Câu cảm là gì? Ví dụ câu cảm

Câu cảm cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình Luyện từ và câu của lớp 4. Vậy Câu cảm là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết hơn nhé.

Câu cảm là gì?

Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.

Câu cảm thán là một trong bốn kiểu câu: Cầu cầu khiến, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ, buồn bã, phấn khích, ngạc nhiên hoặc sợ hãi…. Khi nói hoặc bắt gặp một sự việc hoặc một hiện tượng nào đó đang nhắc đến.

Dấu hiệu nhận biết câu cảm

Để xác định được Câu cảm là gì? cần nắm được các dấu hiệu nhật biết câu cảm như sau:

Về mặt hình thức: Trong câu cảm thường có các từ cảm thán gồm có đặc điểm sau:

– Từ ngữ cảm thán: Ôi, trời ơi, hỡi ơi, than ôi, quá, lắm, thật,…

– Dấu câu: Dấu kết thúc câu thường là dấu chấm than.

Từ đặc điểm hình thức của câu cảm thán mà người đọc có thể nhận biết câu nào là câu cảm thán và ngược lại. Do đó các bạn học sinh cần chú ý 2 hình thức trên khi làm bài tập về xác định câu cảm thán.

Phân loại câu cảm

Câu cảm được chia làm 2 loại:

– Câu cảm thán có chứa từ độc lập: Như ôi, chao ôi, ôi trời…. Thường những câu bày tỏ cảm xúc không có ý nghĩa trong câu xuất hiện trong các tình huống bất ngờ không đoán trước được.

Ví dụ như :”Ôi, trời hôm nay đẹp quá”. “Chao ôi”….

Trong câu ví dụ trên ta thây từ Ôi, đứng độc lập và không liên quan đến ý nghĩa chính trong câu. Câu này thể hiện cảm xúc cho câu đằng sau nó.

– Câu cảm thán có các từ không đứng độc lập: Ví dự như “Ôi, chiếc xe đẹp quá” hoặc “chao ôi, việc gì đang diễn ra vậy?

Ví dụ câu cảm

Để hiểu rõ hơn về Câu cảm là gì? Nội dung này sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:

– Ôi ! Cảnh bình minh buổi sáng thật đẹp.

“Ôi” dùng trong câu biểu lộ cảm xúc trước hiện tượng mặt trời mọc.

– Quyển truyện tranh tôi đọc hay quá !

“Quá” người nói khen ngợi quyển truyện tranh hay.

– Học kì vừa qua Nam đạt danh hiệu học sinh giỏi, bạn ấy tuyệt lắm.

“tuyệt lắm” bộc lộ cảm xúc khen ngợi người khác.

– Trời ơi! Trăng ngày rằm thật hùng vĩ và tuyệt diệu.

“Trời ơi” biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên.

– Mẹ của tôi người phụ nữ vĩ đại biết bao!

“Biết bao” thể hiện cảm xúc.

Chức năng của câu cảm

– Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày.

– Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất trang trọng, cần sự chính xác và khách quan.

– Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một cá nhân nào đó. Cũng có thể sử dụng câu cảm thán trong văn biểu cảm, miêu tả hoặc thơ.

– Trong văn chương, nó giúp người đọc hiêu hơn những lời nói, tâm trạng của tác giả. Thường các câu văn cảm thán đều được tác giả cho vào để làm tang cảm xúc cao trào cho người đọc.

Bài tập về câu cảm

Để làm được bài tập liên quan đến câu cảm thì cần hiểu được khái niệm Câu cảm là gì?

Tìm câu cảm thán trong những đoạn văn sau:

Đoạn văn 1:

Nếu ai đã từng đọc tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh người nông dân khắc khổ, dù hoàn cảnh nghèo đói nhưng luôn giữ cho mình những phẩm chất thanh cao.

Vợ mất sớm, lão chỉ có đứa trai và một con chó để bầu bạn. Nhưng rồi đứa con trai vì nghèo khổ, phẫn uất đã bỏ đi làm ăn xa. Lão sống cô đơn và coi con chó (lão đặt tên là cậu Vàng) như con cháu thân thiết trong nhà. Nhưng rồi cuộc sống ngày càng khó khăn, lão cũng chẳng kiếm được gì để ăn nên đành phải bán con chó. Quyết định ấy đã khiến lão day dứt, đau khổ. Cả một đời lão sống trung thực, không dối lừa ai mà nay lỡ lừa gạt con chó mà lão yêu quý như con.

Vì thế mà lão đã quyết định tự chấm dứt cuộc đời mình bằng một liều bả chó. Một cái chết dữ dội và đau đớn. Than ôi! Thương thay những kiếp nghèo bị dồn đến bước đường cùng!. Cái chết ấy, lão như muốn giữ lại sự trong sạch cho chính mình, thà “chết trong còn hơn sống đục”.

Câu cảm thán: Than ôi! Thương thay những kiếp nghèo bị dồn đến bước đường cùng!

Đoạn văn 2:

Chao ôi, buổi sáng đầu xuân khung cảnh thật tuyệt diệu. Ông mặt trời thức giấc từ rất sớm và ban phát ánh nắng khắp muôn nơi. Những chú chim bay lượn và đậu trên cành hót líu lo chuyền cành, hót rộn ràng tạo nên bản du dương trầm bổng tuyệt diệu. Tôi thức dậy từ sớm để tận hưởng bầu không khí mát mẻ, dễ chịu và chuẩn bị đến trường. Sau khi chuẩn bị bữa sáng tôi chuẩn bị sách vở, đi trên con đường quen thuộc mà lòng rạo rực. Ôi! Mùa xuân đến thật tuyệt diệu biết bao!

Câu cảm thán: Chao ôi!

Ôi!