc 3: 0.75 Triệu đồng cộng 15% TNTT trên 10 Triệu đồng.
  • Bậc 4: 1.95 Triệu đồng cộng 20% TNTT trên 18 Triệu đồng.
  • Bậc 5: 4.75 Triệu đồng cộng 25% TNTT trên 32 Triệu đồng.
  • Bậc 6: 9.75 Triệu đồng cộng 30% TNTT trên 52 Triệu đồng.
  • Bậc 7: 18.15 Triệu đồng cộng 35% TNTT trên 2 Triệu đồng.
>> Tính TNCN theo Cách 2:
  • Bậc 1: 5% TNTT.
  • Bậc 2: 10% TNTT Trừ 0.25 Triệu đồng.
  • Bậc 3: 15% TNTT Trừ 0.75 Triệu đồng.
  • Bậc 4: 20% TNTT Trừ 1.65 Triệu đồng.
  • Bậc 5: 25% TNTT Trừ 3.25 Triệu đồng.
  • Bậc 6: 30% TNTT Trừ 5.85 Triệu đồng.
  • Bậc 7: 35% TNTT Trừ 9.85 Triệu đồng.

Từ ngày 1/7/2013 thu nhập trên 9 triệu mới phải chịu thuế TNCN. Biểu thuế TNCN toàn phần áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

  • Thu nhập cá nhân nhận được từ lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%.
  • Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.

1.6 Thuế tài nguyên (TN)

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các TNTN trong phạm vi: Đất liền, Hải đảo, Nội thủy, Lãnh hải, Vùng đặc quyền KT và Thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

  • KS kim loại.
  • KS không kim loại.
  • Dầu thô.
  • Khí thiên nhiên.
  • Khí than.
  • Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
  • Hải sản tự nhiên, bao gồm: Động vật & Thực vật biển.
  • Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt & Nước dưới đất.
  • Yến sào Thiên nhiên & TN khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

1.7 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế TTĐB.

1.8 Thuế sử dụng đất