Ngành công an và những sự thật có thể bạn chưa biết – Thituyensinh.ican.vn

Các ngành công an/ Các ngành cảnh sát bao gồm những gì? Cùng ICAN tìm hiểu về ngành công an chi tiết để các em có thể lựa chọn thi tuyển nghề công an phù hợp với năng lực và ý thích của bản thân.

I.Hiểu chính xác về ngành công an

1. Chiến sĩ công an – họ là ai?

Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

Để đảm bảo cho đất nước Việt Nam được bình yên về mọi mặt, ngành công an được chia làm hai lực lượng chính:

– Cảnh sát: bảo vệ, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

– An ninh: phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia từ trong và ngoài nước.

Lực lượng Công an được cấu thành từ 3 bộ phận chính

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: Là những cán bộ, chiến sĩ được đào tạo nghiệp vụ chính quy tại các trường đào tạo công an.

– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật: Là những cán bộ chiến sĩ được đào tạo từ các ngành nghề khác phục vụ trong ngành công an, đồng thời đã trải qua khóa học nhất định về nghiệp vụ công an.

– Học viên: Những người đang học tại các trường đào tạo trong ngành công an.

2. Công an gồm những ngành nào? Những vị trí công việc cơ bản/ các ngành trong Công an

Nhiều em băn khoăn trước thắc mắc các loại cảnh sát cơ bản, hay ngành công an có mấy loại? Cụ thể như sau:

Lực lượng cảnh sát

Nếu trở thành cảnh sát, mình sẽ làm công việc gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà rất nhiều teen đang thắc mắc khi ước mơ khoác lên mình bộ cảnh phục.

Cảnh sát Việt Nam bao gồm rất nhiều lực lượng để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên trên mọi lĩnh vực và trên khắp mọi miền Tổ quốc. Mỗi lực lượng có một công việc đặc thù riêng trong phạm vi nhất định để đảm bảo hiệu quả công việc cao nhất.

Khoác lên mình màu áo công an nhân dân, bạn có thể trở thành:

1. Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội

Đã có đôi lần bạn thấy chiến sĩ cảnh sát khu vực đến chơi nhà, hỏi thăm chuyện bố mẹ, hay lấy thông tin về nhân khẩu trong gia đình, hộ khẩu nhà bạn,…Thực ra là họ đang làm nhiệm vụ đấy. Có thể bạn chưa biết: Cảnh sát khu vực là một bộ phận quan trọng trong lực lượng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội.

Công việc hàng ngày của cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội gồm:

– Đảm bảo trật tự công cộng

– Đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu.

– Cấp và quản lý thẻ căn cước công dân.

– Quản lý vũ khí, vật liệu nổ.

– Quản lý con dấu.

– Quản lý những người thuộc diện quản chế, cải tạo tại chỗ, cải tạo không giam giữ, án treo.

– Hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng,…

Do đặc thù công việc, cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội là lực lượng quen thuộc với tiếp xúc nhiều nhất với người dân.

2. Cảnh sát hình sự

Bạn đã từng theo dõi những cảnh phim gay cấn trong phim “Mê cung” hay rất nhiều bộ phim khác về ngành công an? Đó chính là hình ảnh quen thuộc về những chiến sĩ cảnh sát hình sự, và trên thực tế công việc của họ còn vất vả và khốc liệt hơn trong phim ảnh rất nhiều lần!

Tham gia vào hàng ngũ cảnh sát hình sự, bạn có nhiệm vụ:

– Tiến hành các hoạt động trinh sát và điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá tội phạm về trật tự xã hội.

– Bảo vệ tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

– Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

3. Cảnh sát giao thông

Màu áo vàng đặc trưng của cảnh sát giao thông chắc chắn là rất quen thuộc với chúng ta đúng không nào? Đặc biệt, đã có một vài bạn đi xe điện không đội mũ bảo hiểm được các chiến sĩ cảnh sát giao thông nhắc nhở nghiêm khắc.

Nhiệm vụ của cảnh sát giao thông là:

– Giáo dục, tuyên truyền cho người dân về Luật giao thông

– Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

4. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Đây là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ người dân khỏi “giặc lửa”. Bên cạnh đó, họ còn quản lý, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trên toàn quốc, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

5. Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Tội phạm về ma túy luôn liều lĩnh, nhiều thủ đoạn nhất. Đây là cũng là mặt trận nguy hiểm, cam go với lực lượng cảnh sát.

Nếu trở thành cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, bạn sẽ:

– Nghiên cứu, nắm bắt tình hình hoạt động của các loại tội phạm ma túy.

– Phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm về ma túy để đề xuất, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

– Nghiên cứu phương thức, thủ đoạn và quy luật của tội phạm về ma túy, rồi tiến hành hoạt động điều tra tội phạm theo quy định của bộ Luật Hình sự.

6. Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng

Khi theo dõi báo chí, chắc hẳn bạn từng thấy một loạt vụ án lớn về tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ nhà nước, lừa đảo,…bị đưa ra ánh sáng. Đó chính là chiến công của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế.

7. Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp

– Canh gác và bảo vệ các mục tiêu quan trọng như Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, các đại sứ quán,…

– Tuần tra và trấn áp kịp thời mọi hoạt động phá rối, an ninh, trật tự

– Bảo vệ phiên tòa, bắt giữ, áp tải bị can, dẫn giải người làm chứng.

– Quản lý kho vật chứng và hỗ trợ công tác thi hành án.

Lực lượng an ninh

Âm thầm, lặng lẽ và ít xuất hiện trước công chúng nhưng đầy mưu trí, quyết liệt và dũng cảm, các chiến sĩ an ninh đã dập tắt các âm mưu phá hoại Việt Nam, giữ vững lập và thống nhất đất nước.

An ninh nhân dân gồm nhiều lực lượng: an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh kinh tế; an ninh tình báo, chống gián điệp; quản lý xuất,nhập cảnh,…

II. Con đường để gia nhập ngành công an

1. Các trường đào tạo ngành công an

– Học viện Cảnh sát nhân dân. Xem điểm chuẩn và các ngành đào tạo TẠI ĐÂY. – Học viện An ninh nhân dân. Xem điểm chuẩn và các ngành đào tạo TẠI ĐÂY. – Đại học Phòng cháy chữa cháy Xem điểm chuẩn và các ngành đào tạo TẠI ĐÂY. – Đại học Cảnh sát nhân dân – Đại học An ninh nhân dân – Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần Công An Nhân dân – Học viện Chính trị Công an Nhân dân

2. Các tổ hợp môn xét tuyển

– Các ngành nghiệp vụ an ninh, cảnh sát: Tổ hợp A01, C03, D01. – Ngành An toàn thông tin: Tổ hợp A00, A01. – Ngành Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ chỉ xét tuyển tổ hợp A00. – Chỉ tiêu gửi đào tạo ngành Y: Tổ hợp B00. – Ngành học tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND: Tổ hợp A00, A01. – Ngành học tại Học viện Chính trị CAND: Tổ hợp A01, C03, D01. Bên cạnh kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường công an lấy điểm trung bình cộng ba năm học THPT là điểm thành phần để tổ chức xét tuyển.

3. Những tố chất cho thấy bạn phù hợp với các ngành công an

– Nhiệt huyết, yêu thương con người

Đây là phẩm chất đầu tiên và cần phải có nếu bạn ước mơ gia nhập ngành công an, bởi đây là nghề nghiệp mang tính nhân văn, bảo vệ sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.

Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề thường phải đối mặt với hiểm nguy và gian khó. Thiếu đi nhiệt huyết và lòng yêu thương con người, làm sao bạn có thể vượt qua được những thử thách chông gai mà người chiến sĩ công an phải đối mặt?

– Có tinh thần trách nhiệm với công việc

Công việc của ngành công an gắn liền với quyền lợi của nhân dân, phục vụ lợi ích và nhu cầu chính đáng của nhân dân.

Tận tụy hết mình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao là đức tính của chiến sĩ công an.

– Tính kỉ luật cao

Chỉ một sơ suất nhỏ, không tập trung, thiếu kỷ luật của một cá nhân cũng đủ gây ra những hậu quả khó lường. Một khi bạn bước chân vào ngành công an đồng nghĩa với tính kỷ luật cao độ luôn đặt lên hàng đầu.

– Kiên định

Chỉ có bản lĩnh vững vàng mới giúp bạn vượt qua được vô vàn cạm bẫy trên con đường đi tìm công lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Can đảm chấp nhận gian khổ

IV.Bạn làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp trường công an?

1. Công an xã

Khi bạn là công an chính quy và được bố trí đảm nhiệm chức danh công an xã, bạn sẽ làm việc ở đơn vị hành chính cấp xã, những nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy.

Công an xã là lực lượng trực tiếp ở cơ sở, hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với nhân dân; tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, trên địa bàn xã

+ Quản lý an ninh, trật tự ở xã.

2. Công an phường

– Tổ chức công an cấp cơ sở của ngành Công an ở các thành phố, thị xã; chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân phường và chỉ đạo của công an quận, thị xã.

– Nhiệm vụ: + Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu

+ Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

+ Chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn phường,

+ Vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ, an ninh, trật tự.

– Gồm các bộ phận: tổ trực ban, tổng hợp, cảnh sát khu vực, đội cảnh sát trật tự, hình sự,…

3.Công an quận, huyện: bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quận, huyện

4. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, thành phố.

5. Bộ Công an: cơ quan đầu não của ngành công an.

V. 4 lí do để teen lựa chọn ngành công an

– Môi trường làm việc nghiêm túc

Bước vào ngành công an, bạn được sống trong một môi trường làm việc tốt, nghiêm túc, và hiệu quả cao.

2. Được rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong công việc

3. Có việc làm ngay sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được sắp xếp một công việc phù hợp với chuyên ngành học của mình trong hệ thống ngành Công an.

4. Thu nhập ổn định

Khi gia nhập ngành công an, bạn được hưởng các chế độ ưu đãi về lương bổng, bảo hiểm và những chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước, cũng như của ngành Công an.

Để tìm hiểu điểm chuẩn năm 2020 của các trường công an và tìm cho mình một sự lựa chọn phù hợp, các bạn có thể xem TẠI ĐÂY.