Sự khác biệt và mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan

Trong cuộc sống hiện nay luôn tồn tại những mặt đối lập như sáng- tối, xấu – đẹp, già – trẻ…Trong phạm vi triết học, các mặt đối lập luôn tồn tại như mặt khách quan và mặt chủ quan. Vậy khách quan và chủ quan được hiểu như thế nào? Khách quan và chủ quan là hai mặt đối lập có sự khác biệt như thế nào? Với sự khác biệt như vậy thì giữa khách quan và chủ quan có mối quan hệ như thế nào? Bài viết dưới đây trình bày cụ thể về sự khác biệt và mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan.

1. Tìm hiểu chung về khách quan:

Khách quan được hiểu sự vận động và phát triển của sự vật hoặc hiện tượng không phụ thuộc vào con người. Sự vận động và phát triển đó nằm ngoài suy nghĩ và kiểm soát của con người.

Tính khách quan được xác định dựa trên một sự vật hay hiện tượng đã được chứng minh về tính đúng đắn và là ý kiến thống nhất của số đông mà không phải xuất phát từ ý thức của một chủ thể bất kỳ nào. Theo đó, nguyên tắc khách quan được thừa nhận có vai trò quyết định về hiện thực khách quan, mọi người phải luôn tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan. Việc thực hiện theo nguyên tắc khách quan phải lấy thực thể khách quan để làm căn cứ cho mọi hoạt động của con người.

2. Tìm hiểu chung về chủ quan:

Chủ quan được hiểu là những gì cấu thành nên phẩm chất và năng lực của chủ thể nhất định, phảnh ảnh vai trò của chủ thể đối với những hoàn cảnh hiện thực khách quan trọng hoạt động nhận thức và cải tạo khách thể.

Trong thực tiễn đời sống, chủ quan được định nghĩa theo những cách hiểu đơn giản như:

– Chủ quan là sự vật, sự việc và hiện tượng có thể thay đổi nằm trong tầm kiểm soát của con người;

– Chủ quan là cách nhìn nhận, hành động thể hiện ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân, một chiều của một cá nhân nào đó về sự vật, sự việc và hiện tượng;

– Chủ quan được hiểu theo cách tách nghĩa bao gồm chủ tức và quan tức. Chủ tức là bản thân còn quan tức là cách nhìn. Theo đó gộp lại chủ tức và quan tức chúng ta có thể hiểu chủ quan là cái nhìn, cách nhìn nhận của riêng bản thân mình về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống…

3. Sự khác biệt giữa khách quan và chủ quan:

Khách quan và chủ quan là hai phạm trù đối lập hoàn toàn với nhau và được phân biệt dựa theo các tiêu chí sau:

3.1. Khác biệt về về mặt ý nghĩa:

– Khách quan có ý nghĩa thể hiện những tuyên bố mang tính trung lập và được công nhận bởi đa số là đúng đắn. Khách quan thể hiện các nhìn tổng thể bên ngoài nên không có bất kỳ sự thiên vị nào giữa các bên liên quan;

Xem thêm: Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc học của bản thân

Chủ quan có ý nghĩa trái ngược với khách quan, thể hiện sự không bao quát tổng thể của sự vật, sự việc và hiện tượng. Chủ quan mang ý nghĩa một chiều, cứng nhắc một quan điểm, một ý kiến của một cá nhân hay chủ thế nhất định.

3.2. Khác biệt về cơ sở hình thành:

– Khách quan được hình thành trên sự quan sát, tìm hiểu và thu thập thông tin đa chiều để từ đó đưa ra kết luận, dữ liệu tổng quát từ thực tế;

– Chủ quan được hình thành dựa trên niềm tin, cách nhìn nhận hay ý kiến một chiều và được hình thành trên chính sự giả định.

3.3. Khác biệt về tính xác minh và tính trần thuật:

– Khách quan đã được xác và làm rõ trước khi được áp dụng vào thực tiễn. Khách quan được xác minh bởi đa số và được công nhận tính xác thực bởi số đông đó. Đồng thời, yếu tố trần thuật của khách quan được xác định là giống nhau;

– Chủ quan là yếu tố mang tính cá nhân, là quan điểm một chiều nên chủ quan là yếu tố chưa được xác minh. Do đó kéo theo sự trần thuật ở yếu tố chủ quan của mỗi người vào mỗi thời điểm khác nhau cũng là khác nhau.

3.4. Khác biệt về phạm vi và hoàn cảnh sử dụng:

– Khách quan là yếu tố được xác minh và yếu tố trần thuật được xác định là giống nhau nên được sử dụng trong các sách vở như sách giáo khoa, sách bách khoa toàn thư hay được sử dụng trong các loại sách dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học…Tóm lại, khách quan được sử dụng trong phạm vị rộng rãi, mang tính xác thực nên được trình bày trong các loại sách báo mang tính nghiên cứu và tham khảo, có tính khuôn mẫu;

– Chủ quan là yếu tố mang tính cá nhân, một chiều nên chỉ được dùng trong các cuộc hội thoại thông thường trong đời sống hàng ngày, các diễn đàn được thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân của mỗi người, thể hiện suy nghĩ và quan điểm của bản thân đối với một vấn đề nào đó…

3.5. Khác biệt về việc ra quyết định:

– Khách quan mang cốt lõi của việc tôn trọng sự thật và được đúc kết bởi sự thống nhất quan điểm của đa số nên khi ra quyết định dựa trên yếu tố khách quan sẽ có tỷ lệ đúng rất cao và dễ thuyết phục được người khác;

Xem thêm: Các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện pháp luật

– Chủ quan mang cốt lõi của tính chất cá nhân nên khi đưa ra quyết định dựa trên yếu tố chủ quan sẽ có tỷ lệ đúng thấp hơn hay khó có được sự thuyết phục, đồng lòng với người nghe.

4. Mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan:

Khách quan và chủ quan là hai mặt đối lập nhưng không thể tách rời nhau trong mọi hoạt động và đời sống thực tiễn của con người. Chúng ta không thể tôn thờ những yếu tố chủ quan đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn ngày nay và bác bỏ đi những ý kiến, những quan điểm mang tính chủ quan mới mẻ cần được ghi nhận. Do đó, khách quan và chủ quan gắn liền với nhau ở tất cả mọi mặt trong đời sống của con người.

Khách quan bao giờ cũng được xác định là cơ sở, là tiền đề và là yếu tố giữ vai trò quyết định, mọi quan điểm đều phải dựa trên yếu tố khách quan để tranh luận. Tuy nhiên thì chính từ những điều kiện khách quan hợp thành hoàn cảnh, môi trường sống và hoạt động hiện thực đó sẽ giúp con người nhận thức được sự vận động, biến đổi theo các quy luật khách quan. Điều này sẽ tạo tiền đề để các chủ thể có thể đưa ra các quyết định, kế hoạch, cải biến hiện thực vì lợi ích của mình theo quan điểm chủ quan. Như vậy, chủ quan và khách quan vận hành xoay quanh nhau, với lý lẽ này, yếu tố khách quan là tiền đề để hình thành yếu tố chủ quan.

Khách quan là yếu tố quyết định bởi nó được đúc kết và hình thành bởi quan điểm thống nhất của đa số. Do đó phải luôn tôn trọng và nhìn nhận thẳng vào sự thật khách quan diễn ra trong cuộc sống. Tuy nhiên để phát triển hơn nữa, để làm cho cuộc sống có nhiều mới mẻ, nâng cao tính sáng tạo thì phải nhìn nhận, tôn trọng yếu tố chủ quan, nghiêm túc đánh giá tính năng động và sáng tạo của yếu tố chủ quan trong thực tiễn. Khi yếu tố chủ quan mới mẻ và sáng tạo được ghi nhận bởi đông đảo cá nhân thì yếu tố chủ quan có thể được nâng lên thành yếu tố khách quan trong cuộc sống.

Chẳng hạn mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan được thể hiện trong lĩnh vực quân sự. Khách quan trong hoạt động quân sự được thể hiện dưới dạng nhìn nhận bao quát tổng thể tình hình, khả năng chiến đấu và các quy luật trong hoạt động chiến tranh. Chủ quan trong hoạt động quân sự là những tri thức, tình cảm và năng lực tổ chức và hoạt động trong thực tiễn trong quá trình chuẩn bị và tiến hành hoạt động chiến tranh chủ chủ thể hoạt động quân sự. Do đó mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan trong hoạt động quân sự diễn ra rất nhanh chóng, thường xuyên và liên tục như sự chuyển hoá giữa thắng và bại, ưu thế và thất thể…diễn ra vô cùng nhanh chóng nên mối quan hệ khách quan và chủ quan trong quân sự cũng phải nhanh chóng và chính xác.

Chẳng hạn mối quan hệ khách quan và chủ quan được thể hiện trong lĩnh vực pháp luật. Mặt khách quan của pháp luật được thể hiện ở các điều luật, các quy định pháp luật, các bộ luật, nghị định… được áp dụng rộng rãi đối với các đối tượng điều chỉnh cụ thể. Chủ quan của pháp luật được thể hiện ở việc trưng cầu dân ý, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy định pháp luật được ban hành trong tương lai. Khách quan và chủ quan có mối liên hệ khăng khít với nhau, lấy ý kiến của nhân dân để tiếp thu những quan điểm mới mẻ, tiến bộ để sửa đổi những điều khách quan, cứng nhắc không còn phù hợp với thực tiễn đời sống. Mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan luôn được vận hành trong lĩnh vực pháp luật.