Trong cuộc sống, thứ quý giá hơn cả tiền bạc chính là sức khỏe. Do đó, bác sĩ được xem là một nghề đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bác sĩ còn là công việc được rất nhiều người mơ ước, không chỉ được xem là nghề cao quý của xã hội mà còn có nguồn thu nhập cao. Tuy vậy, hiện có rất nhiều bạn trẻ đang thắc mắc học ngành bác sĩ thi khối nào? Học bác sĩ học môn gì? Có những chuyên ngành nào? Hãy cùng Việc Làm Tốt tìm hiểu nhé!
Bác sĩ là gì?
Bác sĩ hay còn được gọi với cái tên khác là thầy thuốc là người bảo vệ, chữa trị và phục hồi sức khỏe con người bằng các nghiên cứu, chẩn đoán và tìm cách chữa trị hiệu quả nhất cho mọi người dựa trên kiến thức và chuyên môn được đào tạo.
Hay bác sĩ đa khoa là những người có năng lực điều trị các chứng bệnh cấp tính và mãn tính cho bệnh nhân. Bác sĩ đa khoa là người chịu trách nhiệm khám và đưa ra chẩn đoán bệnh từ đó tìm các phương pháp chữa trị hiệu quả cũng như là các phương pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân qua các đơn thuốc và phương pháp trị bệnh.
Học ngành bác sĩ thi khối nào?
Sau đây là một số khối thi giúp các bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc bác sĩ thi khối nào? Và bác sĩ học khối nào? Từ đó giúp các bạn lựa chọn được khối thi cho phù hợp với khả năng của mình.
Ở thời điểm trước đây thì các trường đại học Y thường tuyển sinh về các khối B ( Toán, Hóa, Sinh) và khối A ( Toán, Lý, Hóa). Tuy nhiên, hiện nay thì do thay đổi hình thức thi cũng như bổ sung thêm một số khối thi và cũng chính sự thay đổi này thì con đường được thi và học ngành bác sĩ của các bạn trẻ trở nên đa dạng hơn.
Để trả lời được câu hỏi bác sĩ thi khối nào? Thì các bạn trẻ phải tìm hiểu thật kỹ hình thức tuyển sinh của các trường, ngoài việc các bạn phải ôn luyện các môn thi ngoài ra phải rèn thêm môn tiếng Anh để theo kịp sự phát triển của xã hội và để học được y học hiện đại của các nước phương tây. Sau đây là một số tổ hợp các môn thi cho ngành bác sĩ:
- A00 (Toán, Lý, Hoá)
- A02 (Toán, Lý, Sinh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- B01 (Toán, Sinh, Sử)
- B03 (Toán, Sinh, Văn)
- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Sau khi các bạn thi xong thì các trường sẽ tiến hành xét điểm từ cao xuống sao cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Điểm thi của ngành Y luôn được xem là khá cao từ trước đến nay và đặc biệt ở các trường đào tạo ngành Y có tiếng thì điểm xét tuyển những năm vừa qua giao động từ 27-29 điểm và ngược lại có những trường lấy điểm tương đối như tầm khoảng 18-20 điểm.
Học bác sĩ học môn gì?
Ngoài việc xác định ngành bác sĩ thi khối nào thì việc xác định những môn học cũng rất quan trọng. Sau đây là một số môn học bắt buộc của ngành bác sĩ để giúp các bạn tham khảo và có được câu trả lời cho câu hỏi ngành bác sĩ cần học môn gì.
Một số môn bắt buộc cơ bản như: Nguyên lý cơ bản Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và một số môn ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng… Ngoài ra, còn một số môn như: toán cao cấp, hóa đại cương, sinh học đại cương…
Một số môn cơ sở ngành như: Sinh học và di truyền, Lý sinh, Xác suất – Thống kê y học, Tâm lý học – Đạo đức y học, Tin học ứng dụng….
Một số môn chuyên môn như: Truyền nhiễm, Lao, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng- Hàm mặt, Da liễu, Thần Kinh, và một số môn Nội cơ sở, nội bệnh lý…
Sau đó, sinh viên còn phải đi thực tập theo ngành của mình. Thời gian đào tạo trung bình của ngành bác sĩ khoảng 6 năm.
Có những chuyên ngành nào về nghề bác sĩ?
Bác sĩ đa khoa
Là công việc của bác sĩ làm ở các bệnh viện đa khoa, các trạm y tế tổng hợp, bác sĩ đa khoa đòi hỏi phải có một kiến thức chuyên môn tốt.
Tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ đa khoa khám và chẩn đoán bệnh để tìm ra phương pháp và thuốc điều trị hiệu quả nhất hoặc tiến hành làm các xét nghiệm cụ thể cho bệnh nhân và chuyển bệnh nhân đến với bác sĩ chuyên khoa phù hợp.
Bác sĩ chuyên khoa
Là bác sĩ có kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đó như: Tai Mũi Họng, Răng, Mắt, Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình, Tim, Da liễu… hoặc bác sĩ chuyên khoa có thể làm theo chuyên môn về một lứa tuổi nào đó có thể trẻ em, trung niên hoặc già. Bác sĩ chuyên khoa thường làm tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa của mình.
Bác sĩ ngoại khoa
Là bác sĩ tham gia làm các ca phẫu thuật. Công việc của một bác sĩ ngoại khoa đòi hỏi bạn phải có một tinh thần thép và một đôi tay vàng cộng với một kiến thức cũng như kinh nghiệm cao để tham gia vào các ca phẫu thuật như: cắt bỏ các khối u, các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối và ghép các bộ phận… Đôi lúc các bác sĩ ngoại khoa cũng có thể chuyên về các lĩnh vực như: phẫu thuật não, phẫu thuật tim… Đây hoàn toàn là công việc tác động đến các bộ phận quan trọng nên đòi hỏi cần sự tập trung cao độ của bác sĩ.
Bác sĩ phụ sản
Công việc của các bác sĩ phụ sản là khám cho các sản phụ như: siêu âm, xét nghiệm, cho lời khuyên… Cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi để phát hiện cũng như chữa trị kịp thời và đưa ra những phương pháp giúp bảo vệ và giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất… Ngoài ra, các bác sĩ sản phụ còn có thể làm công việc như tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho thai, giúp các sản phụ sinh nở thuận lợi và cũng như là các công việc kế hoạch hóa gia đình…
Bác sĩ thú y
Là công việc khám và chữa trị mà bệnh nhân ở đây là các loài động vật. Ngoài ra các bác sĩ thú ý cũng là người tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, dịch bệnh từ các loài động vật để ngăn chặn và tìm ra thuốc chữa trị. Các bác sĩ thú y thường làm việc tại các cơ sở sở thú, các khu du lịch vườn thú, hoặc là khám tận nhà cho các loài vật cũng như mở cho mình một phòng khám riêng…
Một số trường đào tạo ngành Y khoa phổ biến ở nước ta
Khu vực miền bắc
- Đại học Y Hà Nội
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
- Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Đại học Y Dược Thái Bình
- Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Y Dược Hải Phòng
Khu vực miền trung
- Đại học Y Dược – Đại học Huế
- Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Đại học Phan Châu Trinh
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Y khoa Vinh
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Buôn Ma Thuột
Khu vực miền nam
- Đại học Y Dược TP. HCM
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Y Dược Cần Thơ
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Tân Tạo
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Võ Trường Toản
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Một số vấn đề thường gặp khi học bác sĩ
Lượng kiến thức học rất nhiều
Ngoài việc được học và tiếp thu những kiến thức được dạy thì bạn phải tìm hiểu thêm các kiến thức y học nước ngoài nếu muốn nâng cao sự hiểu biết và chuyên môn cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng phải trau dồi cho mình về mặt ngoại ngữ cho thật tốt để tìm hiểu và học tập từ các nước có nền y học hiện đại và phát triển.
Phải tập luyện cho mình một tinh thần thép
Vì phải thường xuyên đối diện với các ca đầy nguy hiểm thập tử nhất sinh nên việc các bác sĩ phải tập cho mình một tinh thần thép và phải thật bình tĩnh trong mọi tình huống để cứu sống và bảo vệ bệnh nhân khỏi những nguy hiểm.
Lịch học và lịch thực tập vô cùng nhiều
Vì đây là công việc quan trọng có ảnh hưởng đến tính mạng con người nên việc học để cung cấp các kiến thức chuyên môn là vô cùng kỹ lượng và quan trọng, cũng như nâng cao tay nghề và kinh nghiệm cả về trường học và thực tế bên ngoài. Vì thế nghề bác sĩ đòi hỏi các bạn học phải có nhiều kiến thức từ việc học mà phải có nhiều kinh nghiệm từ những tình huống thực tế ở các bệnh viện. Nên các bạn khi theo học bác sĩ phải chấp nhận và làm quen với vấn đề này nếu muốn mình phát triển.
Có một niềm đam mê lớn với nghề
Khi bạn đã quyết tâm theo ngành Y thì bạn phải có một đam mê lớn để vượt qua cũng như là phấn đầu mọi vấn đề trong công việc và học tập. Muốn trở thành một bác sĩ giỏi thì bạn phải nỗ lực hết mình để học tập cũng như nghiên cứu và mở rộng các kiến thức từ các nước tiên tiến về thuốc cách chữa trị cũng như là về thiết bị…
Ngoài ra, công việc của một bác sĩ là một con đường khó khăn nếu bạn không đủ đam mê sẽ dễ bị tuột dốc nên việc phải có cho mình một đam mê lớn sẽ giúp bạn vượt qua và thành công trong công việc.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi như ngành bác sĩ thi khối nào, học bác sĩ có những chuyên ngành gì rồi. Hy vọng, với một số kiến thức và kinh nghiệm chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp các bạn xác định được mục tiêu và những gì cần chuẩn bị để đi vào con đường của một bác sĩ cũng như giúp các bạn trả lời được các câu hỏi thắc mắc bấy lâu nay giúp bạn vững tin đi trên con đường mình chọn. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về việc làm tại Việc Làm Tốt nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyển dụng và ứng tuyển thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!