Công hữu về tư liệu sản xuất la gì

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đều có đặc điểm chung là lấy chế độ công hữu làm nền tảng. Công hữu về tư liệu sản xuất là gì?

Công hữu là gì?

Công hữu là quyền sở hữu chung của mọi người, chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất – cơ sở của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Bản chất chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng là xã hội của dân, do dân, vì dân và quyền lực thuộc về Nhân dân. Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Công hữu về tư liệu sản xuất là gì?

Công hữu về từ liệu sản xuất là chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về sở hữu xã hội chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và sản phẩm khác.

Chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Việc xây dựng và phát triển sở hữu công không phải bằng cách hạn chế hoặc loại bỏ các loại hình phi công hữu để sở hữu công giữ vị trí độc tôn.

Ngay trong thời kỳ quá độ, chúng ta đã không ít lần thử nghiệm liệu pháp đó, nhưng đã không thành công. Đến khi tiến hành đổi mới, chúng ta mới thừa nhận trên thực tế tính hợp pháp của các loại hình phi công hữu.

Công hữu về tư liệu sản xuất ở Việt Nam

Chế độ công hữu ở nước ta không phải là sự hư cấu mà là một thực thể kinh tế, được hình thành bằng việc quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế của chế độ cũ và từng bước xây dựng nên các cơ sở kinh tế mới.

Nó phát triển dần từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, ngày càng vững mạnh và hoàn thiện. Chế độ sở hữu là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng, tác động đến toàn bộ sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội nước ta.

Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa lấy chế độ công hữu làm nền tảng. Tính quy định đó được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, trước hết là của giai cấp thống trị.

– Sau khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua bản Hiến pháp vào ngày 9/11/1946 thì các nguyên tắc cơ bản về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, quy định về sở hữu… đã được chính thức ghi nhận.

Hiến pháp năm 1946 đã tạo cơ sở pháp lí và từ đây quyền sở hữu tài sản riêng công dân đã trở thành quyền hiến định. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Nhà nước ta đã thực hiện hàng loạt các biện pháp thích ứng và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để chuyển các tư liệu sản xuất quan trọng vào tay Nhà nước.

– Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại kì họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu… các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” (Điều 51).

Vẫn tiếp tục phát triển nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, Hiến pháp năm 2013 thể hiện rõ định hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực của các thành phần khác nhau. Đây chính là nền tảng pháp lí bền vững để tạo điều kiện cho các quan hệ sở hữu được phát triển trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng, tiến bộ.

Chế độ tư hữu là gì?

Chế độ tư hữu là việc chiếm hữu riêng của một số bộ phận giai cấp vì mục đích cá nhân, trong nền kinh tế, tài sản thường được coi là quyền sở hữu (quyền đối với số tiền thu được từ tài sản) và kiểm soát tài nguyên hoặc hàng hóa.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng quyền quyền tài sản cần phải được cố định và cần phải diễn đạt mối quan hệ giữa các bên khác để có hiệu quả hơn.

Nguyên nhân hình thành chế độ tư hữu:

– Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” vì lúc này chưa có sản phẩm dư thừa.

– Đến thời đại kim khí, của cải làm ra không chủ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

– Những người có chức phận đã chiếm đoạt của dư thừa biến thành của riêng mình. Thế là tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

– Gia đình cũng thay đổi theo: Đàn ông làm các công việc nặng nhọc và giữ cai trò trụ cột gia đình, con cái theo họ cha từ đó gia đình phụ hệ xuất hiện.

– Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo. Kẻ giàu, người nghèo, người có quyền, kẻ bị lệ thuộc đã xuất hiện. Từ đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp.

Như vậy, từ lâu chế độ tư hữu cũng được hình thành và tại nước ta nó bắt đầu xuất hiện khá sớm. Sự xuất hiện tư hữu đã kéo theo nhiều vấn đề đời sống lúc bây giờ gặp nhiều khó khăn, xã hội phân cấp giàu nghèo.

Tuy nhiên cũng đã tạo ra sự tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển, con người cạnh tranh với nhau và từ đó giúp cho cuộc sống trở nên đa dạng và phát triển hơn.