Sự ra đời của băng vết thương

Bài viết khái quát lịch sử ngành chăm sóc vết thương và sự ra đời của băng vết thương đã mang tới những thành tựu đột phá y tế trong việc chăm sóc và điều trị. Phân loại các loại băng vết thương phổ biến hiện nay và giới thiệu dòng sản phẩm băng vết thương hiệu quả từ hãng Molnlycke

Sự ra đời của băng vết thương - các loại băng vết thương phổ biến

Sự ra đời của băng vết thương

Lịch sử của ngành chăm sóc vết thương kéo dài từ thời tiền sử đến y học hiện đại.

Vết thương có khả năng chữa lành tự nhiên, nhưng người tiền sử nhận thấy có một số yếu tố và phương thuốc thảo dược sẽ tăng tốc hoặc hỗ trợ quá trình lành thương, đặc biệt nếu nó là vết thương nặng. Trong lịch sử cổ đại, điều này được tiếp nối bằng việc nhận ra sự cần thiết của vệ sinh và cầm máu, lúc mà kĩ thuật băng vết thương và phẫu thuật được phát triển. Sau cùng, lý thuyết về mầm bệnh cũng cải thiện việc chăm sóc vết thương.

Theo thời gian, các nền văn minh khác nhau bắt đầu tạo ra các phương pháp điều trị bằng thuốc thảo dược cho các vết thương, tùy thuộc vào loại cây nằm trong khu vực địa lý của họ. Những phương pháp điều trị bằng thảo dược đã trở thành hình thức trị liệu vết thương lâu đời nhất. Kiến thức này đã được học và truyền lại sau khi những người chữa bệnh liên tục sử dụng một phương thuốc thảo dược cho một vết thương cụ thể với niềm tin rằng nó thúc đẩy quá trình chữa lành.

Việc sử dụng băng trong quản lý vết thương bắt nguồn từ người Ai Cập. Năm 1862, một loại giấy cói có niên tại từ 3000-2500 trước Công nguyên được phát hiện bởi nhà Ai Cập học người Mỹ Edwin Smith. Khi văn bản trên giấy cói này được dịch hoàn toàn vào năm 1930 nhiều loại băng đã được ghi lại. Những loại băng bao gồm thuốc mỡ, nhựa cây, mật ong, xơ vải và thịt tươi. Vết thương được đóng lại bằng cách sử dụng mảnh vải lanh giống độ dính của kẹo cao su. Thuốc sát trùng được làm từ sắc tố đồng màu xanh và đá chyrsoedla dùng cho vết thương hở.

Galenus (129 – 200/217 AD) là một bác sĩ phẫu thuật chăm sóc các đấu sĩ ở Pergamun. Ông nổi tiếng với lý thuyết “ưu tiên tạo mủ” của mình. Galenus ủng hộ các vết thương cần phải bị nhiễm trùng và hình thành mủ trước thì việc lành thương mới xảy ra. Do đó, các vết thương không nhiễm trùng sẽ được tiêm nhiều loại chất để gây nhiễm trùng. Lý thuyết này tồn tại trong hơn một nghìn năm.

Một thầy thuốc thời Phục hưng, Ambrose Paré, đã theo lý thuyết trong thời đại của mình và sử dụng dầu sôi để cắt cụt chân tay và điều trị vết thương. Trong một trận chiến lớn, ông đã hết dầu sôi dùng để chữa trị cho những người lính. Pare bắt đầu áp dụng lòng đỏ trứng, dầu hoa hồng và nhựa thông. Kết thúc trận chiến, ông nhận thấy những người lính sử dụng hỗn hợp lòng đỏ trứng có tiến bộ tốt hơn so với những người lính đã bôi dầu sôi vào vết thương của họ. Pare bắt đầu đặt câu hỏi về lý thuyết “ưu tiên tạo mủ” và thay đổi thực hành của mình.

Những tiến bộ đầu tiên trong chăm sóc vết thương trong thế kỷ 19 bắt đầu với Ignaz Philipp Semmelweis, một bác sĩ sản khoa người Hungary, người đã khám phá ra cách rửa tay và vệ sinh nói chung trong thao tác y tế để ngăn ngừa tử vong cho người mẹ. Công trình của Semmelweis được tiếp tục bởi một bác sĩ phẫu thuật người Anh, Joseph Lister, vào những năm 1860 ông bắt đầu dùng gạc phẫu thuật với axit carbolic, ngày nay gọi là phenol, giúp giảm tỷ lệ tử vong của nhóm phẫu thuật xuống 45%.

Dựa trên sự thành công của gạc phẫu thuật được xử lý trước của Lister, RobertWood Johnson I, đồng sáng lập của Johnson & Johnson, bắt đầu vào những năm 1890 sản xuất gạc và băng vết thương được khử trùng bằng nhiệt khô, hơi nước và áp lực. Những đổi mới trong băng vết thương đã đánh dấu những bước tiến lớn đầu tiên trong lĩnh vực này từ những tiến bộ trong nhiều thế kỷ trước đó.

Trong Thế chiến I, việc sử dụng các chất khử trùng tại chỗ như dung dịch Dakin, iốt, axit carbolic và thủy ngân đã được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng trong vết thương trên chiến trường. Các binh sĩ Anh được khuyên mang theo iốt và ngay lập tức áp dụng nó vào vết thương do đạn bắn. Thật không may, nhiều bệnh viêm da phát triển là kết quả của việc sử dụng bừa bãi. Cũng trong thời đại này, một loại băng có tên là vải tuyn (vải lưới may mùng) được phát triển bởi Lumiere. Đây là gạc đã được ngâm tẩm parafin.

Những tiến bộ tiếp theo phát sinh từ sự phát triển của chất tổng hợp polymer cho băng vết thương và “khám phá lại” các quy trình chăm sóc nền vết thương ẩm vào giữa thế kỷ 20.

Sự ra đời vào những năm 1950 của các chất tổng hợp dạng sợi như nylon, polyethylen, polypropylen và polyvinyl đã cung cấp các vật liệu mới cho các nhà nghiên cứu và bác sĩ trong lĩnh vực chăm sóc vết thương có thể khám phá việc bảo vệ vết thương tốt hơn và thậm chí đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương tự nhiên.

Nghiên cứu lâm sàng vào những năm 1960 đã bắt đầu xác định ý tưởng chữa lành bằng cách làm vết thương ẩm và lợi ích trong việc tối ưu hóa quá trình lành vết thương. Khái niệm rằng một vết thương được giữ ẩm tối ưu sẽ có kết quả tốt hơn so với vết thương làm cho khô.

Khái niệm chăm sóc vết thương ẩm bắt đầu nhận được sự xem xét nghiêm túc vào cuối những năm 1970 và 1980. Trước thời điểm này, việc làm khô vết thương đã được thực hiện bằng một số cơ chế: sử dụng Povidone-iốt chất làm khô, đèn nhiệt, băng ướt-đến- khô, và để vết thương hở tiếp xúc với không khí. Băng phim trong suốt và hydrocoloid là loại băng đầu tiên được sử dụng rộng rãi khi giữ ẩm cho vết thương.

Trong suốt những năm 1980 và đầu những năm 1990, một sự bùng nổ trong lĩnh vực băng vết thương. Alginate, hydrogel và foam xuất hiện trên thị trường trong nhiều loại sản phẩm. Băng đã trở nên tích cực trong vai trò của chúng để thay đổi môi trường vết thương trong quá trình chữa lành. Sự ra đời của các yếu tố tăng trưởng và sinh tổng hợp khác như collagen đã bắt đầu sự chuyển đổi sang băng vết thương tương tác.

Trong thế kỷ 21 hiện đại, y học đã phát triển các phương pháp điều trị trong quá khứ, cũng như nâng cao việc phòng ngừa và điều trị vết thương. Việc thúc đẩy quá trình lành thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và thoát khỏi nhiễm trùng là rất quan trọng. Quyết định điều trị phụ thuộc vào loại vết thương. Chăm sóc vết thương với ưu tiên hàng đầu là cứu chi và sự sống của một người. Trong bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế, các vết thương nghiêm trọng hơn như loét do tiểu đường, loét do tỳ đè và bỏng đòi hỏi phải vô trùng hoặc sạch (tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương) và có cách chăm sóc vết thương phù hợp.

Phương pháp điều trị sinh học: Những con giòi y tế lần đầu tiên được sử dụng trong y tế quân sự Thế chiến 2. Chúng hoạt động như các tác nhân phá hủy y sinh bằng cách ăn vi khuẩn và phá vỡ chúng trong ruột của mình. Những con giòi tiết ra một loại enzyme khử trùng vết thương và thúc đẩy quá trình lành vết thương và đây là lý do tại sao chúng trở thành sinh vật đầu tiên ở Hoa Kỳ được sử dụng trong y tế vào Tháng 1 năm 2004.

[su_button url=”https://tanmaithanh.com/danh-muc/bang-vet-thuong” target=”blank” background=”#009a1d” size=”5″ icon=”icon: tags”]THAM KHẢO SẢN PHẨM BĂNG VẾT THƯƠNG MOLNLYCKE[/su_button]

Các loại băng vết thương phổ biến

Băng vết thương là một loại dụng cụ y tế dụng để bảo vệ, che chở vết thương, tránh cho vết thương tiếp xúc với tác động có hại bên ngoài. Băng vết thương thông thường có tác dụng cầm máu, trong những trường hợp chảy máu nhẹ và vừa. Một số loại băng dán còn có thêm chất sát khuẩn để chống nhiễm khuẩn cho vết thương. Băng vết thương thông thường dùng cho loại vết thương có miệng nhỏ, miệng vết thương sạch, không chảy máu nhiều và không cần phải khâu, có tác dụng chỉ tạm thời cầm máu, bảo vệ bề mặt vết thương.

Hiện nay, băng vết thương có nhiều loại, từ loại đơn giản đến loại có thiết kế đặc biệt để phù hợp với từng vị trí trên cơ thể. Các loại băng vết thương bao gồm: băng khô, băng ướt đến khô, băng thấm tẩm hóa chất, băng bọt, băng alginate, băng Hydrofiber, băng phim trong suốt, băng hydrogel và băng hydrocolloid. Tất cả các loại băng được liệt kê được làm từ các vật liệu khác nhau.

Gạc: thành phần vải có thể bao gồm cotton, polyester hoặc rayon; dưới dạng vô trùng hoặc không vô trùng; có hoặc không có viền dính. Gạc có thể được ngâm tẩm với các sản phẩm khác như hydrogel (để hydrat), natri clorua (để hấp thụ). Gạc được sử dụng cho các vết thương tiết dịch ít.

Băng ướt-đến-khô: mặc dù một số cơ sở y tế đang hạn chế sử dụng loại băng này, chúng được sử dụng hầu như cho các vết thương sau phẫu thuật cũng như là những vết thương cần cắt lọc. Loại băng này có thể lấy những mảng hoại tử hay nhiễm trùng. Cách sử dụng như sau: gạc được tẩm ướt với nước muối và đặt nhẹ nhàng bên ngoài vết thương, khi băng khô thì tháo băng. Băng sẽ khô tại vùng nhiễm trùng hoặc hoại tử, sau đó những mảnh ấy sẽ được loại bỏ cùng với băng khi tháo băng ra. Những băng này đang được thay thế bằng Wound-Vacs, được gắn trực tiếp lên vết thương, nhẹ nhàng nhưng liên tục, hút dịch tiết và chất lỏng từ vết thương ra ngoài.

Băng foam: bao gồm các polyme như polyurethane với các tế bào mở nhỏ giữ độ ẩm. Chúng thích hợp cho các vết thương mất độ dày một phần và toàn bộ, cung cấp cho việc chữa lành vết thương ẩm, điều chỉnh nhiệt và bảo vệ. Băng foam có những tính năng như khả năng quản lý độ ẩm vượt trội, lỗ siêu nhỏ phù hợp nền theo vết thương, giảm đau, hạn chế gián đoạn quá trình lành vết thương và chống thấm nước để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn… Băng cũng hoạt động như một lá chắn cho vết thương và ngăn ngừa những tổn hại cho lực ma sát hoặc áp lực.

Băng Alginate: Canxi-alginate, canxi-natri-alginate và collagen alginate là các chất xơ tự nhiên có nguồn gốc từ rong biển. Các băng này có khả năng thấm hút cao và phù hợp với các hình dạng và kích cỡ vết thương khác nhau. Phản ứng hóa học giữa băng và dịch tiết vết thương tạo ra một chất giống như gel. Gel lần lượt hỗ trợ trong việc duy trì một môi trường chữa lành vết thương ẩm. Alginate có thể hấp thụ tới 20 lần trọng lượng của nó. Hầu hết các alginate có ở cả dạng tấm và dây. Bởi vì băng alginate rất xốp và không có đặc tính kết dính, nên băng thứ cấp phải được sử dụng để cố định chúng.

Băng Hydrofiber: loại băng này tương tự như băng alginate với những đặc tính thấm hút, nhưng chúng không ảnh hưởng đến việc cầm màu. CHúng ở dạng miếng và có chứa polymer carboxymethylcellulose. Băng này có thể cắt theo kích thước của vết thương và sử dụng trên những vết thương có mức độ nghiêm trọng cao.

Băng phim trong suốt: màng phim trong suốt là màng polymer có độ dày khác nhau, với lớp phủ dính ở một bên chỉ cho phép bám dính vào da. Các băng này không thấm chất lỏng và ngăn vi khuẩn xâm nhập nhưng cho phép bốc hơi ẩm ra ngoài và trao đổi khí Oxy. Bạn có thể nhìn thấy vết thương thông qua băng. Chúng rất thoải mái khi mang vì có thể bám chắc trên da trong một thời gian dài; là một loại băng thứ cấp tuyệt vời trong việc cố định cho vết đứt, vết rách da và vị trí I.V. Các loại khác kết hợp với một miếng gạc không dính, miếng alginate hoặc các thành phần khác ở giữa tạo ra hình dạng đảo. Phim đã được chứng minh là có tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn so với băng gạc truyền thống. Phải tháo băng cẩn thận vì nó có thể đe dọa đến lớp biểu mô.

Băng Hydrogel: Cho đến nay, là một trong những loại băng đa năng nhất trên thị trường, hydrogel chủ yếu là nước và / hoặc glycerin trong thành phần. Chúng là các mạng ba chiều của polyme ưa nước được điều chế từ các vật liệu như gelatin, polysacarit, polyme polyacrylamide liên kết ngang, phức hợp polyelectrolyte và polyme hoặc copolyme có nguồn gốc từ este metacryit. Đây là loại băng hướng nhiều hơn đến khu vực bị nhiễm trùng và cần môi trường ẩm thần thiết cho quá trình lành thương. Nó giúp thúc đẩy các chức năng tự nhiên (autolytic) của cơ thể để loại bỏ các tế bào hoại tử.

Băng Hydrocolloid: không giống với băng phim, băng hydrocolloid không cho phép oxy đến vết thương. Một trong những loại băng chăm sóc vết thương tiên tiến ban đầu được tung ra thị trường, hydrocoloid là loại băng bao gồm carboxymethylcellulose, pectin hoặc gelatin và có khả năng hấp thụ khác nhau tùy thuộc vào độ dày và thành phần của chúng. Khi dịch tiết vết thương được hấp thụ bởi băng, nó phát triển một loại keo gel dày trên nền vết thương làm tăng môi trường chữa lành ẩm cần thiết cho quá trình tạo hạt, biểu mô hóa, tự động hóa. Đây là một kỹ thuật ướt-đến-khô nhưng không khuyến khích dùng trên vết thương bị nhiễm trùng. Tuy nhiên sẽ gây ra đau đớn và tổn thương mô khi tháo băng.

Băng tẩm hóa chất: băng có chứa các hóa chất và vật liệu thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Một số có dạng miếng (sheet) nên yêu cầu băng thứ cấp. Trong đó Bạc thường được tẩm vào trong băng với tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, đặc biệt cho các vết thương mạn tính có nguy cơ nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng. Bạc có tác dụng kháng khuẩn và mạnh hơn so với clo (chlorine). Nó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương bao gồm MRSA và VRE, nấm, vi rút và nấm men. Một tính năng quang trọng của ion bạc là nó giết chết các vi khuẩn gây hại nhưng không gây độc tế bào tăng sinh mô hạt với nồng độ thích hợp.

Băng tự thích ứng: những loại băng siêu thấm này phụ thuộc vào đặc tính của các polyme thông minh nhạy cảm với mức độ ẩm. Vật liệu của băng phản ứng với sự thay đổi độ ẩm của vết thương, khi cần nó có thể đảo ngược chức năng (chuyển từ hấp thụ sang hydrat hóa/ngậm nước và ngược lại) trên các khu vực cụ thể của vết thương và vùng da xung quanh. Loại băng này được sử dụng hầu hết cho vết thương hở.

[su_button url=”https://tanmaithanh.com/san-pham/bang-vet-thuong-mepilex” target=”blank” background=”#009a1d” size=”5″ icon=”icon: tags”]MEPILEX – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG TIẾT DỊCH[/su_button]

Chất dính trong băng vết thương

Những tiến bộ công nghệ về vật liệu màng nhiều cơ hội mới trong chăm sóc sức khỏe. Đối với ngành chăm sóc vết thương, các vật liệu mới cho phép băng vết thương có khả năng tương tác với môi trường vết thương, hỗ trợ băng dính tại chỗ mà không cần băng thứ cấp và băng cố định, ngoài ra còn bổ sung những lợi ích khác như giảm tổng chi phí điều trị và giảm thời gian cho việc thay băng.

Tuy nhiên sẽ thật không may nếu băng gạc kết hợp với chất dính quá chặt, việc loại bỏ chúng có thể gây tổn thương cho vết thương và vùng da xung quanh. Tổn thương mô do chất dính của băng sẽ làm tăng kích thước vết thương, đau đớn trầm trọng hơn và trì hoãn quá trình lành thương.

Thế nhưng, nếu độ bám dính không đủ sẽ dẫn đến rò rỉ và làm úng da vùng xung quanh vết thương, vết thương sẽ dễ tổn thương và mở rộng hơn. Việc dán và tháo băng liên tục sẽ dẫn đến bóc tách tế bào da, hàng rào bảo vệ da sẽ mất và gây ra nhiều vấn đề hơn.

Theo một tài liệu của Liên hiệp các tổ chức chữa lành vết thương Thế giới (World Union of Wound Healing Societies – WUWHS) với mục tiêu là giảm thiểu đau đớn trong quy trình sử dụng băng vết thương, các tiêu chuẩn này cần được các bác sĩ lâm sàng xem xét khi lựa chọn băng.

Thông số cần xem xét khi lựa chọn băng gạc (WUWHS, 2004)

  1. Cân bằng độ ẩm trong quá trình lành thương
  2. Không tổn thương đến vết thương và vùng da xung quanh
  3. Khả năng hấp thụ (xử lý chất lỏng/khả năng lưu giữ)
  4. Nguy cơ dị ứng.

Một chất dính lý tưởng phải giữ băng an toàn tại vị trí trong suốt quá trình sử dụng, nhờ đó mà giảm thiểu nguy cơ úng da do rò rỉ dịch. Chất dính đó phải hỗ trợ khi thay băng mà không gây ra tổn thương thêm cho vết thương và vùng da xung quanh, an toàn (không gây kích ứng, không nhạy cảm), không để lại dư lượng dịch tiết cũng như chất dính trên da, thấm hút ngay lập tức.

Thời gian mang băng phù hợp sẽ liên quan đến các yếu tố như: mức độ dịch tiết, sự hiện diện của nhiễm trùng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, đánh giá vết thương,… Băng thường không để quá 07 ngày và phụ thuộc vào yêu cầu của bệnh nhân cũng như vết thương.

Xét về chức năng, chất dính đã phát triển đáng kể qua nhiều năm và vẫn tiếp tục như vậy. Chất dính được sử dụng trong quản lý vết thương được phân loại thành “truyền thống” (chất dính được sử dụng phổ biến trong 20 năm) và “cấp tiến” (những loại chất dính được phát triển vài năm gần đây).

Chất dính truyền thống

Chất dính Acrylic

Arylic thường được sử dụng trong băng vết thương bởi vì nó giữ băng tại vị trí một cách an toàn. Tuy nhiên, nó có thể gây khó khăn khi tháo băng, càng để lâu trên da chất dính càng bám chặt hơn. Chất dính này có xu hướng để lại vật chất trên da, gây tróc da và dị ứng. Những bệnh nhân cần thường xuyên thay băng để chữa trị phải lưu ý đến những ảnh hưởng của loại chất dính này. Chất dính acrylic có độ hấp thụ dịch tiết thấp, vì vậy khi ứng dụng trong băng vết thương, nó cần phủ thêm thành phần khác để hỗ trợ dịch tiết tràn lên được lên lớp thấm hút.

Chất dính Hydrocolloid

Chất dính hydrocolloid khác với các loại khác trong việc tiếp xúc với tế bào. Nó dính mạnh mẽ vào vùng da xung quanh vết thương và hình thành 1 thể gel mềm trên nền vết thương khi có sự xuất hiện của dịch tiết. Gelatin, pectin, sodium carboxymethylcellulose là thành phần có trong hydrocolloid cho phép hình thành loại gel này. Ban đầu chất dính này là loại chất liệu khô, sau khi băng trở nên ngậm nước bởi dịch tiết thì đặc tính của chất dính này thay đổi thành chất liệu ướt. Nó có khả năng dính thấp nên khả năng bo kín bờ vết thương cũng giảm dần, vì thế tăng nguy cơ úng da. Khi loại chất dính hydrocolloid tiếp xúc với dịch tiết sẽ tạo ra loại vật liệu lỏng, điều đó thường gây ra mùi hôi, giống như mủ và có nguy cơ rò rỉ. Những tác dụng phụ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Trong 1 nghiên cứu về 4 loại vật liệu trên băng vết thương để so sánh ảnh hưởng khi dán và tháo các băng này lặp đi lặp lại trên vùng da xung quanh vết thương, băng hydrocolloid gây tổn thương cao lên hàng rào bảo vệ da hơn loại chất dính polyurethane hay silicone mềm (Zillmer et al, 2006). Một nhược điểm của chất dính hydrocolloid là nó gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt là đối với các vết loét ở chân (Mallon and Powell, 1994; GrangePrunier et al, 2002; Körber et al, 2006; Pereira et al, 2007). Những phản ứng nổi mề đay cũng được báo cáo trên băng hydrocolloid (Johnsson and Fiskerstrand, 1999)..

Chất dính Hydrogel

Chất dính hydrogel gây tổn thương thấp và thoáng khí hơn những loại chất dính khác. Với tính tương thích sinh học cao, độ bám dính tốt, thấm hút, giữ môi trường ẩm, trong suốt, thông thoáng và làm mát là những đặc tính của hydrogel. Chất dính nàynhờ có hàm lượng nước cao nên có tác dụng làm mát vết thương từ đó làm tê và giảm đau.

Hydrogel cũng có mức độ linh hoạt rất giống với mô tự nhiên do hàm lượng nước đáng kể của chúng. Tuy nhiên, như trường hợp của hydrocolloid, vì bản chất ngậm nước nên khi hấp thụ dịch tiết khả năng dính cửa nó giảm đi đáng kể, làm tăng nguy cơ úng da (Capasso và Munro, 2003).

Chất dính có vật liệu cao su

Chất dính này chứa cao su tổng hợp, nó cung cấp khả năng dính lên da không đủ nên thường được sử dụng cho băng phẫu thuật và băng dính thông thường. Tháo băng có thể gây tróc da, để lại vật chất (dịch tiết, chất dính thừa) trên bề mặt, dị ứng (vì khả năng thông thoáng thấp).

Chất dính Polyurethane

Chất dính polyurethane được quan tâm vì các đặc tính bán thấm của màng polyurethane nhưng không sử dụng rộng rãi như chất dính tiếp xúc vết thương. Tuy nhiên, có bằng chứng về cả lột da (Dykes et al, 2001) và úng bờ vết thương (Meaume et al, 2003) liên quan đến việc sử dụng băng polyurethane kết hợp với chất kết dính polyurethane.

Chất dính cấp tiến

Chất dính silicone mềm

Chất dính silicon mềm tạo ra nhiều điểm tiếp xúc trên bề mặt không đồng đều của da và do đó, chúng có thể được gọi là “chất dính vi mô”. Chất dính silicon mềm vĩnh viễn ở trạng thái dính và cung cấp mức độ bám dính an toàn không tăng khi tiếp xúc với da theo thời gian (Rippon và White, 2007a).

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và phòng khám đã đưa ra các tác động của việc áp dụng lặp đi lặp lại và loại bỏ băng trên vùng da xung quanh vết thương. So với băng gạc sử dụng chất kết dính acrylic, hydrocoloid và polyurethane, băng silicon mềm ảnh hưởng ít hơn đáng kể đối với lớp sừng (Dykes et al, 2001; Dykes and Heggie, 2003; Zillmer et al, 2006) và thoải mái hơn (Dykes and Heggie, 2003; O’Neill, 2007).

Sau những phát hiện này, một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra hai loại băng (một loại có chất dính acrylic và loại còn lại có chất dính silicon mềm) bằng kính hiển vi điện tử trước và sau khi tháo băng (Rippon và White, 2007b). Băng được dán lên cẳng tay của một tình nguyện viên khỏe mạnh trong thời gian 4 giờ, sau đó chúng được gỡ bỏ và được phân tích bằng kính hiển vi.

Việc thay băng có chất dính acrylic đã loại bỏ nhiều tế bào biểu bì trong khi đó với băng có chất dính silicon mềm sau khi loại bỏ trông gần giống với hình ban đầu. Sự kết dính giữa băng silicon mềm và da nguyên vẹn giúp ức chế sự di chuyển của dịch tiết ra khỏi vùng da xung quanh và giúp ngăn ngừa sự sần sùi bằng cách tạo ra một dấu ấn giữa lớp băng và da nguyên vẹn (White, 2005)

[su_button url=”https://tanmaithanh.com/san-pham/bang-vet-thuong-mepilex-ag” target=”blank” background=”#009a1d” size=”5″ icon=”icon: tags”]MEPILEX AG – GIẢI PHÁP CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG DO BỎNG & VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN[/su_button]

Giới thiệu về băng vết thương từ hãng Mölnlycke Health Care

Nhằm đáp ứng nhu cầu về giảm đau đớn và giảm tổn thương cho bệnh nhân khi chăm sóc vết thương, hãng Mölnlycke (MUN-lick-a) Health Care đã phát triển công nghệ Safetac – công nghệ độc quyền với chất tiếp xúc vết thương làm bằng silicone mềm.

Dòng băng vết thương có Công nghệ Safetac đưa ra giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các loại vết thương cấp và mãn tính như bỏng (phỏng), loét tỳ đè, loét chân/bàn chân, vết thương phẫu thuật, …

Với hơn 150 năm kinh nghiệm trong việc phát triển các sản phẩm lâm sàng, Mölnlycke Health Care là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm phẫu thuật và quản lý vết thương.

Từ năm 1979, Molnlycke đã giữ một vai trò năng động trong ngành chăm sóc vết thương và là công ty dẫn đầu thị trường tại Hoa Kỳ.

Được thành lập tại Thụy Điển vào năm 1849, Mölnlycke cung cấp các sản phẩm y tế chất lượng cao và sáng tạo bao gồm băng gạc với công nghệ silicone mềm Safetac

Với 30 năm phát triển cùng thông điệp “Giảm đau, giảm tổn thương”, công nghệ Safetac trở thành cuộc cách mạng trong việc chăm sóc vết thương và trở thành tiêu chuẩn cho các sản phẩm hỗ trợ điều trị vết thương hiện nay.

Safetac là công nghệ chất dính với khả năng giảm đau cho bệnh nhân và giảm tổn thương cho vết thương. Công nghệ Safetac xuất hiện chuyên biệt trên những băng vết thương của hãng Mölnlycke Health Care, bao gồm Mepilex®, Mepitel®, Mepiform®, và Mepitac®

Tính năng của băng có công nghệ Safetac:

  • Cung cấp môi trường chữa lành không bị gián đoạn
  • Dính nhẹ nhàng vào vùng da khô, nhưng không dính vào bề mặt vết thương ẩm
  • Dính vào các nếp gấp, vùng không bằng phẳng của da; che phủ nhiều bề mặt hơn; trải đều lực khi tháo băng ngăn ngừa bị bóc tách tế bào gây sưng tấy da
  • Bao phủ bờ vết thương và đảm bảo dịch tiết không tràn ra vùng da xung quanh, giảm tối thiểu úng da
  • Thúc đẩy quá trình lành thương, giảm thiểu thời gian nằm viện, giảm tổng chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Sự hiệu quả và niềm tin đã được chứng minh

Kể từ năm 1990, Công nghệ Safetac đã được thử nghiệm, hoàn thiện và có nhiều bằng chứng lâm sàng trên toàn thế giới.

Hơn 10 triệu bệnh nhân đã hưởng lợi ích từ công nghệ Safetac kể từ khi giới thiệu

Công nghệ Safetac được cấp bằng sáng chế và có nhiều tài liệu hỗ trợ, bao gồm hơn 80 ấn phẩm đã được đánh giá, xác nhận tính hiệu quả và lợi ích trên bệnh nhân.

Biên dịch: Thu An