Việc kiểm tra sổ đỏ giả thật đóng một vai trò quan trọng trong khi giao dịch mua bán nhà đất do 2 lý do chính bất động sản phải có sổ mới có thể thực hiện việc trao đổi mua bán và giá trị của nhà đất là tương đối lớn, người mua cần xem xét kĩ lưỡng và cẩn thận trước khi tiến hành giao dịch mua bán, chuyển nhượng.
Hiện nay, hiện tượng sổ đỏ giả là không hiếm gặp trên thị trường, nếu bạn vẫn chưa biết cách phân biệt sổ đỏ thật và giả như thế nào?
Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn 5 cách kiểm tra sổ đỏ thật và giả
Kiểm tra mã vạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Mã vạch trên sổ đỏ hoặc sổ hồng có chức năng quan trọng nhằm hỗ trợ trong quá trình quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, giảm thiểu tối đa tình trạng sổ đỏ giả. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có quyền và nghĩa vụ liên quan bất động sản trên giấy chứng nhận.
Theo thông tư 23/2014/TT-BTNMT, bạn có thể kiểm tra sổ đỏ thật thông qua mã vạch được in tại cuối trang 4 của Giấy chứng nhận
Thông tin mã vạch: Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:
- MX là mã đơn vị hành chính cấp xã – khu vực của khu đất. Trước tiên bạn nên đối chiếu mã đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn nơi khu đất nằm trong khu vực với số hiệu trên Giấy chứng nhận
- Lưu ý: Trường hợp UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào trước mã của xã, phường, thị trấn quản lý khu đất (Trong trường hợp này, mã vạch trên giấy chứng nhận có 15 số, các trường hợp còn lại sẽ có 13 số trên mã vạch tại trang 4)
- MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm cấp Giấy chứng nhận. VD: 21 nghĩa là Giấy chứng nhận được cấp năm 2021.
- ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trường hợp sổ đỏ không có mã vạch có phải sổ giả?
Các điều khoản liên quan đến mã vạch trong giấy chứng nhận được quy định tại trong thông tư 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/12/2009 đã được sửa đổi và thay thế trong thông tư 23/2014/NĐ-CP
Tại điểm C Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư 23/2014/NĐ-CP có nêu “Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi cùng một số thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai” trong trường hợp một hồ sơ đăng ký phải ghi vào nhiều giấy chứng nhận do nội dung quá dài
Qua đây có thể thấy, các chứng nhận quyền sử dụng đất có thể có chung một mã vạch nhưng không thể không có. Vì vậy nếu sổ đỏ không có mã vạch nhiều khả năng là sổ đỏ giả.
Bạn cần kiểm tra tại các văn phòng đất đai để chắc chắn nhất do cách kiểm tra sổ thật và giả này chỉ là cách kiểm tra nhanh, tính chính xác chưa cao
Cách đọc thông tin trên sổ đỏ – Các mục cần lưu ý
Các bước kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai
Đây là cách kiểm tra sổ đỏ chính xác và chắc chắn nhất mặc dù mất nhiều thời gian và chi phí. Để thực hiện kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Điền thông tin vào mẫu giấy theo quy định
Bạn có thể tải mẫu số 01/PYC (cập nhật năm 2021) tại đây và điền đầy đủ các thông tin cá nhân và thông tin liên quan đến thửa đất cần tra cứu
Bước 2: Nộp phiếu
Quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT có nêu ra các cách sau:
- Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Gửi qua đường bưu điện
- Gửi qua thư điện tử hoặc cổng thông tin đất đai của chính quyền địa phương có thẩm quyền quản lý bất động sản đó
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu
Sau khi nhận được đơn yêu cầu, cấp chính quyền có thẩm quyền cần thực hiện rà soát dữ liệu đất đai, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính tới bạn – người có yêu cầu. Trong trường hợp không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu thì cấp chính quyền liên quan cần nêu rõ lý do và phản hồi tới bạn – người có yêu cầu.
Sau khi bạn – người có yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì cơ quan chức năng sẽ gửi dữ liệu đất đai liên quan tới bạn – người có yêu cầu
Mất bao lâu để có dữ liệu đất đai?
Trong trường hợp, cơ quan chức năng nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì có thể sẽ có kết quả ngay trong ngày và sau 15 giờ thì có thể sẽ có kết quả vào ngày làm việc tiếp theo
Nhận biết thông qua hoa văn trên sổ
Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc kính lúp để nhận biết qua các chấm mực hồng trên giấy chứng nhận như hình dưới, trong khi sổ đỏ giả hoặc sổ hồng giả sẽ không có
Cách này sẽ khó thực hiện trong trường hợp sổ đỏ hoặc sổ hồng có ép plastic bên ngoài
Kiểm tra sổ đỏ giả hay thật thông qua con dấu và chữ ký
Có những sổ đỏ giả phần ghi chức danh ghi “ký thay chủ tịch UBND TP” nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch.
Đây là một tip nhỏ tuy nhiên bạn cũng có thể thêm một cách kiểm tra sổ đỏ giả hay thật
Cách bổ sung
Trong trường hợp, người mua không kiểm tra sổ đỏ giả hay thật ở văn phòng đăng ký đất đai thì cần thực hiện đúng thủ tục đăng ký sang tên sổ, trong quá trình đăng ký vào sổ địa chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ quét mã vạch, qua đó có thể phát hiện được Giấy chứng nhận thật hay giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!