Cách làm bánh gai – bánh truyền thống miền bắc các tỉnh Hải Dương, Cao Bằng, Thanh Hóa
Bánh gai là một món bánh dân dã, có từ lâu đời của làng quê Việt Nam. Trái ngược với phần bánh đen nhánh, cách làm bánh gai có phần nhân đỗ vàng ngọt ngào. Bánh có mùi lá gai rất đặc trưng. Bánh gai có thể được lâu mà không bị cứng và ôi thiu do bánh được làm từ bột gạo nếp và bột lá gai trộn với nhau.
Bánh gai – Bánh truyền thống miền Bắc Việt Nam
Bánh gai là một món bánh truyền thống của người miền Bắc Việt Nam các tỉnh Hải Dương, Cao Bằng, Thanh Hóa được truyền lại từ thời xưa, bánh có đặc điểm màu đen, ăn dẻo quánh thơm và bùi và một điểm nữa là cách làm bánh gai cũng khá là đơn giản không phức tạp.
Cách làm bánh gai từ lá gai khô bột lá gai thơm ngon chiếc bánh gai truyền thống này có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc bộ và cũng có một tên gọi khác là bánh ít lá gai, có rất nhiều câu chuyện về xuất xứ của chiếc bánh gai này vì nó có từ rất lâu đời nên cũng không ai biết chính xác rằng nó ra đời từ khi nào.
Câu chuyện về chiếc bánh giai ngày Tết
Có rất nhiều câu chuyện về chiếc bánh nhưng mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa sâu sắc, chiếc bánh gai ngày nay dường như được xuất phát từ cuộc sống nghèo khổ của người dân nơi đây. Cố gắng mưu sinh và làm ra chiếc bánh gai có một không hai này.
Chiếc bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám nhưng cả hương vị bánh đều thơm ngon, ngọt ngào. Chiếc bánh gai này trãi qua cũng khá nhiền công đoạn nhưng không khó làm. Bây giờ các bạn tham khảo cách làm bánh gai truyền thống mà Massageishealthy chia sẻ bên dưới nhé.
Nguyên liệu làm bánh gai
- Bột sắn: 100gr
- Bột nếp: 500g
- Lá gai tươi: 500g
- Đậu xanh không vỏ: 300g
- Đường trắng: 300g
- Lạt tre: 2 chiếc/ bánh
- Vừng trắng bỏ vỏ: 30g
- Lá chuôi khô, úa kích cỡ : 20×30
- Mỡ heo: 100g
- Dừa khô nạo sợi: 150g
- Dầu ăn, nước hoa bưởi
Các bước làm bánh gai ngon
Bước 1: Xử lí lá gai – Đầu tiên chúng ta sẽ sơ chế lá gai bằng cách sau khi mua lá gai về thì đem xé làm đôi và tước bỏ phần sống lá, phần xơ của lá rồi đem rửa sạch với nước, vớt ra.
Tiếp tục bắt một nồi nước lên bếp dun sôi rồi cho lá gai vào luộc cho lá mềm nhừ rồi vớt ra để cho ráo nước. Sau khi lá gai đã nguội, ráo nước thì cho vào máy xay sinh tố xay mịn hoặc cho vào cối giã khi đó chúng ta sẽ có được nước lá gai màu xanh đen.
Bước 2: Làm bột bánh – Cho bột sắn và bột nếp vào chung một âu và trộn đều, sau đó thêm khoảng 150g đường cùng với nước lá gai đã xay, giã mịn tiếp tục trộn đều. Sau đó dùng tay nhào bột cho thật đều, thật kĩ, phải nhào cho thật kĩ vỏ bánh của chúng ta được mịn, mềm, dẻo và bóng đều.
Bước 3: Rang vừng – Bắt chảo lên bếp, làm nóng chảo rồi cho vừng vào rang. Khi nghe dậy mùi thơm và nghe tiếng nổ lớp bớp tức là vừng đã chín, chúng ta cho vừng ra tô và để nguội.
Bước 4: Nấu đậu xanh – Đậu xanh chúng ta phải ngâm nước trước từ 2-3 tiếng trước khi làm bánh. Sau đó rửa sạch lại và cho vào nồi hấp hấp chín, nếu không có nồi hấp các bạn có thể dùng nồi cơm điện. Đậu xanh chín thì cho vào máy xay hoặc cho vào cối giã nhuyễn.
Bước 5: Xử lí mở lợn – Cho mỡ lợn vào nồi nước sôi luộc cho chín. Tiếp tục sau khi mỡ lợn chín thì vớt ra đem xắt hạt lựu nhỏ cho vào bát và trộn cùng với 2 thìa cà phê đường. Các bạn sẽ trộn cho đến khi mỡ lợn chuyển màu trong và đường tan thì bỏ đi phần nước đường thừa, vớt lấy phần mỡ cho vào làm nhân bánh.
Bước 6: Làm nhân bánh – Cho mỡ vào bát đậu xanh xay nhuyến+ dừa nạo+ tinh dầu hoa bưởi+ một ít đường cho vừa ăn, trộn đều tất cả lên. Một lời khuyên cho các bạn trong cách làm bánh ít lá gai này là bạn nên trộn nhân nhiều đường 1 chút vì phần nhân ngọt sẽ bù cho phần bánh nhạt thì khi ăn mới vừa.
Bước 7: Sau khi đã trộn xong thì cho từng vắt nhân vào lòng bàn tay và viên nhân lại thành những viên tròn nhỏ.
Bước 8: Cho ít dầu lên lá chuối – Dùng giẻ sạch lau cho sạch miếng lá chuối khô để cho lá mềm, tiếp đến xoa vào tay một ít dầu ăn và cũng xoa một ít vào mặt trong- mặt tiếp xúc với bánh- của lá chuối.
Bước 9: Nặn bánh – Vắt lấy một chút bột dàn ra trên lòng bàn tay rồi cho một viên nhân đậu xanh vào giữa, gói lại soa cho vỏ bánh bọc kín nhân bánh.
Nếu bạn thích bánh hình trụ thì tạp hình trụ, tròn thì vo tròn, nếu bạn thích bánh dẹt thì cho nhân bánh vào giữa lòng bàn tay rồi dùng lòng bàn tay còn lại ấn cho bánh dẹt xuống. Nếu không chắc chắn về khả năng nặn bánh bạn có thể dùng khuôn bánh gai. Sau khi nặn bánh xong thì lăn qua với vừng rang bỏ vỏ.
Bước 10: Gói bánh – Trải hai miếng lá chuối dè lên nhau theo hình chữ thập và cho bánh đã viên, tạo hình vào giữa và gói lại, buộc lạt cho chắc chắn. Tương tự chúng ta thực hiện như vậy cho đến khi hết bánh, hết nhân.
Bước 11: Hấp bánh – Xếp bánh đã gói xong vào nôi hấp đã cho nhiều nước, đun với lửa lớn. Một mẹo để bánh chín đều trong cách làm bánh gai này là xếp các bánh hơi thưa nhau và canh hấp trong khoảng 30 phút kể từ sau khi nước bắt đầu sôi.
Bước 12: Sau 30 phút thì bánh đã chín, tắt bếp và cho bánh ra nơi thoáng, nhiều gió để bánh nguội. Bánh gai ngon khi thưởng thức lúc nguội, vì nóng khiến bột nếp chưa cô lại. ăn sẽ nhão.
Với hương vị thơm ngon và hấp dẫn, bánh gai là món ăn yêu thích của nhiều người. Thay vì thưởng thức món bánh này ngoài hàng, các bạn hãy cùng học cách làm bánh gai ngon và đảm bảo vệ sinh dưới đây để thỉnh thoảng trổ tài chiêu đãi mọi người cùng thưởng thức nhé.
Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh. Mỗi vùng miền đều có những món bánh riêng cho ngày Tết truyền thống của Việt Nam mang lại cho ẩm thực Việt Nam luôn đa dạng sắc màu.
Chúc các bạn thực hiện thành công với cách làm bánh gai truyền thống đơn giản ngay tại nhà này nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!