Cha mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân? Các trường hợp được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là gì?
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, tôi là Phạm Văn T, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại tỉnh H.
Tôi có một câu hỏi về vấn đề giảm trừ tiền nộp thuế trong trường hợp cha mẹ tôi tuổi đã cao mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin trình bày vắn tắt nội dung như sau:
Tôi làm công việc liên quan đến kinh doanh, mức thu nhập của tôi hàng tháng khoảng từ 13 đến 18 triệu đồng. Theo quy định thì tôi đã đăng ký mã số thuế cá nhân để đóng thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, hiện nay tôi có con nhỏ và bố mẹ nay đã cao tuổi, bố tôi năm nay 65 tuổi còn mẹ tôi năm nay 60 tuổi.
Tôi có nghe nói trong trường hợp của tôi thì tôi được xem xét trừ tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng vì đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh. Vì không có nhiều kiến thức nên tôi muốn luật sư tư vấn giúp để tôi hiểu rõ.
Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là gì? Bố mẹ tôi bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh cho tôi?
Rất mong nhận được câu trả lời phản hồi sớm nhất của Luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, Luật Quốc Huy cảm ơn bạn đã tin tưởng và liên hệ gửi câu hỏi về giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế thu nhập cá nhân cho chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]. Với câu hỏi, thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007;
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ
Xem thêm các nội dung tư vấn của Luật sư về lĩnh vực Thuế – Tài chính
- Luật sư tư vấn về thuế
- Tư vấn luật thuế miễn phí
- Tư vấn luật thuế online
- Luật sư tư vấn luật thuế Xuất nhập khẩu
- Tư vấn luật thuế
Nội dung tư vấn:
1. Giảm trừ gia cảnh khi tính thu nhập chịu thuế là gì?
Trước tiên, để trả lời cho thắc mắc của bạn về giảm trừ gia cảnh là gì? Mời bạn xem quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 tại Điều 19:
Điều 19. Giảm trừ gia cảnh 1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. 2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. 3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.
Dựa vào quy định trên, có thể hiểu rằng giảm trừ gia cảnh là số tiền mà bạn được trừ vào các khoản thu nhập chịu thuế trước khi tính số tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng mà bạn phải nộp.
Giảm trừ gia cảnh có hai mức, mức thứ nhất là đối với cá nhân người nộp thuế nếu đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh sẽ được trừ 4 triệu đồng vào các khoản thu nhập chịu thuế trước khi đóng thuế thu nhập cá nhân.
Mức thứ hai là 1,6 triệu đồng một tháng đối với cá nhân có người phụ thuộc đủ điều kiện được giảm trừ. Ví dụ, bố mẹ bạn là người phụ thuộc vào mức thu nhập hàng tháng của bạn, nếu bố mẹ bạn đủ độ tuổi được giảm trừ gia cảnh thì mức thu nhập chịu thuế của bạn sẽ được trừ đi một khoản theo quy định của luật để giảm mức thuế thu nhập cá nhân mà bạn phải đóng.
2. Nguyên tắc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc
Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
Quy định này rất rõ ràng về nguyên tắc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc.
Ví dụ: Gia đình bạn có 3 người con, trong đó có bạn và anh trai đều đóng thuế thu nhập cá nhân và bố mẹ bạn đều đủ tuổi được giảm trừ gia cảnh. Nhưng theo quy định thì mỗi người phụ thuộc tức là bố hoặc mẹ bạn chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế tức là chỉ được tính giảm trừ cho bạn hoặc anh của bạn. Không được tính cho cả hai người.
3. Các điều kiện, đối tượng được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc
Tại Khoản 3, Điều 19 quy định rõ những đối tượng sau được coi là người phụ thuộc:
– Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; – Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề;
– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động;
– Bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;
– Những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng
Dựa vào các đối tượng trên, bố, mẹ bạn muốn thuộc trường hợp được giảm trừ gia cảnh thì phải thỏa mãn điều kiện là đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì nam hết tuổi lao động là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Như vậy sau tháng tròn 60 tuổi đối với nam; tròn 55 tuổi đối với nữ mà không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng thì được kê khai là người phụ thuộc, đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế của bạn.
Ngoài ra, bạn cần chú ý rằng để đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh thì bạn cần có mã số thuế cá nhân, trong trường hợp mã số thuế cá nhân của bạn tạm ngưng hoặc bạn chưa có mã số thuế cá nhân, mời tham khảo thêm thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân
4. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh
– Bản chụp Chứng minh nhân dân của những người phụ thuộc.
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước.
Trên đây là quan điểm tư vấn và một số nội dung hướng dẫn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc hay nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan.
Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được các ý kiến phản hồi, đóng góp của bạn nhiều hơn nữa để chúng tôi được tiếp thu, ghi nhận và ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý khách hàng!
Trân trọng./.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!