ROA, ROE là gì? Ý nghĩa, cách tính và ROA, ROE bao nhiêu là tốt | Timo

ROA và ROE là một trong những chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định kinh tế một cách hiệu quả, uy tín. Vậy ROA, ROE là gì và mối quan hệ của nó là như thế nào? Ngân hàng số Timo sẽ giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây. Khám phá ngay nhé!

Xem thêm:

  • Chỉ số P/E là gì?
  • Chỉ số P/B là gì?
  • Chỉ số EPS là gì?

ROA, ROE là gì?

Việc hiểu rõ chỉ số ROA, ROE sẽ giúp bạn quản lý và đánh giá quá trình sử dụng vốn kinh doanh của mình một cách hiệu quả và chính xác.

ROA là gì?

ROA có tên gọi đầy đủ là Return On Assets. Hiểu đơn giản là chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản của một doanh nghiệp. Một cách hiểu khác là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được sử dụng để kinh doanh của tổ chức, công ty. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các công ty. Nó có nhiệm vụ đo lường chính xác khả năng sinh lời trên từng đồng vốn của doanh nghiệp.

Vì thế, ROA luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Họ sẽ dựa vào ROA để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình. Từ đó xác định các phương thức kinh doanh của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng không để kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp.

Công thức tính chỉ số ROA mà các nhà quản lý kinh doanh thường sử dụng:

ROA = (Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp) * 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là tổng số tiền công ty nhận được sau khi trừ đi các chi phí liên quan.
  • Tổng số vốn chính là toàn bộ vốn của công ty dùng để kinh doanh, gồm cả vốn đi vay và vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Một công ty có vốn sở hữu là 50 tỷ, lợi nhuận ròng là 10 tỷ. Theo công thức trên thì chỉ số ROA = (10/50) ×100 = 20%.

Ý nghĩa của ROA:

Các nhà quản lý doanh nghiệp thường dựa vào chỉ số ROA để biết được chính xác số vốn đầu bỏ ra để kinh doanh và lợi nhuận ròng mang về là bao nhiêu. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty càng tốt.

ROE là gì?

ROE có cụm đầy đủ là Return On Equity. Tức là lợi nhuận trên tổng số vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp. Để dễ hiểu hơn, có thể phân tích chỉ số ROE như sau:

Khi bạn dùng toàn bộ số tiền mình có sẵn và không vay mượn ai để kinh doanh hay đầu tư. Trong vòng 1 năm bạn sẽ kiếm được số tiền lợi nhuận nhất định. Thì chỉ số ROE là tỉ số tiền lời mà bạn có được từ việc kinh doanh dựa trên tổng vốn mà bạn đã bỏ ra.

Bạn có thể tính chính xác chỉ số ROE dựa trên công thức sau:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế có nghĩa là lợi nhuận ròng sau khi đã trừ các chi phí liên quan.
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của công ty tự bỏ ra (không bao gồm vốn vay).

Ví dụ: Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 50 tỷ và có vốn chủ sở hữu là 150 tỷ. Thì chỉ số ROE = (50/150)×100 = 33%

Ý nghĩa của ROE:

Chỉ số ROE giúp các nhà quản lý doanh nghiệp biết được số vốn sở hữu mà công ty bỏ ra để kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ số ROE càng cao thì càng chứng tỏ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp vô cùng hiệu quả.

ROA và ROE bao nhiêu là tốt?

ROE đạt tối thiểu mức 15% là một trong những tiêu chí để đánh giá công ty đủ năng lực tài chính chuẩn quốc tế. Đây là tiêu chí rất quan trọng được Warren Buffett – nhà đầu tư nổi tiếng sử dụng khi lựa chọn doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết, nếu ROE tối thiểu bằng 15% thì ROA phải trên mức 7.5%. Tuy nhiên, vì tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam cao nên mức ROA kỳ vọng của các doanh nghiệp rơi vào khoảng 10% – 12% và ROE ở mức 20% – 22% là tốt.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Hiện nay, mối quan hệ giữa ROA và ROE được thể hiện cụ thể như sau:

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn của chủ sở hữu

Đây là công thức giúp nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác khả năng sử dụng vốn trong kinh doanh của mình. Nếu đòn bẩy tài chính ở mức thấp thì khả năng năng sử dụng vốn, sự phát triển của công ty rất tốt và ngược lại. Những công ty có mức đòn bẩy tài chính cao thường cần sử dụng đến vốn vay bên ngoài để duy trì việc kinh doanh. Vì thế, hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng hơn vào việc đẩy mạnh ROE, giúp cho việc kinh doanh của công ty được ổn định và hiệu quả hơn.

Như vậy, bài viết trên đã giải thích rõ ROA, ROE là gì cũng như ý nghĩa và mối quan hệ giữa 2 chỉ số này. Đối với các nhà đầu tư, việc tìm hiểu về ROA, ROE của các doanh nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp hơn. Tuy vậy, không phải ai cũng có đủ kiến thức chuyên môn để đánh giá một cách chính xác tình hình kinh doanh của các công ty trên thị trường. Vì thế, bạn có thể tham gia đầu tư qua Quỹ mở với sự hỗ trợ của các chuyên gia phân tích hàng đầu.

Trong năm 2021, các quỹ mở do VinaCapital quản lý đã dẫn đầu thị trường về lợi nhuận bao gồm:

  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF) với mức sinh lời tới 67%.
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF) đạt 56,5%.
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng VinaCapital (VIBF) đạt được 35,2%.
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF) đạt 7,7%.

Hiên cả 4 quỹ này đều có mặt tại app Timo. Khi đầu tư qua app Timo thì quá trình mở tài khoản và được xét duyệt sẽ nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn được theo dõi quá trình đầu tư một cách công khai, minh bạch ngay trên app Timo Digital Bank.

Tải app để tham gia đầu tư sinh lời hiệu quả ngay hôm nay nhé!