Đáng sợ về Axit mạnh nhất hiện nay so với H2SO4 gấp 10 triệu tỷ lần

Khi nhắc tới axit, bạn sẽ nghĩ ngay tới dung dịch nguy hiểm có khả năng ăn mòn cả kim loại, phá hủy quần áo hay lớp da. Nhưng liệu bạn có bao giờ tìm hiểu xem hiện nay axit nào là axit mạnh, axit mạnh nhất, hay một số axit quan trọng hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết này để cùng VIETCHEM khám phá nhé!

Axit mạnh nhất hiện nay là axit nào

Axit mạnh nhất hiện nay là axit nào

Đặc điểm của axit mạnh nhất là gì?

Axit mạnh nhất hay còn được gọi là các siêu axit có thể định nghĩa như một axit với độ axit lớn hơn của axit sulfuric nồng độ 100%. Có thể kể đến một số axit mạnh nhất bao gồm axit trilorometansulfonic – CF3SO3H, còn gọi là axit triflic, và axit florosulfuric (FSO3H), cả hai axit này có độ axit hàng nghìn lần mạnh hơn axit sulfuric.

Trong nhiều trường hợp, siêu axit không phải là một hoá chất đơn mà là một hệ của nhiều hợp chất liên kết với nhau để tạo ra độ axit cao.

Thuật ngữ “siêu axit” nguyên thủy được tạo ra vào năm 1927 bởi ông James Bryant Conant, trong khi phân loại các axit mà chúng mạnh hơn các axit vô cơ thông thường.

Ngoài ra, axit mạnh nhất có người gọi còn có tên là “Axit ma thuật”, tên gọi này tên gọi này xuất phát từ khả năng kỳ diệu của các axit mạnh để có thể hòa tan sáp nến. Axit ma thuật thường là hỗn hợp của axit Lewis pentaflorua antimon (SbF5) và axit florosulfuric (axit Bronsted).

Công thức và cách phân biệt axit mạnh nhất

Axit càng mạnh có độ pH càng nhỏ

Axit càng mạnh có độ pH càng nhỏ

Axit được định nghĩa là hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và thường là có vị chua, với dạng công thức hóa học tổng quát là HxAy.

Axit sẽ có chỉ số pH nhất định hay nói cách khác có thể đánh giá sự mạnh yếu của axit dựa vào thang đo pH. Chỉ số pH càng thấp thì axit đó sẽ là axit mạnh. Nếu có độ pH càng giảm thì độ axit sẽ tăng 10 lần.

Khác với các loại bazo, dung dịch axit có độ pH bé hơn 7, nồng độ pH của các axit mạnh nhất sẽ từ -12 trở xuống. Khi hòa tan trong nước và mỗi loại axit có một chỉ số riêng cho biết sự mạnh yếu của chúng.

Độ pH chỉ có giới hạn tới 0 nên khi đo các axit mạnh thường cần phải đo thêm thước Hammett vì các axit mạnh thường có độ pH thấp hơn 0).

Vậy axit mạnh nhất hiện nay là axit nào?

Đó là Axit Fluoroantimonic với công thức hóa học là H2FSbF6. Thực tế axit có độ pH nhỏ nhất mà hiện nay có chỉ số là – 31.3, đó là axit Fluoroantimonic có công thức hóa học là H2FSbF6. Đây được coi là siêu axit vì có tính axit cực mạnh mà không axit nào có thể sánh bằng.

1. Tính chất, đặc điểm của axit mạnh nhất

Hệ siêu axit mạnh nhất đã biết, gọi là axit fluoroantimonic, là hỗn hợp của axit flohiđric và pentaflorua antimon. Trong hệ này, axit flohiđric giải phóng proton, và gốc bazo liên hợp (F-) bị cô lập một cách có hiệu quả bằng cách tạo ra một liên kết phối hợp rất mạnh với pentaflorua antimon. Kết quả của liên kết này là anion vô cơ lớn (SbF6-), đây là một nucleophil rất yếu và là bazo rất yếu.

Axit Fluoroantimonic là axit mạnh nhất gấp 10 triệu tỉ lần axit sunfuric

Axit Fluoroantimonic là axit mạnh nhất gấp 10 triệu tỉ lần axit sunfuric

Axit sunfuric mạnh khiến ai cũng biết đến tuy nhiên so với axit mạnh nhất H2FSbF6 axit này chẳng thấm vào đâu.

Axit Fluoroantimonic mạnh gấp 1016 ( 10 triệu tỷ) lần cả axit sunfuric đậm đặc 100%.

Axit này còn có thể “hủy diệt” gần như tất cả các hợp chất hữu cơ hay thậm chí cả thùng chứa nên không thể chịu đựng trong bình như các axit khác.

Tính chất của axit Fluoroantimonic thường nhanh chóng và bùng nổ phân hủy với nước. Bởi vì tài sản này axit fluoroantimonic không thể sử dụng trong dung dịch nước. Có thể làm tan kính, các vật liệu khác.

2. Phản ứng hóa học để tạo thành axit mạnh nhất H2FSbF6

Phản ứng giữa hydro florua và pentrafluoride tạo thành axit Fluoroantimonic – H2FSbF6 là phản ứng tỏa nhiệt:

HF + SbF5 à H + SbF6-

3. Tác dụng của axit Fluoroantimonic

Axit này được dùng để proton hóa các hợp chất hữu cơ, dung môi

Axit này được dùng để proton hóa các hợp chất hữu cơ, dung môi

Nếu nó độc và nguy hiểm nhưng vẫn có những ứng dụng cần dùng đến:

Được sử dụng trong kỹ thuật hóa học, hữu cơ để proton hóa các hợp chất hữu cơ, dung môi. Ngoài ra được sử dụng như một chất xúc tác cho quá trình kiềm hóa và acyl hóa, tổng hợp và mô tả các carbocations.

4. Lý do axit fluoroantimonic là axit mạnh nhất

Axit fluoroantimonic là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả axit sunfuric tinh khiết (H2SO4).

Lý do như sau:

  • Nó là siêu axit tặng nhiều proton hoặc ion hydro hơn trong nước hoặc có chức năng axit Hammet H0 thấp hơn -12.
  • Hàm lượng axit Hammet đối với siêu axit fluorantimonic là H0 = -28.

5. Axit Fluoroantimonic được dùng để làm gì?

Mặc dù là axit mạnh nhất nhưng loại axit này lại có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay:

  • Axit Fluoroantimonic được sử dụng nhiều trong kỹ thuật hóa học và hóa học hữu cơ để proton hóa các hợp chất hữu cơ, bất kể dung môi của chúng.
  • Nó còn được dùng như một chất xúc tác cho quá trình kiềm hóa và acyl hóa trong hóa dầu.
  • Axit này được sử dụng để giúp tổng hợp cũng như mô tả các carbocations.

Các axit mạnh khác trong hóa học

Trong đó có thể kể đến axit sunfuric, axit carborance H(CHB11Cl11)

1. Axit sunfuric – H2SO4

Một loại axit vô cơ mạnh quen thuộc chắc hẳn không ai không nhớ đến đó là axit sunfuric, với cong thức hóa học là H2SO4 , axit này có thể ăn mòn nhiều kim loại như sắt và nhôm ngay cả khi bị pha loãng và rất nguy hiểm nếu ở dạng đậm đặc.

Khi pha loãng dung dịch này cần trang bị đầy đủ các dụng cụ như áo, các tấm bảo vệ, găng tay và tạp dề PVC, rồi cho từ từ axit vào nước sau đó khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại sẽ vô cùng nguy hiểm.

2. Axit carborane – H(CHB11Cl11)

Axit carborane có thể xem là loại siêu axit đơn mạnh nhất thế giới, có nồng độ pH là -18. Đây là axit có độ ăn mòn thấp đến mức có thể thao tác bằng tay trần. Teflon là lớp chống dính thường được sử dụng phổ biến trong đồ dùng nhà bếp, có thể chứa carborane.

Axit carborane - H(CHB11Cl11) là một trong số axit mạnh

Axit carborane – H(CHB11Cl11) là một trong số axit mạnh

3. Axit clohidric – HCl

Là axit vô cơ mạnh, tạo ra vô cơ mạnh, tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua trong nước. Ban đầu axit này được sản xuất từ axit sunfuric và muối ăn. Axit này đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40%. Axit HCl có thể tạo thành các sương mù axit khi ở dạng đậm đặc.

HCl có thể ăn mòn các mô, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột. Ở dạng loãng, axit clohydric còn được sử dụng để làm chất vệ sinh, lau chùi nhà cửa, tẩy rửa …

4. Axit nitric – HNO3

Đây là chất độc và ăn mòn, dễ gây cháy. Axit không màu còn nếu để lâu sẽ có màu hơi vàng do sự tích tụ của nito.

5. Axit hydrobromic – HBr

Là một axit vô cơ mạnh nhất được biết đến, được tạo thành khi hòa tan phân tử khí hidro trong nước và chủ yếu được sử dụng để điều chế các muối bromua, đặc biệt là canxi bromua, natri bromua…

6. Axit hydroiodic – HI

Đây là một chất khí được hình thành bởi sự kết hợp của iot thuộc nhóm hidro halogennua và hidro, hai chất này có thể chuyển hóa cho nhau tạo thành axit mạnh HI.

7. Axit perclonic – HClO4

HClO4 một axit rất mạnh so với nitric và axit sulfuric

HClO4 một axit rất mạnh so với nitric và axit sulfuric

HClO4 là một hợp chất vô cơ thường ở dạng lỏng, không có màu, đây là một axit rất mạnh so với nitric và axit sulfuric.

Không chỉ là axit mạnh axit perclonic còn là chất oxi hóa mạnh, dễ tan trong nước và tạo với nước những hidrat, dễ bị phân hủy dưới áp suất thường, khi đun đến nhiệt độ 100 độ C, sẽ hóa lỏng màu đỏ nâu và gây nổ.

Hóa chất này thường được dùng để phân hủy các quặng phức tạp, làm chất phức tạp.

8. Axit clonic – HClO3

Đây là hợp chất axit của Clo và một hóa chất có tính axit mạnh. Axit clonic – HClO3 thường tồn tại ở dạng dung dịch trong suốt, không màu, dễ cháy và rất độc hại, thường được dùng như một loại thuốc thử trong phân tích hóa học, để tạo ra các hóa chất khác.

Phiếu an toàn hóa chất đối với các axit mạnh

Phiếu an toàn hóa chất đối với các axit mạnh

Phiếu an toàn hóa chất đối với các axit mạnh

Có thể phân loại hóa chất, hỗn hợp các chất như sau:

  • Nhóm H271 là chất gây oxi hóa, có thể gây cháy nổ, chất oxi hóa mạnh.
  • Nhóm H290 là nhóm axit ăn mòn kim loại.
  • Nhóm H302 độc cấp tính, đường miệng, axit rất có hại nếu nuốt phải.
  • Nhóm H314 là nhóm có thể ăn mòn da, gây bỏng da nặng và tổn thương mắt.
  • Nhóm H373 tạo nên độc tính tổng thể lên cơ quan đích cụ thể, phơi nhiễm nhiều lần, có thể gây tổn thương các cơ quan đặc biệt là tuyến giáp, khi phơi nhiễm kéo dài hoặc lặp đi lặp lại.

Axit rất nguy hiểm có thể gây bỏng, hoại tử da, mù, gây điếc thậm chí có thể đe dọa cả tính mạng con người. Vì thế. Nên thận trọng, đăc biệt là những người thường xuyên tham gia tiếp xúc, cùng như thực hiện các thí nghiệm, người thao tác cần để ý các cảnh báo nguy cơ để có thể tránh được các tai nạn không đáng có và bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Trên đây là những thông tin mà VIETCHEM cung cấp về axit mạnh nhất, tích chất cũng như một số axit quan trọng. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về các axit mạnh nhất, củng cố kiến thức về hóa học để áp dụng thực tiễn.

=>> XEM THÊM: AXIT LÀ GÌ? TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT VÀ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG TRONG CUỘC SỐNG