Bệnh vảy phấn hồng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Vảy phấn hồng (còn gọi là vảy nến phấn hồng) là bệnh da liễu thường gặp ở bé gái và phụ nữ tuổi từ 10-35 với biểu hiện là các vết ban hồng hình tròn hoặc bầu dục trên cơ thể. Mời bạn đọc tìm hiểu về bệnh vảy phấn hồng trong bài viết sau cùng Docosan.

Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng

Biểu hiện đầu tiên là sự phát ban. Những mảng vảy phấn hồng có màu hồng, hình tròn hoặc bầu dục, bờ hơi cao, đường kính từ 02-10 cm, có thể có vảy hoặc không. Các vết vảy phấn hồng xuất hiện ở ngực, bụng hoặc lưng, sau đó lan ra khắp cơ thể. Hầu hết bệnh nhân có thể ngứa dữ dội, kèm theo sự mệt mỏi và đôi khi đau khớp.

Triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng giống với một số bệnh như: nấm da, chàm đồng tiền, viêm da tiết bã, nổi mề đay, vảy nến thể chấm giọt, … Vì vậy, bệnh nhân cần khám chuyên khoa da liễu ngay khi có các triệu chứng kể trên để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác, tránh tâm lý hoang mang.

vảy phấn hồng
Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng.

Một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng có thể là do nhiễm trùng bởi virus, đặc biệt là do một chủng virus Herpes.

vảy phấn hồng
Virus Herpes nghi ngờ là nguyên nhân gây vảy phấn hồng

Nhiều người thắc mắc không biết bệnh vảy phấn hồng có lây không thì câu trả lời khắng định là không. Mặc dù vảy phấn hồng không lây nhiễm và có thể tự khỏi, nhưng bệnh cũng gây không ít khó chịu cho bệnh nhân vì những cơn ngứa dữ dội.

Lưu ý: Virus gây bệnh vảy phấn hồng không phải là loại virus gây nên mụn rộp sinh dục.

Điều trị bệnh vảy phấn hồng

Bệnh vảy phấn hồng với hầu hết các trường hợp có thể tự khỏi sau 4 đến 10 tuần. Nếu sau khoảng thời gian này, phát ban không biến mất hoặc vẫn gây ra các triệu chứng ngứa và khó chịu, thì bạn đọc hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm phương pháp điều trị hiệu quả.

Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến phấn hồng:

Trị vảy phấn hồng tại nhà

Dùng lá trầu không

Một trong những cách chữa vảy nến tại nhà được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng lá trầu không. Lá trầu không có đặc tính sát khuẩn cao, đồng thời đây là nguyên liệu rất dễ trồng và rất dễ mua nên bạn có thể sử dụng thường xuyên.

Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 200 gram lá trầu không cho mỗi lần điều trị. Bạn đem lá trầu rửa sạch và giã nát cùng với 1 thìa muối. Giã đến khi lá trầu thành hỗn hợp sệt mịn, dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy phấn hồng. Thực hiện liên tục 3 lần/tuần. Hỗn hợp có thể sát khuẩn, làm mềm da, và muối sẽ lấy đi các vảy da chết giúp đối phó với triệu chứng hiệu quả.

vảy phấn hồng
Dùng lá trầu điều trị vảy phấn hồng

Sử dụng muối Epsom

Bệnh vảy phấn hồng có thể được kiểm soát tốt nhờ công dụng của muối Epsom. Muối Epsom có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, sát trùng da rất hiệu quả và lành tính. Sử dụng nguyên liệu này thay thế các loại tẩy tế bào chết hóa học khác sẽ cải thiện được tình trạng bong da, vảy chế khi điều trị.

Cách thực hiện: Cho lượng vừa đủ muối Epsom vào bồn tắm có sẵn nước ấm. Tắm và làm vệ sinh cơ thể trước dưới vòi nước, sau đó ngâm mình trong bồn nước ấm có pha muối khoảng 20 phút. Sau đó tắm lại bằng nước sạch lần nước.

Nước muối có thể giúp giảm ngứa và khắc phục sự khó chịu do kích ứng da trong bệnh vảy nến gây ra. Ngoài ra muối cũng giúp rút bớt lượng chất lỏng ra khỏi các mô, từ đó làm giảm tình trạng sưng và phù nề đặc trưng ở bệnh vảy phấn hồng. Cần lưu ý, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm nước muối để bổ sung độ ẩm cho da.

Trị vảy phấn hồng bằng thuốc

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm triệu chứng hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh vảy nến phấn hồng, bác sĩ có thể kê đơn điều trị.

Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir hoặc kháng sinh như là erythromycin. Các thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa nhiều, bác sĩ điều trị kê thêm các loại kem có chứa corticoid như Elomet, Flucinar, Diprosone,… để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng ngứa.
  • Các loại xà phòng có hắc ín hay acid salicylic có thể giúp làm bong vẩy
  • Có thể sử dụng các thuốc kháng histamin như Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine.

Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên nên tắm nước ấm với dung dịch Calamine (thuốc trị ngứa mức độ nhẹ) và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt để làm giảm các cảm giác khó chịu.

vảy phấn hồng
Thuốc kháng virus

Liệu pháp ánh sáng

Trong trường hợp bệnh có thể nghiêm trọng hoặc phát ban kéo dài hơn bình thường hoặc phát ban bao phủ một phần lớn cơ thể, có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng tia cực tím (UV) để điều trị.

Hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên cũng có thể giúp phát ban mờ dần. Tuy nhiên, nhược điểm của liệu pháp này có thể gây ra sẫm màu kéo dài ở một số vị trí nhất định ngay cả khi phát ban hết.

Biến chứng và khả năng tái phát vảy phấn hồng

Biến chứng đối với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai mắc bệnh vảy phấn hồng có thể bị biến chứng nghiêm trọng. Trong một vài nghiên cứu, phần lớn phụ nữ bị vảy nến hồng trong 15 tuần đầu của thai kỳ đều bị sảy thai. Nếu đang mang thai và bị bệnh vảy nến hồng, chị em cần gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết giúp điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Khả năng tái phát vảy nến hồng

Nhiều người chỉ mắc bệnh vảy nến hồng một lần duy nhất và không bao giờ bị tái phát. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 2 đến 3% số người bị vảy nến hồng bị tái phát. Và một số bệnh nhân bị tái phát còn phát triển thêm bệnh đau mắt đỏ mỗi năm một lần trong vòng 5 năm liên tiếp.

vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

Bài viết cung cấp thông tin tổng quan về bệnh vảy nến hồng với mong muốn giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh và đi khám da liễu ngay khi phát hiện bị bệnh để việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Khám và điều trị vảy phấn hồng

Phòng khám Da liễu Trần Thịnh được rất nhiều người dân ở khu vực Quận 5 biết đến bởi chuyên môn điều trị và sự tân tâm của bác sĩ.

Viện thẩm mỹ da liễu Oracle beauty clinic quy tụ nhiều chuyên gia da liễu Hàn Quốc và Việt Nam chuyên trị các vấn đề da liễu như mụn, sẹo, …

BSCKII Trần Thị Hoài Hương – kinh nghiệm 20 năm trị nám da

Tham khảo: Healthline