Hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng SCB mới nhất

Khách hàng nên biết được cách tính lãi suất ngân hàng SCB nếu như có ý định tham gia vào sản phẩm gửi tiết kiệm hoặc vay vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn. Nếu chưa hiểu rõ về công thức và cách tính thì hãy tham khảo hướng dẫn bên dưới bài viết này.

Tìm hiểu về ngân hàng SCB

SCB với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Sài Gòn, được thành lập và đi vào hoạt động từ 26/12/2011. SCB là sự thống nhất của 3 ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng do sự kết hợp của 3 ngân hàng lại với nhau để tạo ra SCB nên đơn vị này đã có rất nhiều sự chuyển biến về tổng tài sản, chi nhánh, sản phẩm, hệ thống chi nhánh, máy ATM,…

Cách tính lãi suất ngân hàng scbSau một thời gian hoạt động thì ngân hàng SCB hiện nay đã trở thành một ngân hàng lớn mạnh và có tiềm lực tài chính mạnh. Có thể dễ dàng thấy được điều đó thông qua mô hình của ngân hàng SCB ngày càng lớn, trải dài trên khắp các tỉnh thành cả nước.

Ngoài những sản phẩm như thanh toán, rút tiền, giao dịch trực tuyến thì ngân hàng SCB còn mang tới cho khách hàng các sản phẩm vay vốn, gửi tiết kiệm với nhiều ưu đãi lớn.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng SCB

Hiện nay ngân hàng SCB có 2 cách tính lãi suất gửi tiết kiệm. Đó là gói gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, mỗi cách tính sẽ có công thức khác nhau.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngân hàng SCB

Nếu như bạn gửi tiết kiệm ngân hàng SCB theo gói gửi có kỳ hạn thì sẽ nhận được lãi suất cao. Tuy nhiên, sẽ không thể rút tiền tùy theo ý muốn được mà phải chờ hết kỳ hạn gửi mới được rút, nếu không lãi suất của gói gửi sẽ tính ở mức không kỳ hạn.

Công thức:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) / 12 x số tháng gửi .

Hoặc

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi / 365.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn ngân hàng SCB

Gói gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng SCB có lãi suất thấp hơn so với những gói gửi có kỳ hạn. Nhưng bạn được phép rút tiền ra bất cứ khi nào mong muốn. Phù hợp với những ai có mục tiêu đầu tư trong tương lai.

Và để tính lãi suất của gói gửi không kỳ hạn thì bạn sử dụng công thức sau:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi / 365

XEM THÊM:

  • Gửi 100 triệu lãi suất bao nhiêu

Cách tính lãi suất vay ngân hàng SCB

Thường thì ngân hàng SCB sẽ áp dụng cách tính lãi suất vay vốn theo dư nợ giảm dần. Nhưng hiện tại sẽ có 2 cách tính bạn vẫn nên tham khảo để hiểu rõ hơn.

Công thức tính lãi suất theo dơ nợ ban đầu SCB

Tính theo dư nợ gốc ban đầu có nghĩa là toàn bộ số tiền gốc, + lãi bạn phải trả mỗi tháng sẽ bằng nhau trong tất cả các chu kỳ thanh toán. Lãi suất sẽ được tính với số tiền nợ gốc vay ban đầu.

Công thức:

Số tiền phải hàng mỗi tháng = Số tiền gốc + số tiền phải trả hàng tháng

Trong đó:

  • Số tiền gốc phải trả = Số tiền vay/kỳ hạn vay
  • Số tiền lãi phải trả = Số tiền vay X lãi suất

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng SCB 120 triệu trong 12 tháng và lãi suất là 12%/năm trong suốt kỳ hạn vay vốn. Và áp dụng công thức trên chúng ta sẽ có.

  • Số tiền gốc phải trả hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 VND
  • Số tiền lãi trả mỗi tháng = 120.000.000 x 12%/12 = 1.200.000 VND.
  • Tổng số tiền phải trả hàng tháng = 10.000.000 + 1.200.000 = 11.200.000 VND.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần SCB

Nếu tính theo dư nợ gốc giảm dần thì số tiền lãi sẽ được tính trên số dư nợ gốc thực tế còn lại của khoản vay. Càng về cuối kỳ hạn của khoản vay thì số tiền phải trả sẽ thấp hơn so với kỳ trước. Đây cũng là cách tính mà hầu hết các ngân hàng đều đang áp dụng hiện nay.

Công thức tính như sau:

  • Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: Khách hàng vay ngân hàng SCB với số tiền 120 triệu với kỳ hạn là 12 tháng, lãi suất của khoản vay là 12%/năm.

  • Số tiền gốc mỗi tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 VND.
  • Số tiền lãi phải trả tháng đầu = 120.000.000 x 12%/12 = 1.200.000 VND.
  • Số tiền lãi phải trả tháng thứ 2 = (120.000.000 – 10.000.000) x 12%/12 = 1.100.000 VND.

Sang tháng thứ 3, 4, 5,… 12 bạn chỉ cần thay thế số tiền nợ gốc đã trả là sẽ tính ra được số tiền lãi phải thanh toán.

KỲ TRẢ NỢ NGÀY TRẢ NỢ SỐ TIỀN GỐC PHẢI TRẢ SỐ TIỀN LÃI PHẢI TRẢ SỐ TIỀN TRẢ HÀNG KỲ SỐ TIỀN GỐC CÒN NỢ 1 01/01/2022 10.000.000 1.183.562 11.183.562 110.000.000 2 01/02/2022 10.000.000 1.084.932 11.084.932 100.000.000 3 01/03/2022 10.000.000 986.301 10.986.301 90.000.000 4 01/04/2022 10.000.000 887.671 10.887.671 80.000.000 5 01/05/2022 10.000.000 789.041 10.789.041 70.000.000 6 01/06/2022 10.000.000 690.411 10.690.411 60.000.000 7 01/07/2022 10.000.000 591.781 10.591.781 50.000.000 8 01/08/2022 10.000.000 493.151 10.493.151 40.000.000 9 01/09/2022 10.000.000 394.521 10.394.521 30.000.000 10 01/10/2022 10.000.000 295.890 10.295.890 20.000.000 11 01/11/2022 10.000.000 197.260 10.197.260 10.000.000 12 01/12/2022 10.000.000 98.630 10.098.630 0

Công cụ tính lãi suất tự động của ngân hàng SCB

Chắc hẳn với cách tính lãi suất ngân hàng SCB ở trên thì có nhiều khách hàng chưa hiểu và không biết nên dùng thế nào. Vậy thì các bạn có thể sử dụng công cụ tính toán lãi suất tự động do ngân hàng SCB tạo ra.

Bước 1: Hãy truy cập vào công cụ tính lãi suất tại đây https://www.scb.com.vn/vie/cong-cu-tinh-toan

Cách tính lãi suất ngân hàng scbBước 2: Tại màn hình chính bạn sẽ thấy có 4 lựa chọn là: Tính lãi tiền gửi KHDN, Tính lãi tiền gửi KHCN, Tính lãi tiền vay, Mua bán ngoại tệ. Hãy chọn vào công cụ bạn muốn chọn.

Cách tính lãi suất ngân hàng scbBước 3: Nhập các thông tin của khoản vay hoặc gói gửi tiết kiệm của bạn, và nhấn chọn Xem kết quả.

Bước 4: Ngay lập tức kết quả sẽ được hiển thị ra như hình ảnh bên dưới.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lãi suất ngân hàng SCB mới nhất dành cho khách hàng. Mong rằng với bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính lãi suất chính xác nhất. Nếu còn chỗ nào chưa hiểu thì hãy gửi lại bình luận để Lamtheatmonline.com giải đáp nhé.