Cây Hoa Thược Dược là loài hoa được nhiều người yêu thích bởi sắc màu nổi bật, hương thơm ngào ngạt và cả sự sang trọng, quý phái từ chính loài hoa này. Tuy nhiên, hoa thược dược có ý nghĩa gì, cách trồng và chăm sóc ra sao? Hãy tham khảo ngay dưới đây.
Tìm hiểu về Cây Hoa Thương Dược
Thược dược có tên khoa học là Dahlia pinnata, có họ hàng với hoa cúc (Asteraceae), vì thế mà còn được gọi là hoa cúc thược dược. Loài hoa có nguồn gốc từ Mexico và được nhân giống trên nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoa mẫu đơn được xem là “hoa vương”, thì thược dược được xem là “hoa tướng”.
Thược dược là loại hoa thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 50 – 150cm, tuy nhiên với hoa thược dược lùn thì chỉ cao khoảng 20 – 40cm. Thân cây thẳng đứng, phân nhánh, lá của hoa mọc đối xứng nhau có phiến lá hình trứng. Thược dược có nhiều màu khác nhau: màu tím, màu đỏ, màu trắng,… các cánh xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, có hai dạng là hoa đơn và hoa kép.
Thược dược là loại ưa ẩm cao, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường tự nhiên.
Ý nghĩa hoa thược dược
Thược dược là loại hoa tươi được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi màu sắc nổi bật hay hương hoa thơm ngát mà còn bởi vì những ý nghĩa sâu sắc mà loại hoa này đem lại.
Không chỉ là loại cây cảnh trang trí trong nhà mà thược dược còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Trong phong thủy, trồng hoa thược dược đẹp trong nhà giúp đem đến nhiều may mắn, sự thành công trong cuộc sống. Ngoài ra, trồng thược dược trước nhà ngày Tết còn giống như một chiếc bình phong bảo vệ gia đình bạn khỏi những điều xui xẻo.
Ngoài ra, thược dược với nhiều màu sắc khác nhau: hoa thược dược đen, hoa thược dược đỏ,.. nên phù hợp với cả 5 mệnh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Ý nghĩa thược dược ngày Tết
Ngày Tết xưa thường có câu “nhất lay ơn, nhì thược dược” cho thấy được sự phổ biến của loài hoa này trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Trong quan niệm truyền thống, thược dược được tôn vinh là loài hoa tướng, với biểu tượng sâu sắc.
Trong ngày Tết, thược dược biểu tượng cho sự may mắn, sung túc và đủ đầy trong cuộc sống. Ngoài ra, với mỗi màu sắc của hoa còn mang một sắc thá:
Hoa thược dược đỏ: mang đến nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống, ngoài ra màu đỏ còn tượng trưng cho một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng. Chính vì vậy, những bó hoa thược dược dùng để tặng cho người yêu của mình.
Hoa thược dược tím: tượng trưng cho sự thủy chung, gắn bó trong tình yêu đôi lứa.
Hoa thược dược trắng: biểu tượng cho sự trong trắng, thuần khiết và sang trọng.
Hoa thược dược vàng: mang đến những may mắn, sực mạnh của ánh sáng cuộc sống và cả niềm vui.
Trồng hoa thược dược nở đúng Tết
Người xưa thường có câu “nhất lay ơn, nhì thược dược”, vì thế từ lâu hoa thược dược đã trở thành loài hoa cổ truyền trong ngày Tết Việt Nam. Vì thế mà nếu không có chậu thược dược trong nhà thì không phải Tết. Cây hoa thược dược là loại cây cảnh có thể thích nghi với điều kiện khí hậu khác nhau, dưới đây là cách trồng hoa thược dược đẹp tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Những cách nhân giống cây cảnh thược dược
Hiện nay, hoa thược dược được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau bằng hạt, giâm cành và cấy mô. Mỗi cách đều có những ưu, nhược điểm riêng:
Nhân giống thược dược bằng hạt
Thược dược thường được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên cách này thường mất khá nhiều thời gian (từ 100 – 120 ngày). Để nhân hạt giống hoa thược dược thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
Chọn mua hạt giống đều nhau, không bị côn trùng tấn công hay bị sâu bệnh hại.
Hạt giống sau khi mua về thì ngâm với nước lạnh trong 10 tiếng, sau đó tiến hành đem đi gieo ở luống. Lưu ý khi gieo xong hạt thì nên bón thêm một lớp mùn lên phía trên vừa giúp giữ độ ẩm kích thích nảy mầm và để tránh bị các loại côn trùng khác tấn công.
Sau khoảng 10 ngày thì hạt sẽ nảy mầm, 1 tháng cây non bắt đầu phát triển thì có thể bứng cây non ra trồng ở bầu.
Nhân giống thược dược bằng củ
Với phương pháp này, bạn có thể vừa tận dụng được chậu hoa giống sau Tết, vừa tiết kiệm thời gian nhân giống hơn. Thực hiện thì bạn thực hiện các bước sau:
Chọn những củ giống chắc khỏe, tránh bị thối hay trầy xước. Sau đó rửa sạch và đem đi bảo quản ở nơi sạch sẽ, thoáng mát cho củ tóp bớt lại.
Tiến hành giâm củ cho mọc chồi, sau đó tách chồi lại để tạo thêm cây con. Cứ khoảng 1 tháng bạn có thể tách chồi một lần (một củ trung bình tạo được 50 cây non) .
Sau đó thì có thể đem chồi non đi trồng vào bầu và chăm sóc.
Nhân giống thược dược bằng phương pháp giâm cành
Đây được coi là phương pháp đơn giản, dễ làm mà không cần đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp. Chính vì thế để thực hiện thì bạn có thể làm theo các bước:
Đầu tiên, bạn nên lựa chọn cành nên chọn những cành khỏe mạnh, sâu bệnh, có tuổi thọ trung bình (không nên chọn loại quá non hay quá già sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây non sau này).
Chuẩn bị nhà giâm cành: Nếu có điều kiện thì sử dụng các nhà giâm cố định bằng nhà kính, nhà lưới với các thiết bị điều tiết ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm là tốt nhất. Ngoài ra bà con có thể tự thiết kế nhà giâm cách đơn giản bằng các vật liệu rẻ tiền như các thanh tre uốn thành hình vòng cung có độ vòm dài từ n2,2 – 2,5m, cao từ 1,8 – 2m có che phủ bằng 2 lớp nylon có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ, hạn chế mưa gió và giữ ẩm bên trong.
Chọn nhữngcành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6 – 8cm, có từ 3 – 4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm = 1.000 cành/m2 ); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm = 1.500 cành/m2 ); mùa thu giâm dày hơn mùa hè.
Xử lý cành giâm: Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 đến 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10 – 15 giây để kích thích cây nhanh ra rễ.
Giâm cành: Cắm gốc cành sâu 1,5 – 2cm trên nền luống hoặc trong các khay nhựa chuyên dụng có chứa đất sạch. Có thể giâm bằng hai cách: giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10 – 15 ngày tùy theo thời tiết (mùa nóng và mùa lạnh mất từ 15 – 20 ngày, những tháng mát mẻ chỉ mất từ 7 – 10 ngày) do đó cần căn cứ thời vụ trồng sản xuất để bố trí giâm cành cho thích hợp.
Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3 – 4 lần /ngày, những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh tươi). Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12 – 15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho 3 – 5 rễ dài 2 – 3cm, lá ổn định là có thể bứng đem trồng ra vườn sản xuất được.
Kỹ thuật trồng hoa thược dược đẹp
Thược dược là loại hoa trồng quanh năm, tuy nhiên để cây hoa phát triển tốt thì bạn nên trồng vào vụ Đông – Xuân. Bởi lúc này thời tiết không quá nắng nóng, thích hợp cho cây phát triển. Ngoài ra, cho cây ra hoa đẹp thì bạn nên trồng ở khoảng cách là 15 x 15 (mật độ 400.000 cây/ha).
Trồng cây thược dược lùn theo luống
Cây giống sau khi nhân giống xong thì đem đi trồng trong vườn ươm hoặc trong chậu, cần đảm bảo kín gió đảm bảo mầm non phát triển và hạn chế nắng nóng trực tiếp. Khi trồng thì nên chọn loại đất tơi xốp, có dinh dưỡng và thấm hút nước tốt.
Chăm sóc hoa thược dược
Cây hoa thược dược là loại hoa dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, để cây ra hoa đúng dịp Tết thì bạn cần phải lưu ý cách trồng và chăm sóc hoa thược dược đẹp dưới đây:
Tưới nước
Thược dược là loại cây cảnh ưa ẩm cao, vì thế bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây. Trung bình 3 – 4 lần/tuần thì sinh trưởng tốt và tươi lâu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng việc tưới nước quá nhiều vì sẽ khiến cho hoa bị ngập úng hoặc thối rễ.
Sau khi cắt tỉa cành chuẩn bị cho cây ra hoa vào dịp Tết thì nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây để nhanh ra hoa.
Ánh sáng
Thược dược là loại hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Chính vì thế, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa, không quá gắt. Nhất là khi hoa còn non thì không nên đặt cây ở ánh nắng gắt vì sẽ dễ bị cháy lá, ảnh hưởng đến sự ra hoa.
Phân bón
Khi trồng cây đạt từ 5 – 7 lá thì bạn sẽ tiến hành bón phân cho cây, bạn có thể tham khảo lượng phân bón cho 1000m2 dưới đây:
Chuẩn bị: 1.5 tấn phân chuồng hoai + 30kg bánh dầu, 2kg DAP, 10kg NPK, và 20kg lân vi sinh.
Hoa thược dược với nhiều màu: đỏ, vàng, trắng, hồng,…
Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng hoai + 100% lân + 100 bánh dầu
+ Bót thúc lần 1: 2kg DAP + chế phẩm sinh học + 5kg NPK
+ Bón thúc lần 2: 5kg NPK + chế phẩm sinh học
Phòng ngừa sâu bệnh
Nếu như không chăm sóc đúng cách thì cây thược dược rất dễ bị sâu bệnh hại: sâu cuốn lá, nấm bệnh. Dưới đây là một vài bệnh hay gặp và cách phòng ngừa :
+ Bệnh đốm lá: Nguyên nhân chủ yếu là do mùa mưa khiến cho thời tiết và đất ẩm nên phát sinh nhiều loại nấm hại. Để ngừa thì bạn nên sử dụng nước Zineb 0.1% và Boocdo 0.5 % phun lên cây.
+ Bệnh thối rễ: Nguyên nhân là do tưới nước quá nhiều khiến cho rễ bị thối, với trường hợp này thì bạn chỉ có thể sử dụng rượu 60 độ rửa sạch và đem đi trồng lại.
+ Bệnh cháy lá: Nguyên nhân là do thay đổi môi trường thời tiết đột ngột khiến cho lá cây bị cháy. Khắc phục là cắt bỏ phần bị cháy, hư hỏng và tiến hành chăm sóc cây, hạn chế cho cây tiếp xúc với nắng nóng trực tiếp.
Kỹ thuật để hoa tươi lâu sau Tết
- Được xem là loại hoa không thể thiếu trong ngày tết truyền thống, làm sao để giữ cho hoa tươi lâu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để giữ hoa tươi thì bạn cần phải chú ý đến cả công đoạn cắt gọt và cắm hoa:
- Mua hoa về nên nhúng nước trước rồi mới tỉa lá, cắt cành thì nên cắt vạt chéo để hoa dễ phát triển.
- Nên đặt hoa ở nơi có ánh sáng vừa, nhiệt độ trung bình từ 15 – 25 độ để cây phát triển tốt.
- Khi cắm hoa vào lọ thì nên cho vitamin B1 nghiền hoặc aspirin vào để khử trùng giúp hoa tươi lâu.
- Ngoài ra, bạn có thể giữ hoa tươi lâu bằng cách thêm giấm trắng vào bình vài phút trước khi cắm hoa hoặc cho một ít đường vào bình giúp thúc đẩy quá trình quang hợp của hoa.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Thược Dược do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn thành công khi trồng hoa thược dược
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!