Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tử vong cao nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khả năng chống lại bệnh tật một cách rất yếu ớt.
Để bảo vệ sức khỏe non nớt của trẻ từ sơ sinh mới chào đời, tiêm chủng là việc hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những điều bắt buộc, mọi phụ huynh cần tuân thủ ngay sau khi “thăng chức”!
A.Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng chính là ví dụ cụ thể và hoàn hảo nhất, minh họa cho câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Tiêm chủng hiểu một cách “dân dã” tức là đưa một loại vật lạ nào đó vào trong cơ thể để cơ thể nhận diện đó là vật có hại và sản sinh ra chất để phá hủy vật có hại đó nếu lần sau nó xâm nhập vào cơ thể, không cho nó tác động xấu đến con người. Hiểu khoa học hơn, tiêm vaccine tức đưa vào cơ thể một kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh.
Đa phần các loại vaccine được bào chế dưới dạng tiêm, song một vài loại vaccine được bào chế dưới dạng uống giọt, như là vaccine ngừa bại liệt, tiêu chảy, tả,…
Đối với trẻ nhỏ, giai đoạn đầu khi mới sinh vì nhận được kháng thể của mẹ nên bé đã có miễn dịch với một số loại bệnh. Tuy nhiên, sự miễn dịch này có thể chỉ kéo dài được khoảng 6 tháng đầu sau sinh. Qua thời gian này, nếu không tiêm chủng trẻ có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan siêu vi B, Viêm màng não mủ, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm não Nhật Bản,…
Ở nước ta, thời kỳ trước năm 1985, khi đó chưa triển khai chương trình TCMR, mỗi năm có hàng trăm nghìn trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm như Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Sởi,…
Tiêm chủng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh của trẻ xuống mức thấp nhất. Tuy không phải 100% nhưng trong trường hợp nếu mắc bệnh, bệnh tình của trẻ cũng không quá nặng và vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát, chữa trị.
Tiêm chủng được chia làm 2 hình thức: Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
Tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng được triển khai trên phạm vi cả nước, và tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đều được tiêm miễn phí. Tùy vào từng mũi tiêm, phụ huynh có thể đưa con tới các trạm xá, trung tâm y tế… chích ngừa.
Tiêm chủng dịch vụ
Khác với tiêm chủng rộng mở, tiêm dịch vụ sử dụng những loại vaccine không được miễn phí và thường là những vaccine với giá thành cao mà nhà nước chưa đủ kinh phí để miễn phí cho toàn dân. Phụ huynh có thể tiêm dịch vụ cho con khi muốn chọn loại vaccine này tại các điểm tiêm chủng công lập và ngoài công lập.
B.Từ 0 -12 tháng tuổi, trẻ tiêm gì?
Những mũi tiêm bắt buộc cho bé từ 0 -1 tuổi:
1. Trẻ Sơ sinh:
Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh trẻ sẽ được bác sĩ khám và chỉ định mũi tiêm đầu đời – tiêm phòng vaccine viêm gan siêu vi B.
Giống như tên gọi, vaccine viêm gan siêu vi B là loại vaccine giúp cơ thể trẻ chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua đường máu và dịch tiết cơ thể. Mũi tiêm này sẽ được nhắc lại khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi. Liều nhắc khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi. Tiếp đến là tiêm phòng lao BCG, thực hiện cùng với VGSV B sơ sinh.
Riêng vaccine phòng bệnh lao, chỉ tiêm duy nhất 1 liều trong đời.
2. Trẻ 2 tháng tuổi:
khi bé tròn 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu được tiêm phòng 8 loại bệnh mũi 1: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan siêu vi B, Viêm màng não mủ, tiêu chãy, phế cầu. Để giảm số lần tiêm cho trẻ, mẹ có thể chọn tiêm vắc sin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Trong khoảng thời gian này bạn cũng nên cho con uống thêm vaccine phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus, rồi tiêm ngừa phế cầu.
3. Trẻ 3 tháng tuổi:
Tháng thứ 3, trẻ chủ yếu tiêm mũi 2 các loại vaccine phòng 8 loại bệnh mà ở tháng thứ 2 đã tiêm mũi 1.
4. Trẻ 4 tháng tuổi:
Tương tự như ở tháng thứ 3, tháng thứ 4 trẻ tiếp tục được tiêm nhắc lại mũi 3, phòng tránh 8 loại bệnh trên:
5. Trẻ 6 tháng tuổi:
Tiêm phòng cúm rất cần thiết trong giai đoạn này. Bắt đầu từ tháng thứ 6 Trẻ sẽ được tiêm 1 mũi tiêm chống các chủng cúm A (H1N1, H3N2) và một chủng cúm B. Mũi thứ 2 nhắc lại sau đó 1 tháng.
Rồi sau đó mỗi năm trẻ cần tiêm mũi nhắc lại
Ngoài ra ở độ tuổi nay, trẻ được tiêm 2 liều ngừa VMN do não mô cầu BC cách nhau trên 2 tháng.
6. Trẻ 9 tháng tuổi:
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chuyện tháng thứ 9 nên tiêm vaccine phòng sởi hay tiêm vaccine 3 trong 1? (Vắc xin kết hợp phòng 3 loại bệnh sởi, rubella, quai bị). Câu trả lời là khi trẻ bước sang tháng thứ 9, mẹ nên đưa con tiêm vaccine phòng sởi thôi. Nếu muốn tiêm vaccine 3 trong 1, tốt nhất là đợi đến khi trẻ được 12 – 15 tháng.
vaccine phòng sởi tiêm nhắc lại 1 mũi khi trẻ 18 tháng, vaccine 3 trong 1 tiêm nhắc lại trong thời gian trẻ được 4 – 6 tuổi.
Ngoài ra trẻ có thể tiêm ngừa Viêm não Nhật Bản B loại tái tổ hợp sống( IMOJEV)
7. Trẻ 12 tháng tuổi:
Trẻ còn cần được tiêm 2 mũi phòng viêm não Nhật Bản(Loại vaccine bất hoạt, nếu trước đó chưa tiêm IMOJEV). Mỗi mũi tiêm có thể cách nhau từ 1 – 2 tuần, sau một năm mới cần tiêm nhắc lại mũi 3.
Ngoài ra, trẻ còn được tiêm 1 mũi phòng thủy đậu và nhắc lại sau trên 3 tháng. Rồi viêm gan siêu vi A tiêm 2 liều cách nhau 6 – 18 tháng.
Lưu ý: Vì một lý do nào đó mà mẹ để lỡ mũi tiêm định kỳ cho trẻ (bị quên, nhà có việc đột xuất…) thì cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung ngay sau đó, càng sớm càng tốt. Không được “quên luôn” hoặc bỏ qua mũi tiêm định kì đó. Tiêm chủng theo đúng định kỳ sẽ giúp vaccine phát huy được tối đa công dụng vốn có.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CỘNG ĐỒNG ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH
–
Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Tổng đài tư vấn: (028)62601100 – Hotline: 0974 508 479
Hotline cấp cứu: 0901696115
Địa chỉ: 171/3 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.
Tâm Trí Sài Gòn – Tất cả cho sức khỏe của bạn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!