Bón bã đậu nành trực tiếp cho cây trồng có được không?

Việc tận dụng bã đậu nành để làm phân bón cho cây trồng không quá xa lạ gì với các nhà vườn. Chúng ta đều biết rằng bã đậu nành cần phải được ngâm, ủ trước khi đem bón cho cây. Vậy nếu nhà vườn quá bận rộn không có thời gian ủ phân hữu cơ thì có nên bón bã đậu nành trực tiếp cho cây không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết và tránh phạm sai lầm khi sử dụng bã đậu nành nhé!

Bã đậu nành có tác dụng gì?

bon-ba-dau-nanh-truc-tiep-cho-cay-trong-co-duoc-khong

Bã đậu nành hay đậu tương là phế phẩm của quá trình làm đậu phụ, sữa đậu nành. Mặc dù đã tận dụng dinh dưỡng để làm đậu phụ và sữa nhưng trong bã đậu nành vẫn còn nhiều khoáng chất tốt cho cây trồng. Trong bã đậu tương chứa nhiều protein, vitamin, dinh dưỡng đa – trung – vi lượng, acid amin… Sử dụng bã đậu nành làm phân bón sẽ giúp cây phát triển tốt, khỏe mạnh và năng suất cao. Bên cạnh đó loại phân bón từ thiên nhiên này còn có tác dụng cải tạo đất và không gây hại cho môi trường.

Vì có nguồn gốc tự nhiên nên chúng ta có thể thoải mái sử dụng mà không ngại hại da, hại đất. Nhất là trồng rau sạch tại nhà thì dùng phân bón hữu cơ là an tâm nhất. Bã đậu nành tạo điều kiện cho rễ phát triển, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra chúng còn giúp hạn chế được các bệnh trên cây như vàng lá, rụng lá… Loại phân bón này phù hợp để trồng rau xanh, trồng hoa hồng, cây cành… rất hiệu quả.

Có nên bón bã đậu nành trực tiếp cho cây không?

bon-ba-dau-nanh-truc-tiep-cho-cay-trong-co-duoc-khong

Câu trả lời là không nên bón bã đậu nành trực tiếp cho cây trồng. Bởi vì thời gian phân giải dinh dưỡng lâu, dễ sản sinh nấm bệnh và gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu bón trực tiếp thì cây phải mất 3 – 4 tháng mới có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng khiến cây không có đủ chất để phát triển. Bên cạnh đó, việc sử dụng bã đậu trực tiếp sẽ không tối ưu được công dụng của chúng. Đặc biệt là công dụng cải tạo đất kém hẳn, chỉ tăng độ mùn vì dinh dưỡng phân giải lâu, đất không hấp thụ được.

Nếu bã đậu tương được ngâm ủ kĩ càng sẽ giúp cây phát triển tốt, hạn chế các bệnh về rễ và lá. Nhưng bón trực tiếp thì mùi hôi thối từ bã đậu nành sẽ thu hút côn trùng và đôi khi còn gây độc cho bộ rễ. Bã đậu nành tươi chứa nhiều vi sinh vật có lợi lẫn có hại nên cây rất dễ mắc nấm bệnh, nhiễm vi khuẩn.

Bã đậu nành chỉ thực sự phát huy công dụng tốt khi được ủ đúng cách. Có 2 cách ủ phân đậu tương phổ biến là ủ truyền thống và ủ bằng chế phẩm sinh học. 2 phương pháp ủ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Phương pháp ủ phân đậu nành, đậu tương hiệu quả

bon-ba-dau-nanh-truc-tiep-cho-cay-trong-co-duoc-khong

Ngày xưa bà con ủ phân đậu nành theo cách truyền thống là chỉ ngâm với nước. Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém nhưng chất lượng phân không cao. Nếu ủ bằng cách này thì phân sẽ có ít vi sinh vật có lợi, thay vào đó lại chứa vi sinh vật gây mùi hôi thối. Phân này dễ gây mùi và dẫn dụ côn trùng. Khả năng cải tạo đất kém và các dưỡng chất mất dần theo thời gian.

Phương pháp ủ phân đậu tương ngày nay cải tiến hơn. Đó là phương pháp sử dụng các loại chế phẩm sinh học để ủ. Chế phẩm sinh học thường được sử dụng là chế phẩm EM, nấm đối kháng Trichoderma… Việc ủ bằng chế phẩm sinh học giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi sinh vật gây mùi và nâng cao chất lượng phân. Các chế phẩm giúp bổ sung thêm nhiều vi sinh vật có lợi, phân giải các chất hữu cơ cho cây trồng dễ hấp thụ. Đặc biệt các chế phẩm sinh học có tác dụng khử hoàn toàn mùi hôi nên không xảy ra hiện tượng côn trùng đến phá hoại cây.

Một trong những vấn đề lớn nhất khi sử dụng bã đậu nành bón cây đó là mùi hôi. Mùi của bã đậu rất nồng và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và hàng xóm xung quanh. Nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học thì vấn đề này sẽ được khắc phục triệt để.

Cách ủ đậu tương bằng chế phẩm sinh học

Ủ bã đậu nành bằng chế phẩm sinh học cũng rất đơn giản, có thể tự làm tại nhà chỉ với các bước đơn giản sau. Nhưng trước đó cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như thùng chứa, chế phẩm EM, bã đậu nành dạng bột. Nên sử dụng thùng chứa có van thông khí để thoát khí trong thùng. Vì khi ủ phân sẽ sinh ra nhiều khí.

  • Chuẩn bị bã đậu nành, đậu tương nguyên hạt
  • Trộn 200gr chế phẩm EM với 20kg bột đậu nành. Sau đó pha 600ml mật rỉ đường và 10 – 12l nước rồi tưới lên hỗn hợp vừa trộn
  • Tiến hành đậy kín thùng ủ để ngâm phân đậu tương. Sau 10 – 15 ngày bổ sung thêm nước khoảng 15 – 20l. Trộn thêm chế phẩm sinh học khoảng 70 – 80% dung tích thùng chứa rồi khuấy đều. Tiếp tục đậy kín và ủ thêm 10 – 15 ngày
  • Ngâm và ủ hơn 1 tháng là có thể sử dụng bón cho cây trồng

Thời gian ủ giao động từ 1 tháng hoặc hơn tùy điều kiện môi trường nơi được ủ. Lưu ý nên ủ phân ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh sinh nấm bệnh, vi khuẩn. Khi sử dụng nên hòa loãng với nước vì phân bón có độ đạm cao. Để sử dụng bón cây hiệu quả hãy pha với nó theo tỷ lệ:

  • Tưới gốc: tỷ lệ 1 (phân bón):300 (nước)
  • Phun qua lá: tỷ lệ 1 (phân bón):1000 (nước)

Lời kết

Vậy là bài toán có nên bón bã đậu nành trực tiếp cho cây trồng không đã được giải đáp. Bã đậu nành chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây. Nhưng chúng chỉ có thể tối đa công dụng khi được ngâm ủ đúng quy trình. Sử dụng phân đậu tương ủ bằng chế phẩm sinh học sẽ giúp cây phát triển tốt, rễ hoạt động mạnh, cải tạo đất. Và quan trọng nhất là bã đậu nành an toàn với môi trường.

Vườn Sài Gòn