Lời khuyên giúp bạn trị gàu hiệu quả
- Nước có khả năng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng trên da đầu. Vì thế, bạn nên tăng cường uống nước mỗi ngày để hạn chế sự xuất hiện của gàu.
- Thay đổi khẩu phần ăn với 50 – 60% là rau xanh và trái cây sẽ có tác dụng rất tốt trong việc trị gàu. Đặc biệt, bạn cần tăng cường cung cấp các khoáng chất cho cơ thể, nhất là kẽm (thường có nhiều trong sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành…) để hạn chế tình trạng nứt da, bong tróc da.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân, hạn chế lạm dụng hoá chất trong thuốc nhuộm tóc, thay đổi kiểu tóc, ăn uống nhiều chất kích thích…
- Để việc trị gàu đạt hiệu quả, chúng ta có thể nhờ đến sự trợ giúp của các loại dầu gội trị gàu. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, tránh gãi mạnh khi gội đầu và hạn chế sấy tóc để ngăn ngừa sự “quấy rối” của gàu nhé!
Dầu gội trị gàu có thật sự hiệu quả?
Cách trị gàu phổ biến được nhiều người lựa chọn là sử dụng cách gội đầu hết gầu với các loại dầu gội trị gàu công nghiệp, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Ưu điểm của các loại dầu gội này là tác dụng trị gàu nhanh, nhận thấy rõ chỉ sau 2-3 lần gội đầu.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không trị gàu được triệt để. Cụ thể, các loại dầu gội công nghiệp thường chứa nhiều sulfate, chất tạo bọt và được điều chế với độ pH cao, có thể tẩy sạch gàu nhanh chóng, tuy nhiên lại khiến cho da đầu khô kèm theo tóc khô xơ.
Việc sử dụng lâu dài một loại dầu gội công nghiệp có thể khiến da đầu bị “nhờn” dầu gội, dễ bị gàu tấn công trở lại. Ngoài ra, việc lựa chọn loại dầu gội không hợp với tóc cũng là nguyên nhân khiến việc trị gàu bằng dầu gội đầu công nghiệp không kéo dài hiệu quả.
Bên cạnh đó, đôi khi dầu gội đầu trị gàu không thể phát huy hết hiệu quả nếu bạn gặp tình trạng da đầu dầu (do thiếu ẩm nên da đầu phải tiết thêm dầu để tự cân bằng), dẫn đến việc một số người dùng dầu gội trị gàu nhưng không hết gàu.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tại sao bạn dùng dầu gội trị gàu mà không hết gàu?
Nguyên nhân nào gây ra gàu?
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra gàu. Đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Gàu sinh lý thường do sự bong tróc quá nhiều của lớp tế bào sừng trên da tạo nên.
Nguyên nhân khiến cho các tế bào này bong ra do nhiều lý do như thời tiết hanh khô, khói bụi, ô nhiễm không khí, sấy, uốn hay duỗi tóc thường xuyên…
Gàu sinh lý sẽ càng nhiều khi chúng ta có những tác động làm kích thích da đầu như gội đầu mạnh bằng móng tay, vò đầu, massage đầu mạnh,…
Bên cạnh đó, việc không gội đầu thường xuyên cũng khiến dầu và các tế bào da đầu không được loại bỏ kịp thời, có thể gây nên gàu.
>>> Đọc thêm: Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh lý cũng là một nguyên nhân gây nên gàu. Theo Sciencedaily, trên da đầu của hầu hết người trưởng thành có tồn tại một loại vi nấm tên là malassezia.
Khi da đầu tăng tiết bã nhờn do nóng bức, stress hoặc ảnh hưởng từ dầu gội, hóa chất trong thuốc nhuộm tóc,… loại vi nấm này sẽ có điều kiện phát triển và sinh sôi mạnh hơn, kéo theo đó sẽ là sự “tấn công” ồ ạt của gàu.
Bệnh viêm da tiết bã: Gàu là một dạng của bệnh viêm da tiết bã. Đây là một bệnh da liễu phổ biến, ngoài ảnh hưởng đến da đầu, bệnh còn ảnh hưởng đến vùng da ở các vị trí khác như trong tai, lông mày, mí mắt trên, trán, các nếp gấp kéo dài từ mũi đến khóe miệng. Viêm da tiết bã xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo cơ hội cho một số phản ứng viêm da xuất hiện.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do yếu tố di truyền, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số là 2-5%, nếu trong gia đình có người bệnh viêm da tiết bã thì nguy cơ mắc ở thế hệ sau là rất cao. Đặc trưng của gàu do viêm da tiết bã là da đầu thường bị đỏ, bong vảy nhiều màu trắng hoặc vàng nhẹ. Bệnh thường nhẹ vào mùa hè và tiến triển mạnh vào mùa thu đông.
Bệnh vảy nến: Bệnh gây tích lũy các tế bào chết tạo thành lớp vảy dày màu bạc. Vảy nến thường xảy ra ở các vị trí như khủy tay, đầu gối,.. nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến da đầu, từ đó gây nên các biểu hiện gàu.
Bệnh chàm: Nếu bệnh chàm xuất hiện trên da đầu có thể phát triển thành gàu.
Tóc bị gàu là một bệnh trên da đầu, cho thấy da đầu không khỏe và cần được chăm sóc một cách thích hợp. Đôi khi mỗi bạn sẽ hợp với một cách trị gàu dứt điểm khác nhau, tuy nhiên, cần lưu ý khi bạn thực hiện không thấy hiệu quả, tình trạng gàu xuất hiện ngày càng nhiều thì nên đến các bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị đúng đắn. Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đầu nhiều gàu thì phải làm sao!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!