Phân biệt giữa Classical Music và Popular Music – Trung Tâm Âm Nhạc Việt Thương

Người học nhạc và người yêu nhạc chắc chắn không còn lạ lùng với hai tên gọi Classical Music và Popular Music, hai thể loại âm nhạc này cùng là mang đến cho con người sự thưởng lãm giải trí, nhưng gần như trái ngược nhau về thời lượng biểu diễn, cách thể hiện, cách thưởng thức…

Những điểm độc đáo của Classical Music

Chúng ta có thể thấy ngay ở cái tên “Classical” tức là cổ điển, những thứ đã tồn tại lâu đời, âm nhạc cổ điển được dùng để chỉ những bản nhạc được soạn từ nhiều thế kỷ trước, mang phong cách riêng biệt của những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Beethoven, Mozart…

Âm nhạc cổ điển coi trọng nhạc khí, họ thường viết các bản giao hưởng chỉ có nhạc cụ và không có vocals tham gia. Ý tưởng ở đây là tiếng ồn của các nhạc cụ giống như những tấm pallet có nhiều màu khác nhau mà họa sĩ dùng để vẽ. Các nhà soạn nhạc dựa trên những nhạc cụ này để miêu tả cảm xúc ngoài nỗi buồn và sự hạnh phúc thay vì dùng vocals.

Các bản nhạc cổ điển là một tác phẩm soạn sẵn cho từng nốt nhạc, rất ít cơ hội để người chơi ngẫu hứng solo, và thực tế thấy rằng các bản nhạc này nghiêng về nhà soạn nhạc hơn là người chơi nhạc cụ. Trong khi nhạc Jazz hiện đại ngày nay lại nhấn mạnh sự ngẫu hứng solo hơn nhạc sáng tác sẵn.

Ngoài ra nhạc cổ điển thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn nhạc Popular. Pop chủ yếu đề cập đến hai cảm xúc hạnh phúc và buồn đau, bất kỳ chủ đề nào khác với hai cảm xúc này đều được coi là mới lạ trong Pop. Nhưng với Classical Beethoven khám phá một loạt các cảm xúc như tuyệt vọng, ngây ngất, hân hoan và thể hiện chúng hoàn hảo qua âm nhạc.

Trong khi nhạc cụ của nhạc rock chỉ yếu là guitar và trống thì dàn nhạc giao hưởng cổ điển bao gồm 4 họ nhạc cụ lớn: dây, mộc bản, kèn đồng và bộ gõ. Trong khi các nhóm nhạc rock có xu hướng chỉ cần một số ít nghệ sĩ thì một dàn nhạc cổ điển có thể có đến 60 nhạc công hoặc nhiều hơn, dàn nhạc của họ cũng chia thành các đơn vị nhỏ hơn, như hòa tấu thính phòng và tứ tấu đàn dây.

Dàn nhạc cổ điển cần sử dụng một nhạc trưởng diễn tập dàn nhạc và hướng dàn nhạc đến tầm nhìn của nhạc trưởng về cách chơi nhạc. Vấn đề này có nghĩa là nhạc trưởng sẽ hướng dẫn dàn nhạc thể hiện bản nhạc như họ nghĩ rằng nhà soạn nhạc muốn như vậy. Nhưng thực sự điều này khá khó khăn, làm sao người ta có thể biết Mozarts muốn âm nhạc của mình biểu diễn như thế nào vì ông đã chết rất lâu rồi.

Để thể hiện được nhạc trưởng bắt buộc phải nghiên cứu âm nhạc, xem xét các di vật mà Mozart để lại, tìm hiểu tất cả các manh mối có được về bản nhạc để có thể phát triển thành ý tưởng cho bản giao hưởng của tác giả. Chính vì vậy cùng là một bản nhạc nhưng dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng này có thể sẽ khác biệt so với nhạc trưởng khác.

Trong nhạc cổ điển không có nhạc cụ nào để thiết lập nhịp ổn định cho dàn nhạc (ví dụ như trống trong dàn nhạc pop), trong đó các nhịp chính liên tục vang lên, cho phép nhạc trưởng mở rộng hoặc co lại giai điệu để đạt được các biểu cảm khác nhau.

Một điều khác biệt nữa giữa âm nhạc đại chúng và âm nhạc cổ điển, đó là khán giả. Khán giả phải ngồi yên lặng trong một buổi biểu diễn nhạc cổ điển, và cần phải biết vỗ tay đúng lúc. Khác biệt hoàn toàn với cảm xúc ngẫu hứng do pop music mang lại.

Các nhạc sĩ cổ điển thường được đào tạo bài bản hơn về âm nhạc và có nhiều kỹ năng âm nhạc đa dạng, ngoại trừ một số nhạc sĩ nhạc jazz.

Một số bản nhạc cổ điển được cho là dùng nhạc cụ để bắt chước âm thanh nào đó, ví dụ như Handle sử dụng đàn hạc để bắt chước nước trong tác phẩm Nhạc nước của ông.

Qua đây người đọc có thể thấy tính cá nhân rất cao trong mỗi tác phẩm nhạc cổ điển, chính vì vậy nó có những yêu cầu khắt khe về trình độ, kỹ thuật chơi đàn của nhạc sĩ đồng thời cũng đòi hỏi cả trình độ của người thưởng thức. Còn nhạc Popular có khác biệt nào rõ rệt?

Điểm khác biệt của Popular Music

Nhạc nhẹ (Popular music) hay còn thường được gọi là Âm nhạc Đại chúng là một trường phái âm nhạc có khả năng cuốn hút rất lớn và nó được truyền tải đến khán giả thông qua ngành Công nghiệp Âm nhạc.

Những bản nhạc, ca khúc của Nhạc nhẹ thường được viết với những giai điệu dễ hát, cấu trúc của chúng đa số được viết ở hình thức đoạn đơn, về cơ bản có thể bao gồm phần trình bày và điệp khúc có thể được nhắc lại trong bản nhạc cùng với các đoạn nhạc cầu nối nhằm tạo sự liên kết xuyên suốt cho cả bài.

Mỗi ca khúc hay bản nhạc pop chỉ có chiều dài khoảng 3-5 phút nhưng bản nhạc giao hưởng thì có thể dài từ 15 phút đến 45 phút. Và những tác phẩm Popular Music được dàn dựng trên một nhóm nhạc cụ nhỏ với bộ gõ làm chủ nhịp điệu, được diễn tả cảm xúc hạnh phúc hay buồn bã bằng giọng hát.

Tuy nhiên khác với Classical music có sức sống trường tồn lâu dài, Popular Music chỉ tồn tại được vài năm, thậm chí vài tháng nhưng trong thời gian được thính giả yêu thích nó có thể giúp người nghe giải tỏa tâm trạng hoặc đẩy cảm xúc lên cao trào và được đông đảo người nghe đón nhận. Khác với Classical chỉ giới hạn ở một bộ phận rất nhỏ người thưởng thức.

Âm nhạc của Popular cũng không dùng nhạc khí để thể hiện âm thanh tự nhiên mà dùng hiệu ứng nhạc điện tử, giúp người hát, người chơi nhạc có thể ngẫu hứng mang dấu ấn cá nhân của riêng người thể hiện vào trong tác phẩm. Những sản phẩm âm nhạc Pop thể hiện gu thẩm mỹ của người thể hiện chứ không phải người sáng tác ra tác phẩm đó.

Mặc dù cả hai trường phái âm nhạc này gần như đối lập nhau, nhưng đều được công nhận trên thế giới và có các bằng cấp chứng chỉ quốc tế chứng nhận cho từng trình độ mà người học theo đuổi, một trong số đó là chứng chỉ LCM. Và bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn, muốn theo đuổi một trong hai thể loại âm nhạc này có thể trực tiếp đến các chi nhánh của Trường nhạc Việt Thương để đăng ký đào luyện và thi lấy chứng chỉ.

Chat với chúng tôi hoặc gọi điện về hotline 1800 6715 của Việt Thương Music School để được chúng tôi hỗ trợ thông tin về khóa học, học phí, ưu đãi đang có.