Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn. Ở người, hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Tuy nhiên, khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng… có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng; nhưng chỉ khi chất nhầy này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn phải) thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống. Triệu chứng thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ hoặc có thể sớm hơn nếu nạn nhân có uống rượu, bia, và bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; tiếp theo là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Tiếp theo đó, các triệu chứng giống như bệnh suy tim có thể xuất hiện như loạn nhịp tim, co thắt cơ tim… và cuối cùng là tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ. Đối tượng sử dụng thịt hay bột cóc phần lớn là trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc người bệnh suy nhược. Và chắc chắn là ở những đối tượng này, sức chống chọi với chất độc của cóc sẽ kém hơn nhiều so với người khỏe mạnh, trong khi chất độc của một con cóc có thể giết chết 4 – 5 người khỏe mạnh. Trên thế giới đã có một vài ghi nhận về trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc, như ở Trung Quốc, Mỹ… Ở Việt Nam cũng hiếm gặp các trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc, do hầu hết dân chúng đều biết rằng cóc có chất độc và cũng ít người dám mạo hiểm đánh đổi sinh mạng của mình lấy một bữa ăn thịt cóc lạ miệng, giàu đạm như dân chúng vẫn thường quan niệm. Ở nước ta, chưa có tài liệu khoa học hiện đại nào công bố về công dụng chữa bệnh của thịt cóc hoặc tính giàu đạm, bổ dưỡng của chúng. Một số tài liệu Đông y có đề cập đến thịt cóc là nguồn dinh dưỡng rất giàu đạm, là một trong những bài thuốc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đứng ở góc độ khoa học, nếu sản phẩm chế biến từ thịt cóc được lưu hành trên thị trường với những chứng nhận của Bộ Y tế sẽ được công nhận là sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ngược lại, nếu thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ một cơ sở nào đó chưa có giấy phép kinh doanh mặt hàng này, hoặc người tiêu dùng tự chế biến đều được coi là sản phẩm không đáng tin cậy, rất có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Không có gì đảm bảo rằng chúng ta có thể tự chế biến thịt cóc mà không có một chút sơ sót nhỏ. Liệu bạn có chắc chắn rằng mình đã loại bỏ hoàn toàn cơ quan chứa chất độc của cóc mà không hề bị lây lan sang phần thịt cóc? Điều đáng nói ở đây là đối tượng sử dụng thịt cóc hay bột cóc phần lớn là những trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc người bệnh suy nhược, cần bồi bổ sức khỏe. Và chắc chắn là ở những đối tượng này, sức chống chọi với chất độc của cóc sẽ kém hơn nhiều so với người khỏe mạnh, trong khi chất độc của một con cóc có thể đủ để giết chết 4 – 5 người khỏe mạnh.
Khi chất nhầy bài tiết của cóc lỡ dính vào tay, mắt, miệng…, nên nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc nhiều lần bằng nước sạch. Trong trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa, sau khi đã kích thích cho nạn nhân ói mửa, nên súc rửa dạ dày, dùng carbon hoạt tính hấp thụ bớt chất độc còn sót lại. Trong trường hợp ngộ độc nặng, có thể tiêm tĩnh mạch một liều cao thuốc chống suy tim (Digoxin – Fab – fragments: Digibind®) – đây chính là chất đặc trị cho các trường hợp ngộ độc cóc nói chung.
Xem thêm:
- Một cháu bé tử vong vì ăn thịt cóc
- Thịt cóc có thật sự bổ dưỡng?
- Hai người chết vì ăn cháo thịt cóc
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!