Cách trồng mai vàng không bầu đất

Em mới lần đầu tham gia diễn đàn Hoa Mai Bình Định, cũng là người mới chơi mai nên rất mong được ad chỉ bảo thêm! Em mới bứng gốc mai vàng hoành 60cm, nhưng non nghề quá nên bị bể nồi và tuột đất đáy nồi. Vậy em phải làm sao để trồng và cứu cây mai bị bể bầu, không có bầu đất. Em xin cám ơn! (HuỳnhThiên – Vĩnh Long)

Trả lời: Xin chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến trang Hoa Mai Bình Định (hoaamaixunau), bứng mai chuyện cây mai bị bể bầu là chuyện thường gặp dường như là hằng ngày, nếu bạn biết cách trồng và chăm sóc tốt cho cây mai, thì cây sẽ không bị chết mà giúp cây phát triển tốt, đồng thời giúp tái tạo bộ rễ cho cây mai. Để trồng cây mai không có bầu đất xin mời các bạn cùng tham khảo quy trình trồng cây mai bị bể bầu, không có bầu đất bên dưới.

Cách trồng cây mai bị bể bầuCách trồng cây mai bị bể bầu, cây mai khôn có bầu đất

Cách trồng và chăm sóc cây mai bị bể bầu đất, cây mai không có bầu đất

1. Vệ sinh bộ rễ cây và Phun thuốc kích rễ cho cây

Những cây cổ thụ lớn không thể bứng được bầu (không đánh được bầu). Sau khi cây mai bị vỡ bầu được đem về vườn, các bạn cần dùng cưa hay kìm cộng lực cắt tất cả các rễ cây bị dập nát.

Các bạn cần lưu ý là khi cắt các rễ bị dập nát, phải cắt hết cho đến phần rễ không bị dập nát và khi cắt vết cắt phải gọn và liền mạch. Sau đó vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc kích rễ cho cây mai vào rễ cây, vào các đầu của ngọn rễ cây. (trường hợp cây có bộ rễ nhỏ có thể pha thuốc kích rễ cho cây mai vào nước sạch rồi ngâm bo rễ cây vào khoảng 10 đến 20 phút. Tiếp theo các bạn bôi keo liền sẹo vào các đầu rễ cái, đầu cành cắt của cây để ngăn cho cây không bị mất nước nhanh và ngăn các đầu rễ không bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn tấn công.

2. Làm đất giâm cây và ổn định cây trong vườn ươm:

Sau khi ổn định cây xong các bạn tiến hành cho đất, cát, phân chuồng hoai mục, (giá thể đã được ủ kỷ để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn…) được được trộn đều với nhau, Tùy vào từng vùng miền mà ta có thể làm giá thể khác nhau (tại Bình Định của mình sẽ trồng bằng đất phù sa nhé các bạn), điều quan lrọng nhất là giá thể phải xốp, thông thoáng và đã được ủ kỹ loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn…

3. Chăm sóc cây khi đã ổn dlnh

– Tưới định kỳ 1 tuần 1 lần với thuốc kích rễ cho cây mai. Các bạn tưới 5 đến 7 tuần liên tục, khi cây bắt đầu nhú mầm ra thì thôi không tươi kích rễ.

– Ngoài tưới kích rễ cho cây mai các bạn cần tưới giữ ẩm cho cây, đặc biệt là không được tưới quá ẩm làm ứ đọng nước trong bầu cây gây thối nhũng rễ của cây.

Sau khi cây ra lá non và chuyển sang già thì các bạn mới tiến hành bón phân cho cây mai, bao gồm các loại phân vô cơ và phân hữu cơ cho cây để giúp cây phát triển và phục hồi lại sau giai đoạn trồng lại.

Trên đây là cách hướng dẫn cách xử lý, và cách trồng cây mai bị bể bầu đất hay các cây cổ thụ không đánh được bầu. Hy vọng với những chia sẽ trên sẽ giúp các bạn biết cách chăm sóc cây mai bị bể bầu hoặc cây mai không có bầu đất.

Hoa Mai Tết Bình Định

Có thể bạn cũng muốn xem:

  • Thời điểm bứng cây mai vàng tốt nhất là khi nào?
  • Top 3 loại thuốc tăng trưởng cho cây mai tốt nhất hiện nay
  • Cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu

Tags: cách trồng mai bị bể bầu đất, cách trồng mai không bầu, cách trồng cây mai không có bầu đất, cứu cây mai bị đứt rễ cái, cứu cây mai bị đứt rễ, cách trồng cây mai có bầu đất