Lưu ngay Top 10+ cơ chế bệnh sinh là gì hàng đầu

TÓM TẮT:

Hen phế quản là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, với những hậu quả lớn về sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội. Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản rất phức tạp, trong đó cơ chế viêm đường thở là chủ yếu cùng với mối liên quan chặt chẽ với mẫn cảm dị ứng, trong đó vai trò chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan, lympho T, IgE, tế bào mast, đại thực bào và các cytokine. Ngoài ra, cơ chế thần kinh và tăng tính phản ứng của phế quản cũng đóng vai trò rất quan trọng. Việc nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của hen phế quản giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị, góp phần quản lý tốt bệnh hen. Các nội dung chi tiết trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản sẽ được trình bày trong bài tổng quan này.

Từ khóa: Hen phế quản, cơ chế bệnh sinh.

SUMMARY

Asthma is a global burden of disease, with great consequences on public health, affecting the social economic situation. The pathogenesis of asthma is very complex, in which airway inflammation plays the predominant mechanism with a close relationship with allergic sensitization, in which the main roles are eosinophils, lympho T cells, IgE, mast cells, macrophages and cytokines. In addition, the neural mechanism and bronchial hyperresponsiveness also play a very important role. The study of the pathogenesis of asthma helps in diagnosis and treatment, contributing to the good management of asthma. The details of the pathogenesis of asthma will be presented in this review.

Key words: Asthma, Pathogenesis.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, với những hậu quả lớn về sức khỏe cộng đồng cho cả trẻ em và người lớn, với tỷ lệ mắc bệnh cao và tử vong trong các trường hợp nặng, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội. Hen phế quản được xếp hạng thứ 16 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho các bệnh nhân, gặp với tỷ lệ 1 – 18% dân số tùy từng khu vực trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên toàn thế giới và dự kiến đến năm 2025, khoảng 100 triệu người nữa có thể mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong của hen phế quản là 1 trên 250 người tử vong vì bệnh tật trên toàn thế giới. Trong khi tỷ lệ mắc hen phế quản cao hơn ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ tử vong do hen lại thường gặp hơn ở các nước thu nhập trung bình và thấp [1], [2]. Ngoài ra, hen phế quản cũng là một gánh nặng kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Chi phí điều trị và các thiệt hại kinh tế do hen phế quản gây ra rất cao. Theo ước tính tại Mỹ giai đoạn 2008-2013, hen phế quản là nguyên nhân gây ra thiệt hại 3 tỷ đô la do người bệnh phải nghỉ làm và nghỉ học, 29 tỷ đô la do tử vong và 50,3 tỷ đô la chi phí y tế [3]. Vì vậy, việc quản lý và điều trị có hiệu quả hen phế quản có ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện tốt mục tiêu này, các nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của hen phế quản đóng vai trò quyết định trong chiến lược quản lý và điều trị hen.

2. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA HEN PHẾ QUẢN

Đa số các bệnh nhân hen phế quản cso mối liên quan đến cơ địa dị ứng (tạng Atopy). Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của hen phế quản rất phức tạp, với nhiều giả thuyết về cơ chế chưa thực sự được sáng tỏ. Các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều giả thuyết về sự kết hợp của nhiều yếu tố trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản, trong đó cơ chế viêm đường thở được nhiều tác giả công nhận là cơ chế cơ bản trong hen phế quản [4], [5].

2.1. Cơ chế viêm đường thở

Cơ chế viêm đường thở đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản, với sự tham gia của nhiều loại tế bào khác nhau. Sự phối hợp hoạt động của các loại tế bào viêm, với vai trò khác nhau trong cơ chế bệnh sinh gây ra các biểu hiện lâm sàng của hen phế quản. Đây là cơ chế được nhiều tác giả công nhận trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản. Các thành phần chủ yếu tham gia vào cơ chế viêm trong hen phế quản bao gồm: Bạch cầu ái toan, tế bào mast, tế bào lympho T, tế bào T giết tự nhiên, bạch cầu ái kiềm và hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể.

Bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan là đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế viêm ở bệnh nhân hen và dị ứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ bạch cầu ái toan thường có mối liên quan đến mức độ nặng của hen. Tuy nhiên, một số bệnh nhân hen phế quản không có sự thâm nhập của bạch cầu ái toan vào đường thở.

Bạch cầu ái toan được hoạt hóa tạo ra các chất trung gian hóa học chứa lipid, bao gồm: các Leukotriene và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.. làm trung gian cho sự co thắt cơ trơn phế quản; các sản phẩm dạng hạt độc hại, bao gồm: protein cơ bản chủ yếu (major basic protein), chất độc thần kinh, peroxidase, các ion dương có nguồn gốc từ bạch cầu ái toan có thể gây tổn thương biểu mô đường thở và dây thần kinh; các cytokine như yếu tố kích thích tế bào hạt-đại thực bào (granulocyte-macrophage colony stimulating factor: GM-CSF), các yếu tố tăng trưởng biến đổiα, β (transforming growth factors: TGF) và các Interleukin có thể tham gia vào quá trình tái tạo và xơ hóa đường thở. Bạch cầu ái toan được thu hút hoặc kích hoạt bởi Hematopoietin interleukin 5 (IL-5), các chemokine thông qua thụ thể chemokine chọn lọc bạch cầu ái toan và các thụ thể Toll-like [6], [7].

Tế bào Mast: Các nghiên cứu cho thấy có tăng số lượng tế bào Mast trong đường thở bệnh hen và mối liên quan chặt chẽ giữa số lượng tế bào Mast với tế bào cơ trơn đường thở. Tế bào Mast sản xuất các chất trung gian gây tăng co thắt phế quản như: Histamine, các Prostaglandin và Leukotriene, đồng thời lưu trữ và giải phóng yếu tố hoại tử khối u α (tumor necrosis factor α: TNF-α), làm tăng thu hút và kích hoạt các tế bào viêm, gây ra sự thay đổi chức năng và cấu trúc của cơ trơn phế quản [8], [9].

Các tế bào Lympho: Các tế bào Lympho T xâm nhập vào đường thở trong hen được đặc trưng bởi các tế bào Lympho T trợ giúp 2 (T helper 2 – Th2) tạo ra một nhóm các cytokine hạn chế, bao gồm Interleukin 3, 4, 5, 13 và GM-CSF. Tế bào Lympho Th2 cũng biểu hiện các thụ thể chemokine (CCR4 và CCR8) và phân tử giống như thụ thể hóa trị (chemoattractant receptor: CR) (CRTH2), thụ thể cho Prostaglandin D2 (PGD2), gây ra tương tác giữa tế bào Mast và các tín hiệu hóa học nhắm đến bạch cầu ái toan và tế bào Lympho Th2, gây ra tình trạng viêm đường thở kéo dài [10], [11].

Hoạt động của các cytokine được sản xuất bởi tế bào Lympho Th2 cho thấy rằng vai trò quan trọng trong các phản ứng của các cytokine trong bệnh hen phế quản và dị ứng, bao gồm các yếu tố sau:

– IL-3 là yếu tố sống còn của bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm.

– IL-4 phân biệt tế bào Lympho T không liên kết với tế bào Lympho Th2, chuyển tổng hợp globulin miễn dịch tế bào Lympho B sang sản xuất IgE và biểu hiện tế bào nội mô chọn lọc của phân tử kết dính tế bào mạch 1 (Vascular cell adhesion molecule-1: VCAM-1), tác động gián tiếp lên quá trình tuyển dụng đặc hiệu các bạch cầu ái toan, ái kiềm và Lympho T.

– IL-5 là cytokine tạo máu chính điều hòa sản xuất và tồn tại bạch cầu ái toan.

– IL-13 góp phần làm tăng bạch cầu ái toan trong đường thở, tăng sản tuyến nhầy, xơ hóa đường thở và tái tạo.

– Yếu tố kích thích tế bào hạt-đại thực bào cũng là một yếu tố sống còn của bạch cầu ái toan [12].

– Các kháng thể đơn dòng kháng IL-5 (benralizumab, mepolizumab và reslizumab) và kháng thể alpha kháng thụ thể IL-4 (Dupilumab) làm gián đoạn vai trò của cả IL-4 và IL-13 đang được sử dụng rộng rãi cho bệnh hen phế quản không kiểm soát, thể hiện vai trò quan trọng của các cytokine này trong cơ chế bệnh sinh của bệnh hen phế quản. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng cũng không ghi nhận lợi ích của các kháng thể đơn dòng kháng IL-13, lebrikizumab và tralokinumab trong hen phế quản.

Tế bào giết tự nhiên (Natural Killer T cell – NKT): Giả thuyết cho rằng tế bào T giết tự nhiên không thay đổi (invariant NKT – iNKT) trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh tình trạng viêm trong hen phế quản. Các tế bào iNKT biểu hiện một thụ thể tế bào T được bảo tồn, có khả năng nhận ra các kháng nguyên glycolipid, chẳng hạn như các kháng nguyên từ phấn thực vật. Chúng nhanh chóng sản xuất cả IL-4 và IL-13, có liên quan đến quá trình viêm đường thở và sản xuất IgE. Kết quả nghiên cứu của Akbari O. và CS (2006) cho thấy 63% tế bào Lympho TCD4 trong đường thở của 14 bệnh nhân hen phế quản nặng là tế bào iNKT, so với dưới 1% ở nhóm chứng bình thường [13].

Bạch cầu ái kiềm (B): tạo ra histamine và các leukotriene, đồng thời còn sản xuất nhiều IL-4 và IL-13 hơn các tế bào Lympho T [14].

Miễn dịch bẩm sinh: Hệ thống miễn dịch bẩm sinh đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của viêm đường thở dị ứng trong hen phế quản, bao gồm các yếu tố sau:

– Các tế bào biểu mô phế quản biểu hiện thụ cảm thể Toll-like (Toll-like receptor: TLR) trên bề mặt của chúng, bao gồm TLR4, một thụ thể nhận biết Lipopolysaccharide. Các Lipopolysaccharide có thể là chất gây dị ứng đường hô hấp như bụi nhà và lông động vật. Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh hen của Hammad H. và CS (2009) cho kết quả việc hít phải chất chiết xuất từ ​​bụi nhà kích hoạt TLR4 của tế bào biểu mô đường thở, dẫn đến việc hình thành các cytokine gây dị ứng IL-5, IL-13, IL-25, IL-33 và lymphopoietin mô đệm (TSLP) [15].

– Tế bào Lymphoid bẩm sinh loại 2 (Innate lymphoid cells Type 2 – ILC2) là một nhóm tế bào miễn dịch bẩm sinh có khả năng sản xuất mạnh các cytokine của Lympho Th2, đặc biệt là IL-5 và IL-13, cũng như IL-4 trong một số điều kiện nhất định. Chúng được kích hoạt trực tiếp bởi các cytokine biểu mô IL-25, IL-33, TSLP; chất trung gian lipid từ tế bào mast như PGD2 và các Cysteinyl leukotriene; vi rút và các chất gây dị ứng [16], [17].

– Tế bào đuôi gai, hình thành một mạng lưới tế bào miễn dịch bẩm sinh trong đường thở, tăng lên trong bệnh hen phế quản và sau tiếp xúc chất gây dị ứng. Các tế bào này rất cần thiết, không chỉ cho sự kích ứng ban đầu của miễn dịch đặc hiệu hoặc thích ứng do vai trò của chúng trong quá trình xử lý và trình diện kháng nguyên, mà còn trong giai đoạn tác động của phản ứng sau khi vật chủ nhạy cảm tiếp xúc với chất gây dị ứng [18].

– Bạch cầu đa nhân trung tính là bạch cầu hạt chiếm ưu thế trong đường thở của một số bệnh nhân hen phế quản nặng, phụ thuộc vào Glucocorticoid, hen phế quản gây tử vong đột ngột và các cơn hen kịch phát. Trong thể hen nặng đáp ứng kém với Glucocorticoid, vai trò của bạch cầu đa nhân trung tính trong cơ chế viêm được nhấn mạnh [19].

Ngoài ra, các nghiên cứu về phương pháp điều trị bệnh hen phế quản cũng cung cấp thêm thông tin về vai trò của viêm đường thở và chất trung gian tế bào Mast trong sinh lý bệnh của bệnh hen phế quản:

– Các nghiên cứu dược lý đã xác nhận rõ ràng vai trò quan trọng của IgE và các Leukotriene trong những thay đổi sinh lý xảy ra trong cả giai đoạn trước và giai đoạn cuối của phản ứng hen phế quản [20].

– Điều trị lâm sàng bằng kháng thể đơn dòng kháng IgE, thuốc kháng Histamine và tác nhân điều chỉnh Leukotriene ngăn chặn một phần đáng kể phản ứng của cả giai đoạn đầu và giai đoạn cuối đối với chất gây dị ứng [21].

– Các phương pháp điều trị nhắm vào tình trạng viêm do hen phế quản (các Glucocorticoid, anti-IgE) ngăn chặn phản ứng ở giai đoạn cuối và cải thiện việc kiểm soát hen phế quản [22].

– Sự thành công của các liệu pháp điều chỉnh Leukotriene để kiểm soát bệnh hen cung cấp xác nhận rằng các tế bào mast, bạch cầu ái kiềm và các Leukotriene tham gia vào bệnh hen phế quản mạn tính [6].

– Các tác nhân sinh học nhắm vào con đường thụ thể IL-4/IL-13 đã chứng minh hiệu quả trong bệnh hen phế quản nặng không kiểm soát, cung cấp thêm xác nhận về vai trò của con đường Th2 và các cytokine liên quan ở một số bệnh nhân hen phế quản [23].

Quá trình viêm đường thở trong hen phế quản xảy ra 3 giai đoạn [2], [4], [24], [25]:

– Viêm cấp tính trong hen phế quản gồm 2 pha đáp ứng: Pha đáp ứng sớm (early phase reactions) xảy ra sau 5-15 phút sau kích thích của dị nguyên. Tham gia vào pha này chủ yếu là tế bào Mast, tế bào trình diện kháng nguyên và đại thực bào. Các chất trung gian hóa học viêm chủ yếu là Histamin, IgE, Tryptase, Leukotriene (LTC4, D4 và E4), Prostaglandin D2, Interleukin 1, 2, 3, 4, 5, 6 và Kinin. Pha đáp ứng muộn (late phase reactions) xảy ra sau 6-12 giờ sau kích thích của dị nguyên, kéo dài 60 phút đến 12 giờ với sự tham gia của các tế bào bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai và bạch cầu đa nhân trung tính, và các tế bào liên quan đến miễn dịch thích ứng như tế bào Lympho T, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm, trong đó hoạt hóa bạch cầu E là quan trọng nhất. Các trung gian hóa học chủ yếu là protein cơ bản, Neurokinin, Lecotriene C4, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, Interleukin 5, 8 và Interferon γ. Hậu quả của viêm cấp tính gây ra tình trạng phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn phế quản, tăng giải phóng các trung gian hóa học viêm thứ phát và tăng tính đáp ứng của phế quản.

– Viêm mạn tính: là hậu quả của quá trình viêm cấp tính kéo dài và tái diễn. Quá trình viêm mạn tính liên quan tới tất cả các tế bào viêm trong đường thở, nhưng chủ yếu là vai trò của các tế bào Lympho Th2, bạch cầu ái toan và biểu mô phế quản. Các trung gian hóa học viêm chủ yếu là protein cơ bản chủ yếu, các Protease, Interleukin 2, 4, 5, Interferon γ, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu Leucotriene C4, các yếu tố tăng trưởng, các phân tử kết dính và các gốc tự do. Hậu quả của viêm mạn tính gây ra tình trạng rối loạn quá trình chết theo chương trình (apopptosis) của các tế bào, tái tạo lại cấu trúc đường thở và tăng tính phản ứng phế quản bền vững.

– Tái tạo lại cấu trúc đường thở (Airway remodelling): Tái tạo lại cấu trúc đường thở là hiện tượng tổn thương và hồi phục lại đường thở bệnh nhân hen phế quản. Quá trình này xảy ra ở mọi giai đoạn của bệnh và tiến triển từ từ tuỳ theo từng bệnh nhân, biểu hiện bằng các triệu chứng dày thành phế quản, dày màng nền, xơ hoá dưới biểu mô, tăng khối cơ trơn đường thở, tăng tiết nhày đường thở, biến đổi mạch máu của đường thở. Cơ chế của tái tạo lại cấu trúc đường thở lên quan đến dùng Glucocorticoid muộn, tuổi trẻ (trẻ em xuất hiện tái tạo lại đường thở sớm), phát hiện và điều trị bệnh muộn. Các tế bào viêm thâm nhiễm và tồn tại lâu dài các tế bào viêm (tế bào E và Lympho Th2), các trung gian hóa học viêm (các yếu tố tăng trưởng và cytokine) tác động lên quá trình viêm đường thở. Hậu quả của tái tạo lại cấu trúc đường thở gây tắc nghẽn đường thở không hồi phục và tăng tính đáp ứng phế quản bền vững, làm cho bệnh trở lên dai dẳng và mạn tính.

2.2. Cơ chế liên quan đến các tế bào trung – biểu mô

Theo giả thuyết này, các tế bào cấu trúc, đặc biệt là tế bào biểu mô phế quản, nguyên bào sợi, cơ trơn và tế bào nội mô mạch máu, chất trung gian phức tạp và các cytokine góp phần gây viêm và/hoặc tái tạo đường thở. Rối loạn chức năng biểu mô và tình trạng viêm qua trung gian Lympho Th2 đóng vai trò là những con đường song song đưa các tín hiệu tăng sinh đến cơ trơn, nguyên bào sợi, mạch và dây thần kinh phối hợp để tạo ra sự tái tạo đường thở thông qua các tín hiệu chemokine và cytokine được kết nối với nhau [24].

Các bằng chứng về mối liên hệ các tế bào trung-biểu mô trong hen phế quản gồm:

– Sự giải phóng các yếu tố phát triển tăng sinh tiền tế bào nội sinh bởi các tế bào biểu mô phế quản được tăng lên trong bệnh hen phế quản; các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fibroblast growth factor: FGF-2), tăng trưởng giống insulin 1 (Insulin-like growth factor 1: IGF-1), tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu (platelet-derived growth factor: PDGF), endothelin 1 (ET-1) và yếu tố tăng trưởng biến đổi β2 (Transforming growth factor β2: TGF-β2) tác động lên các tế bào cơ trơn và nguyên bào sợi [26]. Hơn nữa, TGF-β2 có thể thúc đẩy nguyên bào sợi để biệt hóa nguyên bào sợi, sản xuất collagen và các yếu tố tăng trưởng bổ sung [27].

– Biểu hiện của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal growth factor receptor: EGFR) tăng lên trong biểu mô đường thở bệnh hen và có mối tương quan với độ dày màng dưới đáy đã được chứng minh trong kết quả nghiên cứu của Puddicombe S.M. và CS (2000) [28].

– Ngoài ra, biểu hiện của Matrix Metalloproteinase-9 được tăng cường ở màng dưới đáy ở bệnh nhân hen nặng và kích thích liên tục quá trình phá hủy và phản ứng sửa chữa, dẫn đến hiện tượng tái tạo đường thở [28].

– Nghiên cứu của Kassel O. và CS (1999) cho thấy cơ trơn phế quản trong hen có thể kích thích quá trình tăng sinh tế bào mast. Cả tế bào cơ trơn đường thở và nguyên bào sợi đều có thể tạo ra phối tử C-kit hoặc yếu tố tế bào gốc, một yếu tố tăng trưởng cho tế bào Mast [29].

– Các cytokine Th2, IL-4 và IL-13 cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng trung mô bằng cách tăng giải phóng TGF-β2 từ tế bào biểu mô [24].

2.3. Cơ chế thần kinh

Cơ chế điều hòa thần kinh của đường thở bao gồm các dây thần kinh giao cảm (hệ Cholinergic), phó giao cảm (hệ Adrenergic) và các dây thần kinh nonadrenergic – noncholinergic (hệ NANC). Trong khi kích thích dây thần kinh giao cảm gây giãn cơ trơn phế quản, việc kích thích thần kinh phó giao cảm gây co thắt cơ trơn và tăng tiết nhày. Hệ thống thần kinh tự động đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh hen phế quản, chủ yếu thông qua hệ phó giao cảm gây co thắt phế quản [30].

Rối loạn cơ chế điều hòa các hệ thần kinh tự động trong hen phế quản bao gồm:

– Sự suy giảm chức năng của hệ Adrenergic do thụ thể b-adrenergic bị ức chế (Block b-adrenoreceptor), tăng cường hoạt động của thụ thể a-adrenergic hoặc giảm nồng độ Adrenalin trong máu và rối loạn phân bố Adrenalin ở đường thở.

– Tăng cường chức năng hệ Cholinergic do tăng trương lực dây X, tăng phản xạ Cholin do tác động của khí lạnh, Sulfurdioxide và các trung gian hóa học viêm, tăng giải phóng Acetylcholin do tác động của các trung gian hóa học viêm hoặc bất thường thụ thể M-cholinergic do tăng đậm độ và áp lực thụ thể kích thích (M1, M2), giảm thụ thể ức chế tự động (M2) do nhiễm trùng, viêm đường thở và sử dụng thuốc chẹn thụ thể b-adrenergic kéo dài.

– Bất thường hệ NANC liên quan đến giảm chức năng hệ NANC ức chế do tăng thoát biến các chất dẫn truyền thần kinh của hệ NANC kích thích ức chế (VIP, NO) bởi các trung gian hóa học viêm hoặc tăng chức năng hệ NANC kích thích (chất P, neurokinin A, neuropeptide) gây co thắt phế quản, giãn mạch và tăng tiết nhầy [31], [32].

2.4. Cơ chế tăng tính đáp ứng phế quản

Tăng tính đáp ứng phế quản là hiện tượng đáp ứng quá mức của đường thở đối với các yếu tố kích thích nội sinh và ngoại sinh, gây nên co thắt cơ trơn phế quản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tăng tính phản ứng phế quản không chỉ đặc hiệu cho hen phế quản mà còn có thể gặp trong một số bệnh lý khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

Các yếu tố gây tăng tính đáp ứng phế quản có thể kích thích trực tiếp lên cơ trơn phế quản (Histamine) hoặc gián tiếp do tác động của các trung gian hóa học viêm.

Cơ chế gây tăng đáp ứng phế quản chưa được sáng tỏ, đnag tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả một số nghiên cứu cho thấy tăng đáp ứng phế quản có liên quan đến rất nhiều yếu tố, bao gồm: di truyền, yếu tố môi trường, viêm đường thở…, trong đó viêm đường thở đóng vai trò then chốt trong cơ chế của tăng đáp ứng phế quản.

Tăng tính đáp ứng phế quản có thể được xác định bằng test kích thích phế quản với các tác nhân methacholine hoặc Histamine, gây giảm 20% thể tích thở ra trong một giây (FEV1). Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng tính đáp ứng phế quản ở bệnh nhân hen phế quản thường với liều lượng chất gây kích thích phế quản thấp hơn nhiều (10 đến 100 lần) so với những người bình thường hoặc dị ứng [33], [34].

3. KẾT LUẬN

Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố, trong đó cơ chế viêm đường thở đóng vai trò chủ yếu, với sự tham gia của nhiều tế bào và các chất trung gian hóa học. Kết quả các nghiên cứu về cơ chế viêm đã được ứng dụng trên lâm sàng trong điều trị hen phế quản bằng thuốc chống viêm. Tuy vậy, một số cơ chế liên quan đến tăng tính phản ứng của phế quản, cơ chế thần kinh trong hen phế quản còn chưa được rõ ràng, cần có những nghiên cứu tiếp theo, nhằm mục tiêu điều trị hen phế quản theo cơ chế bệnh sinh, góp phần quản lý tốt bệnh nhân hen phế quản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Global Initiative for Asthma – GINA (2021). Global Strategy for Asthma Management and Prevention. www.ginasthma.org.

2. Shyamali C. Dharmage1, Jennifer L. Perret and Adnan Custovic (2019). Epidemiology of Asthma in Children and Adults, Front. Pediatr., https://doi.org/10.3389/fped.2019.00246.

3. Nurmagambetov T., Kuwahara R., Garbe P. (2018). The Economic Burden of Asthma in the United States, 2008-2013, Ann Am Thorac Soc, 15 (3): 348 – 356.

4. Holgate S.T. (2008). Pathogenesis of Asthma, Clinical and Experimental Allergy, 38, 872 – 897.

5. Holgate S.T. , Arshad H.S., Robert G.C., et al. (2010). A new look at the pathogenesis of asthma, Clinical Science, 118, 439 – 450.

6. Bousquet J., Chanez P., Lacoste J.Y., et al. (1990). Eosinophilic inflammation in asthma, N Engl J Med; 323:1033.

7. Wong C.K., Cheung P.F., Ip W.K., et al. (2007). Intracellular signaling mechanisms regulating toll-like receptor-mediated activation of eosinophils, Am J Respir Cell Mol Biol; 37:85.

8. Brightling C.E., Bradding P., Symon F.A., et al. (2002). Mast-cell infiltration of airway smooth muscle in asthma, N Engl J Med; 346:1699.

9. Nakae S., Ho L.H., Yu M., et al. (2007). Mast cell-derived TNF contributes to airway hyperreactivity, inflammation, and TH2 cytokine production in an asthma model in mice, J Allergy Clin Immunol; 120:48.

10. Robinson D.S. (2010). The role of the T cell in asthma, J Allergy Clin Immunol; 126:1081.

11. Mikhak Z., Fukui M., Farsidjani A., et al. (2009). Contribution of CCR4 and CCR8 to antigen-specific T(H)2 cell trafficking in allergic pulmonary inflammation, J Allergy Clin Immunol; 123:67.

12. Ingram J.L., Kraft M. (2012). IL-13 in asthma and allergic disease: asthma phenotypes and targeted therapies, J Allergy Clin Immunol; 130:829.

13. Akbari O., Faul J.L., Hoyte E.G., et al. (2006). CD4+ invariant T-cell-receptor+ natural killer T cells in bronchial asthma, N Engl J Med; 354:1117.

14. Redrup A.C., Howard B.P., MacGlashan D.W., et al. (1998). Differential regulation of IL-4 and IL-13 secretion by human basophils: their relationship to histamine release in mixed leukocyte cultures, J Immunol; 160:1957.

15. Hammad H., Chieppa M., Perros F,. et al. (2009). House dust mite allergen induces asthma via Toll-like receptor 4 triggering of airway structural cells, Nat Med; 15:410.

16. Karta M.R., Broide D.H., Doherty T.A. (2016) Insights into Group 2 Innate Lymphoid Cells in Human Airway Disease, Curr Allergy Asthma Rep; 16:8.

17. Smith S.G., Chen R., Kjarsgaard M., et al. (2016) Increased numbers of activated group 2 innate lymphoid cells in the airways of patients with severe asthma and persistent airway eosinophilia, J Allergy Clin Immunol; 137:75.

18. Nagakumar P., Denney L., Fleming L., et al. (2016). Type 2 innate lymphoid cells in induced sputum from children with severe asthma, J Allergy Clin Immunol; 137:624.

19. Wenzel S.E., Schwartz L.B., Langmack E.L., et al. (1999). Evidence that severe asthma can be divided pathologically into two inflammatory subtypes with distinct physiologic and clinical characteristics, Am J Respir Crit Care Med; 160:1001.

20. Roquet A, Dahlén B, Kumlin M, et al. (1997). Combined antagonism of leukotrienes and histamine produces predominant inhibition of allergen-induced early and late phase airway obstruction in asthmatics, Am J Respir Crit Care Med; 155:1856.

21. Milgrom H., Fick R.B., Su J.Q., et al. (1999). Treatment of allergic asthma with monoclonal anti-IgE antibody. rhuMAb-E25 Study Group, N Engl J Med; 341:1966.

22. Djukanović R., Wilson S.J., Kraft M., et al. (2004). Effects of treatment with anti-immunoglobulin E antibody omalizumab on airway inflammation in allergic asthma, Am J Respir Crit Care Med; 170:583.

23. Kips J.C., O’Connor B.J., Langley S.J., et al. (2003). Effect of SCH55700, a humanized anti-human interleukin-5 antibody, in severe persistent asthma: a pilot study, Am J Respir Crit Care Med; 167:1655.

24. Holgate S.T., Davies D.E., Lackie P.M., et al. (2000) Epithelial-mesenchymal interactions in the pathogenesis of asthma, J Allergy Clin Immunol; 105:193.

25. Bergeron C., Tulic M.K., Hamid Q. (2010). Airway remodelling in asthma: From benchside to clinical practice, Can Respir J. ; 17(4): e85 – e93.

26. Zhang S., Smartt H., Holgate S.T., et al. (1999). Growth factors secreted by bronchial epithelial cells control myofibroblast proliferation: an in vitro co-culture model of airway remodeling in asthma, Lab Invest; 79:395.

27. Hackett T.L., Warner S.M., Stefanowicz D., et al. (2009). Induction of epithelial-mesenchymal transition in primary airway epithelial cells from patients with asthma by transforming growth factor-beta1, Am J Respir Crit Care Med; 180:122.

28. Puddicombe S.M., Polosa R., Richter A., et al. (2000). Involvement of the epidermal growth factor receptor in epithelial repair in asthma, FASEB J; 14:1362.

29. Kassel O., Schmidlin F., Duvernelle C., et al (1999), Human bronchial smooth muscle cells in culture produce stem cell factor, Eur Respir J; 13:951.

30. Guy F. J. (2001). The role of neuroeffector mechanisms in the pathogenesis of asthma, Current Allergy and Asthma Reports; 1:134-143.

31. Mirotti L., Castro J., F. Costa-Pinto A., et al. (2010). Neural Pathways in Allergic Inflammation, Journal of Allergy, Article ID 491928.

32. Canning B.J., Woo A., Mazzone S.B. (2012). Smooth Muscle Hypercontractility in Airway Hyperresponsiveness: Innate, Acquired, or Nonexistent?, Journal of Allergy, Article ID 108149 | https://doi.org/10.1155/2012/108149. doi:10.1155/2010/491928.

33. Skloot G., Permutt S., Togias A. (1995). Airway hyperresponsiveness in asthma: a problem of limited smooth muscle relaxation with inspiration, J Clin Invest; 96:2393.

34. Chapman D.G., Irvin C.G. (2015). Mechanisms of Airway Hyperresponsiveness in Asthma: The Past, Present and Yet to Come, Clin Exp Allergy, 45(4): 706 – 719.

TS. Đào Ngọc Bằng, Khoa Bệnh phổi,

Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103

Top 14 cơ chế bệnh sinh là gì biên soạn bởi Nhà Xinh

Tăng Huyết Áp: Triệu Chứng, Cơ Chế, Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc

Tăng Huyết Áp: Triệu Chứng, Cơ Chế, Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc
  • Tác giả: ngaydautien.vn
  • Ngày đăng: 04/14/2022
  • Rate: 4.79 (547 vote)
  • Tóm tắt: Vậy bệnh Tăng huyết áp là gì, cơ chế bệnh như thế nào? … Vasopressin (ADH): có vai trò khá rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh Tăng huyết áp có tác dụng trung …
  • Kết quả tìm kiếm: Trong các biến đổi về huyết động, hệ thống động mạch thường bị tổn thương sớm so với toàn bộ hệ mạch máu. Không chỉ có các tiểu động mạch bị biến đổi co mạch mà các mạch máu lớn cũng có vai trò về huyết động học trong tăng huyết áp. Sự giảm thông số …

Bệnh PARKINSON – FAMILY HOSPITAL

  • Tác giả: familyhospital.vn
  • Ngày đăng: 12/01/2022
  • Rate: 4.48 (580 vote)
  • Tóm tắt: Một quan điểm mới trong cơ chế bệnh sinh bệnh Parkinson là hiện tượng chết tế bào theo chương trình (apoptosis) đang được nghiên cứu.
  • Kết quả tìm kiếm: — Thuốc lá: hút thuốc nói chung và nicotin nói riêng có thể là một yếu tố bảo vệ thần kinh. Trên thực nghiệm nicotin kích thích sự giải phóng dopamine ở thể vân.— Cà phê: cùng với thuốc lá, cà phê cũng được coi như yếu tố bảo vệ trong bệnh Parkinson …

Tâm phế mạn: cơ chế sinh bệnh triệu chứng và cách điều trị

Tâm phế mạn: cơ chế sinh bệnh triệu chứng và cách điều trị
  • Tác giả: medlatec.vn
  • Ngày đăng: 06/21/2022
  • Rate: 4.23 (514 vote)
  • Tóm tắt: Trước hết, chúng ta cần hiểu chính xác về bệnh tâm phế mạn, đây là một dạng bệnh lý rối loạn chức năng tim dẫn tới suy tim phải xuất phát từ …
  • Kết quả tìm kiếm: Bình thường, thất phải tim thực hiện co bóp và đưa máu vào động mạch phổi, tại đây phổi sẽ cung cấp oxy cho máu, để tuần hoàn đi nuôi khắp các mô trong cơ thể. Song trong các tổn thương hoặc bệnh lý phổi, áp lực bên trong động mạch phổi tăng lên, …

Bệnh suy tủy xương: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh suy tủy xương: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
  • Tác giả: vienhuyethoc.vn
  • Ngày đăng: 11/07/2022
  • Rate: 4.18 (391 vote)
  • Tóm tắt: Suy tủy xương là một bệnh cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng, do vậy còn có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh suy tủy xương là gì? Suy tuy xương là một tình …
  • Kết quả tìm kiếm: Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng chủ yếu ở hai nhóm tuổi 15-20 và 65-70. Tỉ lệ mắc bệnh ở Pháp và Mỹ khoảng 2/1 triệu dân/năm; Israel 8/1 triệu dân/năm. Tỷ lệ mắc bệnh ở quần thể người châu Á cao gấp …

Rối loạn chuyển hóa lipid máu – Cục Y Tế Dự Phòng

  • Tác giả: vncdc.gov.vn
  • Ngày đăng: 10/27/2022
  • Rate: 3.89 (588 vote)
  • Tóm tắt: Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này. … Rối loạn lipid máu là bệnh lý sinh học, xảy ra sau một thời gian dài mà không …
  • Kết quả tìm kiếm: (ADH, autosomal dominant hypercholesterolemia; Apo, apolipoprotein; ARH, autosomal recessive hypercholesterolemia; FCHL, familial combined hyperlipidemia; FCS, familial chylomicronemia syndrome; FDB, familial defective ApoB; FDBL, familial …

Cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường

  • Tác giả: dongtay.net.vn
  • Ngày đăng: 10/17/2022
  • Rate: 3.69 (501 vote)
  • Tóm tắt: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đái tháo đường (ĐTĐ) là do sự thiếu hụt insulin tuyệt đối (ở ĐTĐ typ 1) hoặc tương đối (ở ĐTĐ typ 2). Cơ chế …
  • Kết quả tìm kiếm: Quá trình tổn thương tế bào bêta là quá trình tự miễn dịch. Những cá nhân có tính mẫn cảm di truyền sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường typ 1 sau một tấn công của môi trường bên ngoài như (virut quai bị, sởi, coxsakie B4 và B5, retro loại C). + Những …

Trụ sở chính (Ngân hàng máu – Ngân hàng tế bào gốc):

  • Tác giả: bthh.org.vn
  • Ngày đăng: 04/20/2022
  • Rate: 3.51 (410 vote)
  • Tóm tắt: Corticosteroid thường được lựa chọn là prednisone và dexamethasone. · Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIg) cho đáp ứng rõ ở hầu hết bệnh nhân với nhiều cơ chế …
  • Kết quả tìm kiếm: ITP là rối loạn huyết học thường gặp với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tăng phá hủy tiểu cầu, giảm sản xuất tiểu cầu và các bất thường miễn dịch. Hiện có nhiều phương pháp được lựa chọn trong điều trị ITP. Điều quan trọng là phải lựa chọn …

SINH LÝ BỆNH TRẦM CẢM VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU TRỊ

  • Tác giả: pyttmientrung.moh.gov.vn
  • Ngày đăng: 05/06/2022
  • Rate: 3.33 (292 vote)
  • Tóm tắt: Không còn nghi ngờ gì nữa chính hệ monoaminergic là một trong những nền tảng quan trọng cho các tác động này nhưng cũng cần phải quan tâm đến nhiều sự tương tác …
  • Kết quả tìm kiếm: Liên quan đến cơ chế của sự tương tác này ngày nay chúng ta nhận thức rằng hệ thống miễn dịch là chất trung gian chủ yếu của sự tương tác giữa não và cơ thể. Cytokines ảnh hưởng lên nhiều chức năng khác nhau của hệ thần kinh trung ương vốn đã bị …

Cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày tự miễn

  • Tác giả: suckhoe123.vn
  • Ngày đăng: 06/01/2022
  • Rate: 3.1 (272 vote)
  • Tóm tắt: Somatostatin từ tế bào D dạ dày là chất ức chế chính của quá trình bài tiết acid thông qua ức chế các tế bào ECL, tế bào G và tế bào thành. Trong VDDTM, vùng bị …
  • Kết quả tìm kiếm: Viêm xơ hóa tế bào thành sẽ dẫn đến giảm bài tiết axit giảm hấp thu Vitamin C, và đây chính là những yếu tố có vai trò quan trọng đối với việc hấp thu sắt. Thiếu máu trong viêm dạ dày tự miễn đã được mô tả từ lâu, ở những bệnh nhân này, người ta …

Bệnh học BÀI 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BỆNH HỌC

  • Tác giả: caodangyduocvietnam.com
  • Ngày đăng: 01/16/2022
  • Rate: 2.87 (158 vote)
  • Tóm tắt: Bệnh sinh học là môn học nghiên cứu các quy luật về sự phát sinh, … học là khoa học phân tích bệnh tật về tổn thương hình thái và cơ chế.
  • Kết quả tìm kiếm: Giải phẫu bệnh học là khoa học phân tích bệnh tật về tổn thương hình thái và cơ chế. Giải phẫu bệnh của một bệnh là mô tả những tổn thương về hình thái, các tổn thương này được mô tả qua các giác quan; các phản ứng hóa học, enzyra học, miễn dịch học …

Hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường – Cập nhật định nghĩa, phân loại theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2022

  • Tác giả: daithaoduong.kcb.vn
  • Ngày đăng: 08/11/2022
  • Rate: 2.87 (88 vote)
  • Tóm tắt: Các thuốc này, đặc biệt là insulin là các nguyên nhân gây HĐH thường gặp nhất. Ở bệnh nhân ĐTĐ thường có khiếm khuyết các cơ chế sinh lý điều hòa glucose đối …
  • Kết quả tìm kiếm: Hạ đường huyết (HĐH) được định nghĩa là tất cả các đợt nồng độ glucose huyết tương thấp bất thường khiến bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng nguy hại (Nhóm công tác về HĐH, Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA 2005). Theo định nghĩa này 2 yếu tố để xác …

Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Tác giả: tamanhhospital.vn
  • Ngày đăng: 02/20/2022
  • Rate: 2.74 (85 vote)
  • Tóm tắt: Bệnh rối loạn tiền đình rất dễ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm … phụ nữ sau sinh… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
  • Kết quả tìm kiếm: Đau đầu Migraine là tình trạng đau đầu nhiều, kéo dài vài giờ đến 3 ngày, có thể kèm theo chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, giảm thính lực và ù tai, một số người còn có biểu hiện mờ mắt. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người có …

Bệnh sởi

  • Tác giả: benhnhietdoi.vn
  • Ngày đăng: 08/13/2022
  • Rate: 2.58 (188 vote)
  • Tóm tắt: Đây là bệnh nằm trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta. IV. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ MIỄN DỊCH BỆNH LÝ: 1. Cơ chế bệnh sinh. – Virus sởi xâm nhập vào cơ …
  • Kết quả tìm kiếm: Thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay. Ban bay theo thứ tự từ mặt đến thân mình và chi, để lại các nốt thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phân hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thương tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu …

Cơ chế bệnh sinh của ngứa

  • Tác giả: thaythuocvietnam.vn
  • Ngày đăng: 11/01/2022
  • Rate: 2.53 (80 vote)
  • Tóm tắt: Ngứa là gì? Ngứa (pruritus hay itching) là một triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về da. Đó là cảm giác làm cho con người thấy khó chịu và muốn gãi.