Căn cước công dân có thời hạn bao lâu

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về nhân thân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi, không lấy dấu vân tay

Theo Bộ Công an, thẻ căn cước công dân gắn chip về cơ bản cũng giống như thẻ căn cước công dân mã vạch. Nhưng trên thẻ không có các dòng trạng thái thể hiện mã vạch, mà nó sẽ thay thế bằng chip điện tử dung lượng lớn. Thẻ căn cước công dân gắn chip lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.

Căn cước công dân gắn chip là gì, thời hạn bao lâu?

Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) chuẩn bị trả kết quả làm thẻ căn cước công dân gắn chip cho công dân

NHẬT THỊNH

Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chip không?

Giải đáp câu hỏi người dân đang dùng căn cước công dân mã vạch có cần đổi sang căn cước công dân gắn chip hay không, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, quy định pháp luật hiện hành không bắt buộc người dân phải đổi khi thời hạn sử dụng vẫn còn. Nhưng Công an TP.HCM khuyến cáo người dân nên đổi sang căn cước công dân gắn chip vì những tiện ích của nó mang lại.

Công an TP.HCM khuyến nghị người dân đổi thẻ CMND và căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip. Mã số căn cước công dân mã vạch hoặc gắn chip không thay đổi, đó cũng chính là mã số định danh cá nhân nên việc đổi căn cước công dân không ảnh hưởng đến các giấy tờ khác.

Còn đối với trường hợp công dân đổi từ CMND 9 số và 12 số sang căn cước công dân gắn chip, thì sẽ được cấp số căn cước mới, cũng là số định danh cá nhân của công dân.

Căn cước công dân gắn chip là gì, thời hạn bao lâu?

Toàn quốc đã cấp hơn 76,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip

NHẬT THỊNH

Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao nhiêu năm?

Theo Bộ Công an, thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, còn đối với thẻ căn cước công dân (cả mã vạch và gắn chip điện tử) sau lần cấp đầu tiên công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và trên 60 tuổi công dân không phải đổi.

Công dân đủ 14 tuổi là có thể được làm căn cước công dân gắn chip.

Làm căn cước công dân gắn chip ở đâu?

Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền (có thể đến công an xã, phường, thị trấn) tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp.

Toàn quốc đã cấp hơn 76,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip

Bộ Công an cho biết, tính đến ngày 22.12.2022, toàn quốc đã phê duyệt hơn 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân, cấp hơn 76,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip.

Ứng dụng căn cước công dân gắn chip tích hợp thông tin thẻ BHYT phục vụ khám chữa bệnh tại 94% cơ sở y tế trên toàn quốc, tiết kiệm tiền in thẻ BHYT giấy 24,7 tỉ đồng so với năm 2021.