Cá nhân khi rút tiền thì dùng thẻ ATM là chủ yếu nhưng với doanh nghiệp muốn rút tiền tài khoản bắt buộc phải sử dụng Séc. Dưới đây là hướng dẫn cách viết Séc rút tiền mặt ngân hàng nhanh và chín xác nhất. Và để xem chi tiết của từng ngân hàng mọi người xem ngay hướng dẫn của Infofinance.vn
Séc rút tiền mặt là gì
Séc ngân hàng hay còn gọi là séc tiền mặt hoặc là chi phiếu là một chứng từ mệnh lệnh của chủ tài khoản đối với ngân hàng đang chủ quản tài khoản đó trích tiền từ tài khoản của mình cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc đó hoặc cho người cầm tờ séc đó một số tiền nào đó có ghi trên séc thông qua tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu.
Séc là do ngân hàng phát hành cho khách hàng là công ty doanh nghiệp được người đứng đầu tài khoan quản lý, thông qua thông tin trên séc thì không nhất thiết phải có mặt của người chủ tài khoản mà số tiền vẫn được chuyển cho người nhận thông qua chứng từ này một cách nhanh chóng.
Xem thêm: cheque là gì
Hình thức của Séc rút tiền ngân hàng
Trước khi muốn viết được thì mọi người xem qua hình thức của tờ séc ngân hàng là như thế nào. Hiện tại ngân hàng phát hành séc với hình thức
Séc được ngân hàng phát hành thành cuốn theo mẫu của ngân hàng cho người sở hữu tài khoản. Trên tờ séc gồm 2 phần đó là phần thân và phần cuống séc.
Cuống séc: Là phần nhỏ mà bạn phải giữ lại trên quyển séc để thông kê và lưu giữ thông tin bao gồm các thông tin:
- Yêu cầu trả cho
- Số CMND/ giấy chứng nhận kinh doanh
- Số tiền
- ký phát
- Người ký phát ký tên
Thân séc: Đây là phần người có séc xé ra và đưa cho ngân hàng hoặc người nhận séc, ngân hàng dựa trên thông tin trên đó để trích tiền với thông tin cơ bản như:
- Yêu cầu trả cho
- Số CMND, nơi cấp
- Số tài khoản
- Số tiền bằng chữ
- Số tiền bằng số
- Họ tên người ký phát
- Số tài khoản
- Kế toán trưởng
- Người ký phát
Cách viết Séc rút tiền mặt ngân hàng
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp các kế toán viên hay ai đang sử dụng séc để trích tiền hoặc nhận tiền từ séc có thể lưu ý.
Cách viết séc ngân hàng Bidv
Mẫu séc rút tiền tham khảo của BIDV
- Cuống séc
+ Số tiền: Số tiền bạn muốn chi
+ Trả cho: Họ và tên người thụ hưởng
+ Ngày tháng năm: Viết thời gian tại thời điểm viết séc
+ Người ký: Người ký phát cụ thể là người chủ tài khoản trích tiền
2. Thân séc
+ Yên cầu trả cho: Người nhận tiền/ người thụ hưởn
+ Số tài khoản: Số tài khoản của người nhận tiền mà séc chi trả
+ Tại ngân hàng: Tên ngân hang chủ tài khoản của séc
+ Số tiền: bằng chữ và bằng số chính là số tiền trích khỏi tài khoản
+ Người ký phát: Người viết séc
+ Số tài khoản: Số tài khoản của người viết séc trích tiền
+ Ngày tháng năm ký phát: thời gian viết séc
+ Chọn chuyển tiền vào số tài khoản
+ Chọn không được chuyển nhượng hoặc được chuyển nhượng
+ Người ký phát ký tên và ghi rõ lưu ý có đóng dấu
+ Kế toán trường ghi rõ họ tên và ký
+ Báo chí: Nhân viên ngân hàng thực hiện giao dịch( ghi rõ họ tên, ký tên, đóng dấu của ngân hàng.
Cách viết séc ngân hàng Techcombank
Mọi người tham khảo mẫu giấy rút tiền của Techcombank và viết như sau:
- Yêu cầu trả cho: Tên người nhân
- Số CMT, ngày cấp, nơi cấp: Không điền
- Địa chỉ: địa chỉ của người nhận
- Số TK: số tài khoản người nhận tiền
- Số tiền (bằng chữ): ghi số tiền bằng chữ muốn chi
- Người phát hành: tên công ty( được ngân hàng in sẵn)
- Địa chỉ: ĐC cty bạn (phần này Tech họ đã in sẵn trên sec của mình rồi)
- Số hiệu TK: số TK của cty bạn (phần này Tech họ đã in sẵn trên sec của mình rồi)
- Số tiền (bằng số): ghi bằng số số tiền định rút
- Ngày …. tháng ….. năm
- Dấu: đóng dấu công ty bạn
- Kế toán trưởng: ký và ghi rõ họ tên
- Người phát hành: chủ tài khoản trích tiền ký
Cách viết séc ngân hàng Agribank
Với ngân hàng Agribank thì việc viết séc cũng không quá cầu kỳ, cũng tương tư như các ngân hàng khác.
Với séc lệnh chi ngân hàng Agribank thì đây là mẫu sẵn mà bên kế toán đã cam kết với ngân hàng ngay từ đầu cho nên trên đó các thông tin về tài khoản, tên tài khoản đã được in sẵn những gì cần điền đó là mọi người chỉ cần:
- Tên người hưởng
- Số CMND, ngày cấp ( không nhất thiết phải ghi)
- Số tiền trích
- Nội dung trích tiền
- Chủ tài khoản ký và ghi rõ họ tên
- Kế toán trường ký và ghi rõ họ tên
Cách viết séc ngân hàng Vietinbank
Phần trên của tờ séc của Vietinbank giống với các ngân hàng khác nên mọi người dựa vào thông tin đã hướng dẫn ở các mục trên của các ngân hàng.
Tuy nhiên có phần dưới màu trắng, đó là phần chuyển nhượng nếu người nhận muốn chuyển nhượng cho ai đó thì điền thông tin ở phía dưới.
Cách viết séc Fe Credit
FE Credit là công ty tài chính không phải ngân hàng nên nhiều người nhầm lẫn đây là ngân hàng. Lưu ý là bên Fe Credit tập trung vào vào các sản phẩm vay và thẻ tín dụng mà không có tài khoản thanh toán hay thẻ ghi nợ. Vậy nên không có một khoản chi nào ở đây cả.
Với lại theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì chỉ có ngân hàng mới có quyền hạn phát hành séc cho các công ty hay cá nhân mà thôi.
Cách viết séc ngân hàng ACB
Séc ngân hàng ACB ACB cũng tương tự như các ngân hàng khác hiện nay, đều yêu cầu các nội dung:
- Người ký phát séc
- Số tài khoản trích tiền séc
- Số tiền ký séc
- Thời gian ký séc
- Người nhận séc: Người thụ hưởng tiền
- Số tài khoản nhận
- Chữ ký của kế toán trưởng
- Chữ ký và đóng dấu của chủ tài khoản séc
Cách viết séc ngân hàng Sacombank
Séc ngân hàng Sacombank cũng tương tự các ngân hàng khác vậy nên việc điền các thông tin cũng tương tự, các thông tin cần để ý nhất đó là :
- Họ và tên người nhận tiền
- Số tài khoản người nhận tiền ư
- Số tiền chuyển khoản séc
- Chữ ký kế toán trưởng
- Chữ ký và dấu của chủ tài khoản
- Ngày tháng năm chi séc
Cách viết séc ngân hàng Standard Chartered
Ngân hàng Standard Chartered phát hành séc cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hỗ trợ thanh toán mà không cần tiền mặt. Tuy nhiên séc ngân hàng còn hạn chế trong việc sử dụng bởi số khách hàng sử dụng tài khoản của ngân hàng này còn ít.
Séc của ngân hàng cũng giống như các ngân hàng khá nên khi sử dụng mọi người có thể sử dụng ghi theo hướng dẫn cách ghi séc các ngân hàng khác.
Cách viết séc ngân hàng VP bank
Với mẫu séc này thì mọi người ghi như sau:
- Phần cuống séc:
+ Yêu cầu cho: Họ và tên người nhận
+ Số CMND của người chi
+ Số tiền
+ Ngày ký phát
- Thân séc: Nhìn cơ bản thì séc này giống với hình thức séc ngân hàng BIDV , nên mọi người kéo lên hướng dẫn của ngân hàng BIDV để xem cách viết phần thân nhanh chóng và chính xác nhất.
- Quan trọng nhất đó chính là số tiền, ngày ký séc và chữ ký của kế toán trưởng và chủ tài khoản séc
Cách viết séc ngân hàng MB
- Mọi người chỉ cần điền thông tin của người nhận, số tiền nhận bởi thông tin tài khoản trích đã được in sẵn trên giấy ủy nhiệm chi
- Sau đó chữ ký của kế toán trường và chủ tài khoản là được
- Còn phần dần cho ngân hàng thì không ghi, cái này do giao dịch viên thực hiện
Cách viết séc ngân hàng MSB
Mọi người chỉ cần để ý phần trên còn phần dưới là do người nhận tiền séc có muốn chuyện nhượng cho ai đó hay không nên cái đó không liên quan đến người chi séc nữa.
Nhìn vào hình thức của séc của ngân hàng MSB có thể thấy về cơ bản là giống các ngân hàng khác về hình thức lẫn nội dụng. Vậy nên hãy xem cách hướng dẫn viết séc chi tiết ở các ngân hàng trên.
Cách viết séc rút tiền mặt Vietcombank
Đây là mẫu rút tiền của tổ chức từ tài khoản khoản ghi nợ bên ngân hàng Vietcombank. Những thông tin cần lưu ý khi ghi séc đó là:
- Đề nghị ghi nợ: Số TK, tên TK, ngân hàng tài khoản trích tiền
- Số tiền: số tiền muốn trích
- Người nhận tiền: họ và tên, CMND, ngày cấp CMND, nội dung
- Chủ tài khoản ký và đóng dấu,
- Kế toàn trưởng ký
- Người nhận tiền ký
- Phần ngân hàng thì bên nhân viên ngân hàng sẽ thực hiện
Khi viết séc rút tiền ngân hàng cần lưu ý gì
Với người viết séc thì bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
- Số tiền séc: đây là thông tin liên quan đến quyền lợi của bạn, nếu viết nhầm mà không để ý là có rất nhiều vấn đề
- Tên người nhận: Viết sai tên là nguy cơ người nhận séc sẽ không thể nào nhận tiền được
- Ngày tháng năm viết séc: Đây là thời gian ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng séc của người nhận tiền
- Chữ ký: Chữ ký của kế toán trưởng, chữ ký của chủ tài khoản hay là người chi séc bởi thiếu 1 trong 2 chữ ký trên thì ngân hàng sẽ không trích tiền
- Lưu ý khi chi séc nên lưu giữ thông tin để đến khi đối chiếu sổ sách kế toán không bị rối hay thâm hụt gây nên các rắc rối không cần thiết.
Người nhận tiền séc ngân hàng cần lưu ý gì
Không những người chi séc hay viết séc cần lưu ý mà ngay cả người nhận tờ chi phiếu cũng cân để ý một số thông tin trên tờ séc để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Kiểm tra số tài khoản và tên người nhận trên séc có chính xác là mình hay không để không mất nhiều thời gian, đặc biệt là nhận séc từ người lạ thì càng nên xem kỹ bởi có nhiều người không biết nên rơi vào bẫy nhận séc giả.
- Khi đến ngân hàng nhận tiền séc thì nên mang theo CMND
- Để ý thời gian trên séc ghi, bởi mỗi tờ séc sau khi viết có thời han sử dụng nhất định: Theo quy định là thời gian xuất trình séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát, sau 30 ngày mà bạn không đến ngân hàng thì tờ séc đó không còn hiệu lực.
- Để ý các loại séc, có rất nhiều loại séc mỗi loại sẽ có những thông tin và quy cách riêng
Tìm hiểu về các loại séc ngân hàng hiện nay
Mọi người nên tìm hiểu một số thông tin về các loại séc hiện nay mà ngân hàng phát hành để có thể hưởng được hết quyền lợi cũng như biết được cách sử dụng vào lúc nào thì phù hợp.
- Séc lệnh: là séc trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng. Đây có thể hiểu là các lệnh ủy nhiệm chi hay đề nghị trả tiền mà các doanh nghiệp vẫn hay sử dụng
- Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc, không cần có tên của người nhận chỉ có số tiền là có thể nhận tiền từ ngân hàng
- Séc đích danh: trả tiền cho người thụ hưởng được ghi trên séc, trên séc sẽ ghi đích danh người nhận không được chuyển nhượng cho bất kỳ ai khác.
Với những hướng dẫn cách viết séc rút tiền ngân hàng trên đây hy vọng mọi người hiểu hơn về các tấm séc mà mình đang có cũng như giúp ghi séc chính xác hơn không mất thời gian thực hiện nhiều lần.
Một số bài viết bạn tham khảo thêm:
- Mẫu ủy nhiệm chi các ngân hàng: ACB, Vietinbank, Vietcombank, Agribank, Vpbank,….
- Cách in sao kê tài khoản ngân hàng Việt Nam: Sacombank, Vietcombank, Agribank, ACB, ….
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!