Celeb là gì? Cách sử dụng celeb trong chiến dịch truyền thông

Celebrity Marketing là một phương thức thường xuyên được sử dụng trong những năm gần đây cho hoạt động marketing. Sự hợp tác của các thương hiệu nổi tiếng với những Celeb thuộc top đầu Việt Nam là ví dụ cho thành công của cách thức marketing này.

Vậy cụ thể Celeb là gì? Nên sử dụng và lựa chọn Celeb như thế nào trong các chiến dịch truyền thông? Glints sẽ giải đáp các thắc mắc kể trên thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

Celeb là gì? Thế nào là Celebrity Marketing

Đầu tiên, Celeb là gì? Celeb là thuật ngữ thường thấy khá phổ biến ngày nay. Celeb hay celebrity là được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để chỉ “người nổi tiếng.” Họ là những người thu hút được sự chú ý của giới báo chí và truyền thông. Người nổi tiếng thường được biết đến bởi những lĩnh vực hoạt động của họ như nghệ thuật, thể thao hay giải trí.

Độ nổi tiếng của họ tỉ lệ thuận với mức độ nhận biết và sức ảnh hưởng đối với công chúng. Những người nổi tiếng tiêu biểu ở Việt Nam tiêu biểu có thể kể đến như Sơn Tùng MTP hay MC Trấn Thành. Hình thức sử dụng người nổi tiếng làm gương mặt đại diện cho thương hiệu hoặc sản phẩm trong Marketing được gọi là Celebrity Marketing.

Hiện nay, Celebrity Marketing đã được sử dụng phổ biến trên rất nhiều các phương tiện đại chúng. Báo in, truyền hình, đài phát thanh, phim ảnh và nhiều hình thức truyền thông mới khác đều là những phương tiện truyền thông hiệu quả cho phương thức Celebrity Marketing.

Đọc thêm: Performance Marketing Là Gì? Định Nghĩa Và Phương Thức Hoạt Động

Sử dụng Celeb trong các chiến dịch truyền thông như thế nào?

Những người nổi tiếng luôn luôn là một người trung gian xuất sắc giúp cho các công ty và doanh nghiệp khơi gợi điểm tương đồng đối với khách hàng của họ. Celeb không cần phải là siêu sao quốc tế. Doanh nghiệp thường hướng đến những celeb có lượng fan hâm mộ nằm trong tệp khách hàng mục tiêu của họ.

Ví dụ như một cầu thủ bóng đá không cần nổi tiếng toàn cầu nhưng có sức ảnh hưởng lớn đối với nhóm nam giới trẻ tuổi mà nhãn hàng thức uống có cồn đang hướng tới.

Celeb có thể tham gia vào quá trình Marketing dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng, suy cho cùng, nó đều có cùng một mục đích nhằm chứng thực sự ảnh hưởng rõ ràng hoặc âm thầm của họ đến một thương hiệu hoặc sản phẩm.

Một chiến dịch có sử dụng Celebrity Marketing có thể đưa ra hình ảnh người nổi tiếng sử dụng và thích sản phẩm của họ. Hoặc dựa vào danh tiếng của người nổi tiếng để Marketing bằng cách đưa hình ảnh của celeb vào chiến dịch.

Ưu và nhược điểm của hình thức Celebrity Marketing

Ưu điểm

Việc xây dựng thương hiệu thông qua hình thức Celebrity Marketing có thể làm tăng doanh số bán hàng. Ngày nay, một quảng cáo về người nổi tiếng có thể thu hút sự theo dõi của hàng nghìn người trên mạng xã hội. Đó là khả năng tiếp cận trực tiếp một số lượng lớn khách hàng đối với một sản phẩm bên cạnh độ tin cậy mà người nổi tiếng mang lại.

Phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt hữu ích trong việc tiếp cận các thế hệ trẻ. Mạng xã hội cung cấp một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của những Celeb. Hiệu ứng khi nhìn thấy một ngôi sao sử dụng sản phẩm trên mạng xã hội có thể đưa một thương hiệu trở nên nổi bật chỉ sau một đêm.

Đó là lý do tại sao rất nhiều thương hiệu đang kêu gọi quảng bá sản phẩm của họ thông qua quảng cáo với celeb.

Nike là một ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng Celebrity Marketing để thúc đẩy doanh số bán hàng. Chiến dịch Nike Air Jordan năm 1984 là một trong những chiến dịch Marketing thành công nhất trong lịch sử. Cho đến tận ngày nay, thương hiệu Nike Jordan vẫn thống trị doanh số bán giày bóng rổ tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.

Nhược điểm

Tuy nhiên, như bao hình thức Marketing khác, Celebrity Marketing cũng có nhược điểm của riêng nó. Một celeb có thể làm lu mờ thương hiệu và làm giảm giá trị của nó.

Đôi khi, một thương hiệu sẽ phụ thuộc quá nhiều vào sự chứng thực của người nổi tiếng. Khi điều đó xảy ra, người nổi tiếng có thể đánh giá cao sản phẩm hoặc tạo ấn tượng rằng họ không thực sự quan tâm. Điều này có thể làm cho một thương hiệu thiếu đi tính độc lập và xác thực.

Nếu người tiêu dùng không tin rằng những người nổi tiếng chân thành về sự xuất hiện của họ trong các quảng cáo. Điều đó có thể tác động tiêu cực đến thương hiệu. Những người nổi tiếng ủng hộ quá nhiều sản phẩm có thể mất uy tín đối với công chúng. Điều quan trọng là phải kết hợp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đúng celeb.

Có thể mất nhiều thời gian để ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông qua sự chứng thực của celeb. Sự chứng thực của người nổi tiếng từ một ngôi sao không phù hợp với thương hiệu sẽ không thể tạo ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đây là tất cả những cân nhắc quan trọng trước khi tìm kiếm sự chứng thực của người nổi tiếng.

Một kế hoạch sử dụng Celeb hiệu quả được thực hiện như thế nào?

Chìa khóa của một chiến dịch Celebrity Marketing thành công nằm ở việc kết nối đúng celeb với sản phẩm phù hợp. Người nổi tiếng phải được công chúng xem như một người chứng thực đáng tin cậy. Nếu danh tiếng và sơ yếu lý lịch của họ không phản ánh sản phẩm mà họ quảng cáo, thông điệp Marketing sẽ trở nên sáo rỗng.

Độ tin cậy của celeb được chia thành ba loại: chuyên môn, độ tin cậy và sức hấp dẫn. Một celeb phù hợp phải được coi là một chuyên gia trong ngành mà họ đang hướng đến.

Nếu một người nổi tiếng có một quá khứ không tốt hoặc những ý kiến ​​gây tranh cãi, điều đó có thể làm giảm uy tín của họ với tư cách là người phát ngôn. Cuối cùng, celeb được lựa chọn phải được coi là hấp dẫn đối với tệp khách hàng mục tiêu.

Khi một celeb đã được chọn, có một số chi tiết hậu cần sẽ phải được giải quyết. Điều quan trọng là các điều khoản của hợp đồng phải được viết rõ ràng để bảo vệ lợi ích của cả người xác nhận và nhà quảng cáo.

Thời hạn của thỏa thuận đại diện cần được thiết lập và bất kỳ điều kiện đặc biệt nào áp dụng cho một trong hai bên cần phải được thỏa thuận. Thỏa thuận chứng thực chỉ được ký kết sau khi đàm phán kéo dài giữa các đại lý, luật sư và đại diện Marketing. Những người nổi tiếng hiếm khi tự mình thực hiện các cuộc đàm phán.

Cách lựa chọn Celeb phù hợp với chiến lược truyền thông

Các nhà tiếp thị sử dụng từ viết tắt FRED để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các chiến dịch Marketing tiềm năng. Các công cụ tương tự được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của một celeb. Đây là cách nó làm việc.

  • Sự quen thuộc (Familiarity) – Một người nổi tiếng càng quen thuộc với khách hàng, quảng cáo của họ sẽ càng có thiện cảm. Những celeb ít được biết đến chỉ được sử dụng để tiếp thị các sản phẩm cụ thể trong ngách của họ.
  • Mức độ liên quan (Relevance) – Các Marketer cố gắng tạo ra sự phù hợp nhất giữa một sản phẩm và celeb được chọn. Người nổi tiếng được chọn phải được nhìn nhận trong mắt công chúng vì có liên quan đến sản phẩm mà họ xác nhận. Liên kết càng lớn thì càng có nhiều khách hàng tin tưởng vào thông điệp được truyền tải.
  • Lòng tin (Esteem) – Người nổi tiếng càng có nhiều lòng tin thì sự tin tưởng đó sẽ được chuyển sang sản phẩm mà họ đang đại diện. Celebrity Marketing là liên kết danh tiếng của một người nổi tiếng với một sản phẩm. Danh tiếng của họ càng tốt thì sản phẩm càng dễ tiếp cận người dùng.
  • Sự khác biệt (Differentiation) – Thị trường quảng cáo rất khốc liệt và rất khó để phân biệt các sản phẩm tương tự với nhau. Các nhà quảng cáo luôn cố gắng tìm ra một thông điệp hoặc một hình ảnh độc đáo. Hợp tác với một Celeb có tính khác biệt cao có thể là một cách tuyệt vời để nổi bật giữa đám đông.

Đọc thêm: Ambient Marketing Là Gì? Top 10 Ví Dụ Quảng Cáo Ambient Ấn Tượng Nhất

Phân biệt hai khái niệm dễ nhầm lẫn: Celebrity Marketing và Influencer Marketing

Trên thực tế, có khá nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm Celebrity Marketing và Influencer Marketing.

Influencer Marketing là chiến dịch Marketing sử dụng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ là những chuyên gia dẫn đầu một thị trường ngách nào đó. Kiến thức, kinh nghiệm và đánh giá của họ ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của những người theo dõi họ.

Ngược lại, celeb không nhất thiết phải là chuyên gia về loại sản phẩm họ đang quảng cáo. Bạn có thể thấy những ngôi sao nhạc pop như Justin Bieber quảng cáo đồ lót Calvin Klein hay Sơn Tùng MTP quảng cáo Oppo. Họ không phải là nhà thiết kế thời trang và không tham gia vào việc phát triển những sản phẩm đó. Nhưng vì họ có sức hấp dẫn quần chúng. Hàng triệu người hâm mộ trông đợi họ và có thể sẵn sàng thử bất cứ thứ gì họ đại diện.

Influencer Marketing hoạt động chủ yếu vì người có ảnh hưởng có kiến thức chuyên môn về loại sản phẩm mà họ đang quảng cáo.

Mặt khác, những Influencer có xu hướng truyền cảm hứng và sự tương tác với khán giả của họ. Một celeb có thể quảng cáo một sản phẩm trên TV hoặc mạng xã hội. Mặc dù những quảng cáo đó nhằm mục đích để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, người hâm mộ không thể thực sự tương tác với chúng.

Đọc thêm: 10 Xu Hướng Marketing Hiện Nay: Các Trend Hot Nhất Năm 2022

Lời kết

Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu celeb là gì thông qua bài viết trên. Nếu có bất kì câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này, hãy điền ngay vào phần bình luận bên dưới. Glints hứa hẹn sẽ còn quay trở lại với nhiều content hấp dẫn hơn. Hãy cùng đón xem, bạn nhé!

Tác Giả