Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ khuyên các mẹ bầu cần bổ sung canxi ngay từ khi chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại canxi hữu cơ và vô cơ, mẹ bầu nên lựa chọn loại nào tốt và phù hợp cho sức khỏe nhất?
Canxi quan trọng như thế nào cho bà bầu?
Với nhu cầu canxi cho sự phát triển xương của bào thai gia tăng nên nhu cầu bổ sung canxi của bà bầu cũng gia tăng theo từng giai đoạn mang thai:
- trong 3 tháng đầu là 800mg,
- 3 tháng giữa là 1.000mg,
- 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg.
Vì lượng canxi cần cho sự phát triển xương của trẻ được lấy từ nguồn canxi tích trữ từ mẹ, nên nguồn canxi dự trữ từ mẹ bị cạn kiệt. Nếu không bổ sung đầy đủ Canxi trong quá trình mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu đau nhức xương khớp, đau lưng, bị chuột rút, răng yếu…
Đối với thai nhi, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…
Không chỉ cần bổ sung Canxi trong quá trình mang thai mẹ còn cần bổ sung trong 6 tháng đầu sau sinh bởi canxi cần thiết cho sự tiết sữa. Sau sinh trung bình mỗi ngày cơ thể mẹ mất khoảng 300-400mg canxi trong quá trình tiết sữa. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cả trong quá trình mang thai và cho con bú để cả mẹ và con không bị thiếu hụt canxi tránh những nguy cơ về sau.
Có cần uống sản phẩm bổ sung Canxi?
Canxi có thể bổ sung hằng ngày bằng nguồn thực phẩm như: sữa, thủy hải sản, các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc…
Tuy nhiên, nhu cầu bổ sung canxi cho bà bầu tăng theo từng giai đoạn mang thai nên chỉ bổ sung canxi nhờ chế độ ăn uống sẽ không cung cấp được đủ lượng canxi cần thiết. Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyến cáo bà bầu cần bổ sung thêm canxi từ các loại thuốc, thực phẩm bổ sung.
Nếu bạn sử dụng các loại thuốc tổng hợp dành cho bà bầu, hàm lượng Canxi trong đó có thể nằm trong khoảng 150 – 200 mg. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các viên uống bổ sung Canxi, tuy nhiên cần phải nhớ rằng, cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thu được tối đa 500 mg Canxi mỗi lần. Do đó, bạn cần phải chia nhỏ liều Canxi và dùng nhiều lần trong ngày.
Mục đích của việc uống thuốc bổ sung Canxi là để cùng thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Nếu có chế độ ăn tốt, thậm chí mẹ bầu không cần bổ sung canxi từ thuốc. Tuy nhiên, thật khó có thể tính toán một chế độ ăn đầy đủ canxi hàng ngày, nhất là mang thai ở những tháng cuối, khi mà nhu cầu canxi tăng cao. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để lựa chọn được sản phẩm bổ sung canxi phù hợp là điều cần thiết.
Mẹ bầu nên bổ sung canxi vô cơ hay hữu cơ
Đây là thắc mắc của rất nhiều bà bầu khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ sung canxi dành cho bà bầu nhưng có thể chia làm 2 loại là canxi hữu cơ và canxi vô cơ. Để biết giải đáp thắc mắc bà bầu nên bổ sung canxi vô cơ hay hữu cơ chúng ta cùng xem sự khác biệt giữa 2 loại ngay phần dưới đây.
Canxi vô cơ
Canxi vô cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các hợp chất vô cơ và chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối canxi, ít tan trong nước nên khả năng hấp thụ kém. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ khiến bà bầu bị táo bón, nóng trong, đau dạ dày. Lượng canxi không hấp thụ được sẽ lắng đọng ở thận gây sỏi thận hoặc vôi hóa các thành mạch, thậm chí có thể làm canxi hóa bánh rau giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, thai sẽ chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng.
Ngoài ra còn nhiều hạn chế ở Canxi vô cơ bao gồm:
- Do phần lớn ở dạng muối vì vậy lượng Canxi đưa vào hấp thu rất hạn chế, độ sinh khả dụng thấp
- Lượng Canxi đưa vào lớn nhưng lượng sử dụng được lại nhỏ dẫn đến canxi dư thừa và lắng đọng ở thành mạch gây vôi hóa mạch máu, ở thận gây sỏi thận, dư nhiều trong máu gây tăng cao nguy cơ tim mạch, đột quỵ…Do cần nhiều acid dịch vị dạ dày để hòa tan nên uống canxi vô cơ thường gây nóng trong, táo bón
- Dễ gây vôi hóa nhau thai, khiến khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng, vôi hóa sớm khiến thai chậm phát triển, suy thai.
- Canxi vô cơ thường có vị tanh, ngái và khó uống
Canxi hữu cơ
Canxi hữu cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ, ví dụ như Canxi Gluconat (Tên đầy đủ Canxi Lactac Gluconat), Canxi caseinate… Canxi hữu cơ rất dễ hấp thụ vì nó có cấu trúc tương đồng với cấu trúc sinh học của xương. Đồng thời nếu dùng dư thừa canxi hữu cơ cũng sẽ dễ đào thải ra ngoài và ít bị lắng đọng nên không gây nóng trong, táo bón hay sỏi thận.
Một vài ưu điểm ở Canxi hữu cơ có thể kể đến như:
- Do Canxi ở dạng liên kết với hợp chất hữu cơ nên dễ hòa tan, cơ thể hấp thu được một cách dễ dàng
- Quá trình hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn
- Thân thiện với hệ tiêu hóa, không gây nóng trong, táo bón, nổi mụn
- Một ưu điểm nữa là canxi hữu cơ không có mùi vị khó chịu, dễ uống
So sánh Canxi vô cơ và Canxi hữu cơ
Để đánh giá và lựa chọn loại Canxi phù hợp cho bà bầu, chúng ta cùng xem canxi hữu cơ và canxi vô cơ có những điểm khác nhau như thế nào.
Các tiêu chí Canxi vô cơ Canxi hữu cơ Về cấu trúc Tạo thành từ các phản ứng hoá học hoặc khai thác từ vỏ sò, vỏ trai, đá vôi… thông thường là canxi carbonat Cấu thành từ ion canxi với các hợp chất hữu cơ (canxi citrat, canxi gluconate…) Nói một cách đơn giản, canxi hữu cơ chứa canxi tồn tại ở dạng thức gần giống trong các loại thực phẩm tự nhiên. Khả năng hấp thu Canxi vô cơ được đưa vào cơ thể ở dạng muối nên rất khó hấp thu, độ sinh khả dụng thấp, dẫn đến lắng đọng canxi Nó ở dạng liên kết với hợp chất hữu cơ nên dễ hòa tan, dễ hấp thu, sinh khả dụng cao và giảm nguy cơ dư thừa lắng đọng canxi Mức độ thân thiện với hệ tiêu hóa Canxi vô cơ cần dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị để hoà tan nên thường phải uống trong bữa ăn, thường gây nóng trong và táo bón. Canxi hữu cơ cũng được đánh giá là thân thiện với hệ tiêu hoá, phù hợp với cả những người bị viêm dạ dày, rối loạn hấp thu, không gây nóng trong hay táo bón, nổi mụn. Mùi vị Có vị tanh ngái, khó uống Hương vị tự nhiên, dễ uống Tác dụng phụ với bà bầu Canxi lắng đọng ở thành mạch gây vôi hóa mạch máu, ở thận gây sỏi thận, dư nhiều trong máu gây tăng cao nguy cơ tim mạch, đột quỵ… Đồng thời, Canxi dư thừa nhiều còn gây cản trở sự hấp thu Sắt và các khoáng chất khác Canxi hữu cơ dễ hấp thu hơn, không gây tình trạng nóng táo. Không gây sỏi. Ảnh hưởng đến thai nhi Vôi hóa nhau thai sớm gây ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi khiến thai chậm phát triển, suy thai Không làm ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi
Chính vì những ưu điểm của Canxi hữu cơ nên phần lớn bác sĩ và chuyên gia y tế đều khuyên dùng bà bầu sử dụng sản phẩm Canxi hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên.
Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn canxi bổ sung
Tăng cường bổ sung canxi từ chế độ ăn là điều cần thực hiện trước tiên để việc bổ sung canxi có hiệu quả. Cần lựa chọn sản phẩm có hàm lượng canxi vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi để tránh dư thừa Canxi không cần thiết.
Nên lựa chọn sản phẩm cung cấp canxi ở dạng hữu cơ như canxi citrat để cơ thể dễ hấp thu đồng thời hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn.
Thực tế khả năng hấp thu canxi của cơ thể càng cao khi bạn bổ sung canxi ở liều càng nhỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm bổ sung canxi liều thấp tức là bạn cần uống nhiều lần hơn. Điều đó sẽ gây ra bất tiện trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung Canxi có hàm lượng khoảng 200-300mg canxi nguyên tố/1 liều để tiện sử dụng và đảm bảo khả năng hấp thu tối ưu.
Để có hệ cơ – xương khỏe mạnh không phải chỉ cần cung cấp canxi là đủ, ngoài canxi còn có vai trò quan trọng không thể thiểu của Mg. Hơn nữa, các nghiên cứu chỉ ra rằng Canxi hấp thu tốt hơn khi được dùng kết hợp với Mg và Vitamin D. Do đó, nên lựa chọn sản phẩm có sự kết hợp các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D. Vitamin D3 giúp hấp thu và vận chuyển Canxi vào tận xương từ đó giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, lắng đọng Canxi…
Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu Canxi qua ruột. Nếu không có vitamin D3 thì cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 10% lượng Canxi bổ sung vào. Hơn nữa, sự kết hợp giữa vitamin K2 và vitamin D3 giúp hấp thu và vận chuyển Canxi vào tận xương từ đó giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, lắng đọng Canxi…
Ngoài ra, Magie cũng rất cần thiết cho việc chuyển hóa các hoạt động của xương, cơ bắp và mô thần kinh. Magie còn giúp cơ thể khỏe mạnh, chống mệt mỏi và ngăn ngừa Canxi lắng đọng ở thận.
Trên thị trường có rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung Canxi với nhiều dạng bào chế và đa dạng nguồn gốc xuất xứ. Để lựa chọn, bạn hãy tham khảo nhu cầu Canxi hàng ngày theo đúng các giai đoạn thai kỳ để bổ sung đúng, đủ, tránh việc dùng thừa hoặc thiếu.
Ngoài ra, khi lựa chọn loại Canxi mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu bị tiểu đường bà bầu cần tránh uống các loại canxi chứa nhiều đường.
- Bà bầu bị tiền sản giật, huyết áp cao (cần hạn chế muối natri) thì phải cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri.
- Không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà, dâu tây, nước ép hoa quả… vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi.
- Nếu bạn đang dùng các chế phẩm bổ sung sắt, nên uống canxi cách thời điểm uống sắt hoặc thuốc bổ có chứa sắt ít nhất 2h để các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!